Trang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Taurus 2009- Lòng vòng đất Việt (2)

Sự thể chưa biết thế nào, trời đất thì vần vũ:

Đêm Hạ Long, long lanh trời nước. Trên cái nhà hàng nổi dập dềnh trên biển này, nam thanh nữ tú yêu đời hò dô (thi thoảng có cả người hò ra).
Đoàn Taurus đi làm từ thiện cho xã hội, đêm ấy dành một khoản tự làm từ thiện cho một thành viên của đoàn. Bác Hoài, người xả thân vì nhiệm vụ, không may bị trầy xước chút xíu chiếc xe đẹp.

Mama Tổng quản Trọng có sáng kiến quyên góp cộng đồng, mỗi người một chút, để động viên, chia sẻ với bác Hoài.

Nhìn kỹ thì bác ý thía này. Mặt làm sao thì ngao là vậy:


Thôi thì dzô cho nó qua xui xẻo:


Cũng là cộng đồng chia sẻ và chia sẻ với cộng đồng:

Rời Hạ Long với những cánh diều Tuần Châu:


Trên những nẻo đường đồng quê



Và thị tứ:



Vào Hải Phòng rồi ra Đồ Sơn. Tại khách sạn, mới đầu là bóng chuyền. Đấm:

Sau là bóng đá, gái hơn trai:


Nghẹo cả người để đỡ:


Qua Cầu Rào về lại Hải Phòng:


Quẹo ra đường 5:


Tới Hải Dương:





Thành phố Hải Dương trong mắt Mama:

“Chủ lấn khách”:


Đó là một trong những nơi tình cảm nhất. Những người chủ thành phố này rất nhiệt tình mến khách thân thiện. Không chỉ người trông xe của quán ăn rất tận tâm, trải nilon bảo vệ các con Taurus đang nghỉ:


Cảm giác xúc động thật tình trào lên ở trường trẻ em khuyết tật. Cô giáo hát vo nhưng rất truyền cảm cho học sinh múa.


Những cánh bướm non tật nguyền vẫn phải bay, dù bay trong bóng tối:



 Những gương mặt chưa biết đến van vỉ tình thương, thiểu năng vẫn ráng đem lại nụ cười, niềm vui nho nhỏ cho những người lành.


Chủ nhà Hải Dương đã “lấn khách” tuyệt vời, gieo vào lòng người thăm ấn tượng cảm động.
Nhưng tấm lòng nhân ái ở đâu cũng có. Nhưng sự lạc quan và truyền cảm của nhưng người “bị thương” không phải chỗ nào cũng đạt được mức như vậy.

Hưng Yên. Trường PTTH Mỹ Hào nằm ngay rìa thị trấn Bần Yên Nhân, dân chúng quen gọi tắt là Bần.
Thế mà nhà em chả bit, cứ phăm phăm chạy tới tận Như Quỳnh, cách đấy chừng chục cây số. Điện thoại tíu tít mới biết là lộn.

Từ Như Quỳnh, phải Lộn Về Bần.

Lộn về đến nơi thỉ chương trình ca nhạc đã được một nửa. May mà Nghĩa Lãnh Đạo vừa lên phát biểu:



Còn Mama Trọng còn đang bận chăm công nghìn việc, lộn lung tung.





Cũng tại Bắc Giang lúc ấy, ông Asano Masaki, Tổng Giám đốc Công ty Yamaha Motor Việt Nam, đã trả lời phỏng vấn báo chí. Bài trả lời phỏng vấn đã đăng trên trang 4 báo Hà Nội Mới ra ngày thứ Bẩy, 28-2-2009 như thế này:



xuất phát từ Hà Nội, theo đường đê ven sông Hồng ra cầu Thăng Long:

Đi đường cao tốc cách Nội Bài 2 km thì rẽ trái, đi Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc:




Trung tâm thủ phủ này có cái nhà thi đấu hoành tráng:

Và những con phố của thời nay, không còn mấy đặc thù của vùng trung du miền Bắc:


Sau khi thăm và trao quà tại một trường phổ thông nằm trên một quả đồi khuất trong hẻm sâu:


Đoàn Taurus tiến vào thành phố Việt Trì:


Việt Trì, nhìn từ trên máy bay là ngã ba sông. Một con sông mầu xanh hoà vào một con sông nước đục mầu dưa. Có lẽ vì thế, cá ở vùng này thật ngon và thơm.

Người ta bảo ngày xưa vùng nước nửa đục nửa trong này lắm phù sa và nhiều tảo, là nơi trú ngụ của rất nhiều loài cá đặc sản, dùng để tiến vua.

Bữa ăn trưa ngon miệng với canh riêu dưa cá thơm thìa là. Nhưng ngon hơn có lẽ do bà chủ quán thật nhiệt tình và qúy khách. Chỉ ăn cơm rồi đi, nhưng bà chủ ôm hoa ra đón chào:

Là chủ tươi cười bắt chuyện với nhiều thành viên, cứ như người nhà lâu ngày gặp lại. Bà ấy bảo: rất quý Yamaha, không phải chỉ là khách hàng, mà là tình cảm đặc biệt. Cả nhà bà ấy cũng dùng xe Yamaha, từ thích xe nên thích cả người.

Học sinh của trường học này ở Việt Trì hứng thú hơn các nơi khác với những chiếc xe lạ, nhất là các xe “khủng” mà chúng chưa bao giờ nhìn thấy:
Cả các đại lý Yamaha ở Việt Trì cũng rất chân tình:

Bữa cơm tối, người Việt Trì xiết thật chặt tay sau mỗi lần nâng ly, một tác phong chân thành như những người vùng núi.

Đất Tổ có khác. Những người con cả của vua Hùng luôn đón những người anh em từ mọi miền về thăm bằng tình cảm đồng bào, những người em cùng sinh từ một bọc trứng:


Đại lộ chính của Việt Trì dài hơn chục cây số, với những số nhà lên đến hơn 5.000. Ngoài cửa ô, cây cầu nổi tiếng trong những bài hát trẻ con từ những năm 60 thế kỷ trước, vẫn là đây, yên ả sừng sững, với những lối lên xuống cầu được mở rộng làm mới, xoay vòng tít mù:


Sáng hôm sau, rời Việt Trì, để lại đằng sau một thành phố, với nhiều thành viên trong đoàn, lạ mà thương của miền Đất Tổ:



Thái Nguyên trở thành một thành phố khác hẳn so với tưởng tượng. Ngày xưa, nó chỉ là một khu gang thép bụi mù, những con đường lún xuống chạy vào khu luyện kim. 

Chung quanh đó là những quả đồi trơ trọi với những con chuồn chuồn đỏ như ớt ve vãn những chú chuồn chuồn kim xanh tím. Chỉ còn hai cái có vẻ là Thái Nguyên: Con đường đất đỏ như Tây Nguyên và cái nắng ong ong đổ lửa.

Hai cái “quen quen” ấy đều gặp lại trong ngôi trường này.

Nắng, phát biểu cũng phải có người cầm ô che:


Dường như ai cũng phải có ô dù.
Nhưng đó lại là một trường năng khiếu. Có nhưng học sinh không cần ô dù mà vẫn học giỏi:



Lại còn hát hay múa dẻo, chả khác chuyên nghiệp:


Họ xứng đáng được tôn vinh dưới trời:



Thái Nguyên xưa, nhà tranh vách nứa được thay bằng những công trình:




Và những con đường nhựa phẳng phiu dẫn qua Bắc Kạn:






Những con đường chạy ngang, nối các tỉnh với nhau trong một khu trước đây gọi là Việt Bắc, khu căn cứ kháng chiến. Những con đường dọc nối các tỉnh với Hà Nội được làm tốt là bình thường. Các tuyến đường ngang nay trải nhựa mới là điều đáng so sánh:

Và trong sương sớm hôm sau:



Giữa hai màn sương ấy là khu trung tâm với rặng cọ in bóng:



Khách sạn đoàn ngủ lại đêm ấy:



Có vẻ đối chọi với cảnh còn hoang vắng trên phố với ánh đèn đỏ đùng đục, tỏa loe toe như những cái ô mầu trên nền đường.

Mất điện, khách sạn vẫn là khách sạn, nhà ngói không lẫn nhà tranh:

Xem diễu hành:



Và diễu hành



dưới khẩu hiệu trách nhiệm của toàn dân:



Phút thư giãn chờ lên đường:

Người Cao BẰng tự hào ở trên vùng núi cao mà lại có một nơi bằng phẳng với những cảnh nên thơ. Con sông Bằng Giang với thị trấn mới thoáng đãng trong nắng vàng:



Với những con người hiền hậu và cả một thế hệ trẻ hóng hớt những chiếc xe lạ lẫm:

Ăn ngon và quậy vui. Ba chàng ngự lâm pháo thủ thoát y vũ:



Đối đầu đối bụng:

Dưới sự chỉ huy hào hứng của một bóng hồng:



Đọng lại như một bức tượng với bố cục gợi cảm:

Lại lên đường:

Nhoài tới những vòng cung êm dịu:


Và cả những khúc cua gắt, lượn lờ: Trên những cung đường gió bụi:



Đâu đó trong núi non trùng điệp, trong sương sớm hay hoàng hôn, vẫn có những người cổ động hâm mộ:



Đến vùng sâu vùng xa, với đồng bào dân tộc:


Qua những vòng cung ngoặt nắng gắt:



Trâu đen trâu đỏ, trâu nào cũng là trâu trong năm trâu vàng:


Tháp tùng đoàn trâu sắt có cả hậu cần heo:


Đôi lúc còn dướn lên cặp kè:


 Trường cao đẳng sư phạm. Sau buổi giao lưu, mấy cô giáo sinh rủ nhau đi nhậu. Tất nhiên là nhậu rượu đế. Kinh! Hỏi mấy cô:


- Nhậu được mấy chai?

Một cô giơ hai ngón tay:

- Hai chai!

Nghe mà choáng!

Cái ảnh này không phải là “làm hàng” chữ V của teen đấu nhé. Câu trả lời là Hai chai đấy:



Và cả những dãy núi như yên ngựa hay là yên lạc đà:


Qua những con đường quanh co như tranh họa đồ:


Qua núi Thất Khê, Đông Khê, bên vách cao, bên vực sâu:




Và các loại rau tươi của rừng núi biên cương:


Cùng món đặc sản măng rừng ngâm với ớt rừng:


Nhưng cái người ta thường chúi mũi nhào vô lại là những món hàng Tàu, rẻ như rau, trong chợ Đông Kinh vùng biên thuỳ. 

Chỉ có bà bán mía trước cửa chợ chả kiếm được đồng nào từ người phương xa:



Sản vật địa phương, chỉ trông vào khách địa phương:

Trước đó một ngày, vừa có cuộc giao lưu thơ, nhân ngày Valentine.

Đất trời vào xuân, những con đường như những dải lụa vắt vẻo quanh núi, hừng lên sắc đỏ ấm áp:


Người vùng núi vào mùa lễ hội. Xứ Lạng đón xuân.


Đoàn Taurus đi trong mùa lễ hôi:


Dồn vang tiếng trống:


Tưng bừng đến toát mồ hôi.

Qua Ải Chi Lăng lịch sử:


Rời Xứ Lạng:


Dân làng Giỏ, làng Chũ đón chào trên xa lộ:


Có cô nhân viên hai sao tiếp đón:



Rồi mời rượu anh em cả đoàn:


Rồi, khiếp, kin wá!


Bác dudi hử…. đây ạ: bác dudi và G9… chuyên gia chụp ở tư thế…. nằm

Bắc Ninh. Đại lý nằm ở toà nhà trung tâm thành phố thật hoành tráng:


Nhưng cái trường chuyên này lại đóng cửa im lìm. Đợi mãi, cổng trường mới mở, nhưng vào phải thật lặng lẽ:


Năm kia, cái cầu dây văng do người Nhật giúp bắc qua Hòn Gai này được hoàn thành và trở nên nổi tiếng:



Khác biệt nhất là nó chỉ có một hàng dây văng, ở giữa, treo cái cầu lên rất lãng mạn. Các cầu treo khác đều phải có hai hàng dây treo hai bên.

Cây cầu này còn nổi tiếng là nơi tự tử của những người chán sống. Con số thống kê hơi dài. Người ta có vẻ khóai nhảy xuống biển hơn xuống sông hay sao ý.

Dù sao biển cũng rộng hơn, mát hơn, cầu lại cao hơn, bảo đảm đang bay xuống đã ngỏm, chưa chết vì nước đã chết vì sợ.

Hôm đến đó, nhà em bị đậu phộng đoàn, nên đành tha thẩn quanh bờ, hóng hớt tự mua vui.

1 nhận xét:

  1. việt nam có rất nhiều những cung đường tuyệt đẹp mà vietnam motorcycle tour Loop Bike Tours đã khám phá ra

    Trả lờiXóa