Trang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

722 – Lết qua “Đại lộ Kinh hoàng”




Chúng tôi vừa về đến Sài Gòn lúc 20h30 tối hôm qua kết thúc chuyến đi 3,5 ngày theo cung đường Sài Gòn - Bảo Lộc - Đà Lạt - (Dankia - Lán Tranh - Đưng K'Nớ - Đưng T'Ra - Đạ Long) - Buôn Ma Thuột - Đăk Nông - Đồng Xoài - Thủ Dầu Một - Sài Gòn.

Thông thường một cung đường hơn 800km đi trong 3 ngày thì cũng chẳng có nhiều chuyện để kể lể nhưng riêng chuyến đi này chúng tôi phải mất hơn 1 ngày mới vượt qua đoạn đường khoảng 50km in nghiêng gạch dưới bên trên

Và bé Dudi, thành viên nhí nhảnh nhất đoàn, đã đặt tên chuyến đi này là "722 - Lết qua đại lộ kinh hoàng!"
Tôi nghiệm ra rằng mọi chuyến đi đều có “lai lịch” của nó, có những chuyến đi được ấp ủ, lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo từ rất lâu nhưng có khi mãi không đi được thậm chí còn rơi vào tình trạng “bao giờ cho đến …”, ngược lại có những chuyến đi rất bất ngờ, chả ý tưởng kế hoạch hay chuẩn bị gì cứ đến ngày là khoác ba lô mà đi thôi.

ĐT 722 là một chuyến đi như vậy! Số là bạn Virgina_Gold là bạn đồng hành trong chuyến Tây Nghệ An hồi tháng trước trong thời gian ở ẩn luyện công trên cao nguyên đã chinh phục cung này hồi 2 tuần trước, đường xá như thế nào, hoa thơm bướm lượn ra sao, rồi có ai tắm trần bên suối dọc đường đi hay không … vv bạn chả chịu mô tả chi tiết mà cứ lấp lửng “Hay lắm anh ạ! Anh đi ngay đi!” lại còn chốt thêm một câu “Mường Típ không ăn thua gì”. Tin bạn và tin vào nguyên tắc nguyên tắc “Cảnh đẹp rủ rê - Cung hay mách bạn” của dân phượt nên chỉ sau vài cái sms là tôi đã quyết định lên đường. Kế hoạch ban đầu là 6-7 xe với 10-12 người trong đó có 3-4 bạn nữ chủ yếu là các bạn phượt SG nhưng do thời gian gấp gáp, một số bạn chưa sắp xếp được việc cơ quan, gia đình … cho nên chốt danh sách chỉ còn 3 xe 3 người là tôi, bé Dudi và bạn Den!

Kế hoạch là 14h ngày 3/10/2008 xuất phát từ Nhà thờ Đức Bà nhưng do bạn Den không thể đi sớm hơn 16h nên tôi cũng có ý sẽ đi muộn hơn để cho bạn đi sau đuổi kịp. Gần 15h tôi mới đến điểm hẹn, bé Dudi đang loay hoay bắt kiến ở quanh gốc cây trên vỉa hè bên hông nhà thờ Đức Bà. Ngước lên thấy tôi bé đỏ mặt, phùng mang trợn má: “…éo gì mà trễ thế đang định đi về đây này”. Hic biết bé hay nhõng nhẽo tôi phải xuất chiêu “lạt mềm buộc chặt” ngay “Dạ, em đợi ở chỗ thằng bảo hiểm lâu quá bác thông cảm! Mình đi muộn tí cho nó bớt nắng bác ạ, trước sau gì cũng tới nơi mà. Chứ bọn nó đã biết chuyện anh em mình đi thế này chả nhẽ lại quay về?”. Chắc nom thấy bộ dạng rất khổ sở của tôi, thêm mấy cú vẩy má ngoài khá dẻo nên bé dịu lại và xốc xếch quân áo bước ra xe. Ôi trời ơi! Cung đường này mà bé Dudi đi con Minsk!!!! … chả biết nói gì hơn ngoài việc nghiến răng thêm phát nữa rồi tự động viên “thôi cứ đi rồi sẽ đến”

Tôi và bé Dudi rời SG lúc 15h ngày 3/10/2008. Chắc do có nhiều tin nhắn chúc mừng, động viên nên 2 bạn cứ tủm tỉm suốt đoạn đường từ SG đến Dầu Giây. Lúc này trời mát và quang đãng không còn dấu hiệu sẽ mưa nên bé Dudi dừng lại thay giày. “Ông chụp cho tôi một phát, trên diễn đàn chúng nó cứ hỏi nhau giày nào? Giày nào? Giày này chứ còn giày nào!”. Quả thật giày của bé rất oách xà lách đến độ phải cất trong vali không dám mang ra đi sợ bị ướt

Đoạn Quốc lộ 20 từ Dầu Giây lên đến Bảo Lộc khá tệ với những ổ gà tuy không to nhưng lại sâu và khó nhìn thấy trong đêm. Tăng tăng tăng … đến Dambri thì phải dừng lại để chữa xe vì xe Minsk bị cháy đèn sau, tôi cũng nhận được tin nhắn Den đã đến Tân Phú. Vừa chữa xe, vừa buôn chuyện và đợi bạn khoảng 30’ thì chúng tôi tiếp tục hành trình nhắm đèo Bảo Lộc thẳng tiến. Bóng đèn vừa thay nhưng vào đèo khoảng 500m là lại “Ngô Tất Tố” nhưng tôi chạy sau cũng không dám nói sợ bé Dudi lại lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu …

20h chúng tôi đến thị xã Bảo Lộc, hai anh em hội ý gấp và quyết định tối đó sẽ ngủ Bảo Lộc thay vì Đà Lạt như lịch trình bởi lẽ trời tối quá lại chưa ăn uống gì e rằng đi đường không đảm bảo an toàn. Tôi liên lạc với anh bạn từ hồi đại học đã 20 năm chưa gặp lại … tranh thủ lúc chờ đợi tôi thay bóng đèn cho xe Minsk.

Chỉ sau vài phút là anh S bạn tôi có mặt, anh đưa chúng tôi đến lấy phòng ở KS Du Lịch ngay mặt đường quốc lộ rồi mấy anh em mới ra quán ăn cơm. Vừa vào bàn thì Den cũng đến nơi, bữa cơm tối ở quán cơm niêu Thuận Thành rất ngon với cá kho, canh cua rau đay, cà pháo, cá thác lác chiên … mọi người ai cũng thấy ngon miệng!

Anh bạn tôi trông vẫn trắng trẻo, xinh giai và đặc biệt là gần như không già hơn so với 20 năm trước là mấy. Ăn tối xong 4 anh em kéo nhau về khách sạn uống trà, buôn chuyện mãi đến tận khuya anh S mới về. Phòng chúng tôi ở có 2 gian 4 giường … nên giành hẳn 1 giường làm bàn nhậu … tập 2 kéo dài đến hơn 12h, 2 chai rượu bé Dudi mang theo gần cạn và kết quả là sáng hôm sau theo kế hoạch phải dậy từ 4h30 để đi sớm thì cho đến 8h sáng tôi mở mắt ra thấy bé vẫn khò khò còn cu Den vẫn trùm chăn kín mít ...

PS. (Bé Dudi cho xin mấy xu ảnh minh họa, em chưa chép được ảnh vào máy tính)
"Đại lộ Kinh hoàng" là tên một con đường nổi tiếng ở miền Trung trong thời chiến tranh, nơi một đoàn quân khoác trên lưng thần chết, tháo chạy tơi tả trong máu.

Con đường tỉnh lộ 722 hôm nay đỏ mầu đất, nhiều đoạn mới chỉ là đường mòn lọt bàn chân, lách giữa triền núi và vực sâu, nhưng nó không kém phần kinh hoàng. Đã ngập vào không thể thoái lui, cả bốn bên đều rình rập thần chết. Có thể chết vì té vực, vì trơn đập vào đá. Có thể chết vì đói, khát, thú dữ, mưa rừng, nắng gắt, vì kiệt sức và cả ngàn lý do khác, nếu không vượt qua được, không thoát ra khỏi rừng sâu. Một đoạn đường không dài, cũng có thể là cả một đời người.

Ba người trên một đoạn đường khủng hoảng ấy, nhìều khi chỉ sống sót bằng niềm tin, bằng sự lạc quan tếu táo. Tự dưng em nhớ tới truyện "Ba người trên một con thuyền" của Jack London, khi thách thức dường như đào khoét tới những giới hạn sức lực và tinh thần của con người.

Sau này, con đường 722 nối Đà Lạt ra quốc lộ 27 có thể trở thành một đại lộ, nhưng hiện tại, như các bảng chỉ dẫn ghi nó là đường Trường Sơn Đông, không phải thời đạn bom, chỉ là thời hòa bình, nhưng vắt kiệt sức lực cả những con trâu nước.

Lết, khó có thể gọi khác. Mà không chỉ tự lết, phải gò lưng kéo nhau lết, qua một khúc, qua khúc nũa, qua đèo, xuyên rừng... đều lết:


Chuyện dài nhiều tập, nhưng em bốt ngay một cái này để các bác tưởng tượng được những chuyện khác, chung quanh một chuyến đi tởn đến già.

Bác Den vào đây cùng em đủn đít bác Mì đê....  

Múa phụ họa theo bài bác Mì:

Đời thuở nhà ai, hẹn hò gì mà trễ 50 phút. Bình thường còn bị uýnh đòn, huống hồ xuất phát một chuyến long trọng vậy. Cái quán cafe bệt ở ngã ba Hàn Thuyên bên hông nhà thờ này là điểm hẹn của hầu hết các nhóm, từ CD tới cào cào, từ xe cỏ tới xe cổ.

Em đánh con Minsk ra đó, để ngay bảng đường cho chắc. Gì thì gì, con Minsk này đã đưa em qua hầu hết các tỉnh, vòng quanh đất nước và ra cả đảo rùi. Và chuyến này, nó cũng là khởi nguồn nhiều chuyện, sướng, khổ. Không có nó, chắc cả đoàn đi cố và ngủ trong rừng roài không chừng.

Điềm gì không biết, lúc bấm cái ảnh này, mấy người mặc áo vàng dính vào. Và cả chuyến, dính từ đầu tới chân, toàn một mầu vàng.
Thay giầy, đôi giày chuyên đi rừng, lúc ý làm sao đã biết sẽ đạp phải cái gì:
Sự cố đầu tiên: cháy đèn hậu. Chuyện nhỏ. Chỉ cần thay bóng đèn:

Đến Bảo Lộc, bác Den xuất phát chậm sau 1h đã bắt kịp. Bạn bác Mì mời cơm. Đó là bữa ăn đầu tiên, gọi là lấy sức chuẩn bị chiến đấu:

Sau bữa ăn đầu tiên là bữa nhậu đầu tiên. Mới xuất phát đã lo nhậu bí tỷ. Và hậu quả của nó cũng hoành tráng không kém:

Chấp nhận! Đời là thế, phượt mà không nhậu cũng kém khí thế, hehe...

Black: Không cần tưởng nhiều đâu anh Mỳ , đường qua K'Nớ - Đạ Long này T4/2006 F19 gồm 6 xe - tức là có 6 cô già người cơ mà non dạ, 50km này đi trong 9 tiếng ạ, hôm đó trời vừa mưa vừa nắng nên cũng nếm mùi thế nào là dốc cát. Từ cái ngã 3 gì ở Ban Mê xuống (tự dưng quên béng tên) - gần cầu Krông Nô thì tụi em rẽ trái, phải qua sông bằng đò tay kéo, chạy nhăng nhít rồi ngang ko chịu đi cái đường nhựa thổ dân chỉ, nên đã có một hành trình trên con đường lâm tặc theo đúng nghĩa ( đường xuyên rừng), ngược với cung "Đại lộ kinh hoàng" này.
Lần sau nên cho gái theo, bác Mỳ à
Lết liên tục từ trưa hôm 4-10 đến chiều 5-10, trừ lúc ngủ đêm. Quãng đường khoảng 50 km, các đoạn khó cũng khoảng 40 km.
Em chả có đồng hồ bác ạ, chả để ý mấy cái thời gian trôi đến đâu về đâu. Theo Trưởng đoàn Mì đo đếm và thông báo thì nhiều đoạn lết với tốc độ 2,5 km/h.
  Black: T4/2006 F19 gồm 6 xe - tức là có 6 cô già người cơ mà non dạ, 50km này đi trong 9 tiếng ạ,
Úi, thế thì chúng em phải cúi đầu khâm phục các cô này và phải gọi bằng cụ . Các cụ ý đi nhanh thế nhỉ, gấp đôi chúng em, mà đi ngược thì còn khó hơn đi xuôi ấy nữa chứ.
Cơ mà chả biết thía nào, chứ ba cái gậy F-111 bọn em chống lung tung cả mà lết còn thở ra cả hai tai.
Tối hôm qua vừa off với hai bác nữa cũng đi cung này trước bọn em khoảng 2 tuần. Bác Ng., sinh năm 86 chê bác D. sinh năm 84 là già quá, nên đi cung này rất vất vả.
Hôm qua em thấy hai bác ý hùng dũng đáng sợ, đầu óc tính nhanh thoăn thoắt, thần kinh thì vững như bàn thạch, cười nói thì bi bô vui tươi. Thế mà lúc lên đấy hai bác ý phải cãi nhau, nhiều đoạn anh đi đường anh, em đi đường em, vì quá mệt và căng thẳng...
Bọn em thì được cái thần kinh cứng hơn bùn, nên lúc nào cũng tươi. Ba chưn chụm lại nên hòn ấy to:
Bác Mì vào kể tiếp đê để bác Den với em đủn đít nào
uy chưa hình dung được cái “đại lộ” 722 ấy nó kinh như thế nào nhưng qua lời cảnh báo “bằng mọi giá phải ra được đường nhựa trước khi trời tối” của bạn Virginia_Gold tôi cũng phần nào ý thức được độ vất vả của chuyến đi.



Thú vị nhất là đoạn đường cao tốc từ Liên Khương đến chân đèo Prenn, đường đẹp, rất vắng xe, có đoạn xe Future của tôi lên đến gần 120km/h …

Dừng chân ở chân đèo Mimosa chúng tôi quyết định sẽ đi thẳng không ghé thăm Đà Lạt mộng mơ như dự tính ban đầu. Trong lúc chờ bạn Den dừng lại mua thực phẩm bé Dudi nối mạng được với cơ sở cách mạng ở Buôn Ma Thuột hò hẹn, đặt chỗ … ai nấy đều hí hửng khi nghĩ đến cảnh đêm nay quấn xà rông nhảy lông tông hò hét bên đống lửa, uống rượu cần ăn thịt nướng và lắc lư theo tiếng cồng chiêng … ừ cứ mơ màng tiếp đi!

Dù đã cẩn thận hỏi đường liên tục nhưng vẫn cứ “đậu phộng” đường. Ác nhất là lúc hỏi một chị gái đường đi về Suối Vàng thì chị chỉ ngay ra con đường này … đúng là đi suối vàng.



Lại đi nhầm cách chân núi Liang Biang 1km quay ra, Den dừng lại mua thêm thịt quay ở ven đường, hàng thịt mà bạn quảng cáo là “ngon cực kỳ luôn”. Quay lại 4km nữa mới tìm ra chỗ rẽ vào ĐT722!


ĐT722 đi Dankia và Khu du lịch Suối Vàng uốn lượn 2 bên đường là những triền thông xanh thẳng tắp thỉnh thoảng lại rào rào từng đợt theo cơn gió.



Khung cảnh vắng lặng, gió mát rượi, chập chờn những tia nắng xuyên qua tàn lá chỉ đi quá vài bước vào phía trong là đã khuất tầm nhìn … thật không còn chỗ nào lý tưởng hơn để "ấy" … Trọn vẹn, thỏa đáng xong xuôi mọi việc thì hai bạn phía sau cũng vừa đến. Bé Dudi cũng dứt khoát đòi phải được như tôi, công nhận là cái món này hay có hiệu ứng dây chuyền (ấy xong bé mới thỏ thẻ “ở nhà cả tuần không ấy được ra đây ấy phát được luôn sướng không thể tả được!”)

Đã quá trưa nên quyết định hạ trại dọn bữa trưa luôn. Rất may là gió thổi hướng từ ngoài vào rừng thông nên vẫn đảm bảo không khí trong lành cho bữa trưa dã chiến.


Em cũng có giày nhá

Ba anh em ngấu nghiến như chưa từng được ăn, thịt quay mua ở chân núi ngon thật. 2 chai rượu còn tí cặn từ đêm trước cũng được mang ra để xử lý nốt. Đang giữa trưa nhưng khí trời vẫn mát rượi, rừng thông xào xạc xung quanh lặng như tờ … chúng tôi vừa ăn uống vừa trò chuyện tán phét sướng không thể tả được. Như thường lệ là chương trình nói xấu các bạn phượt vắng mặt, câu chuyện về những chuyến đi, về bạn đồng hành, những tình huống và những khoảnh khắc đáng nhớ của mỗi người … tất cả đều xoay quanh những chuyến đi. Bé Dudi kết luận là chỉ cần dừng ở đây thôi chúng tôi cũng đã sung sướng hơn bao nhiều người đang phải giam mình trong phòng máy lạnh để tránh cái ngột ngạt của phố xá rồi!  

Nghỉ ngơi khoảng 1h chúng tôi lại tiếp tục lên đường, và chỉ sau 500m thì con đường mới đúng vẻ tỉnh lộ truyền thống. Đường đá dăm vắng tanh, khó đi nhưng cố gắng thì vẫn chạy được khoảng 40-50km/h. Thỉnh thoảng cũng có xe, máy và lán trại của các đơn vị làm đường nhưng rõ ràng tiến độ có vẻ như rất chậm chạp.  
Chạy một đoạn nữa thì bắt đầu gặp những đoạn sình lầy to hơn mức quy định

 Và phát hiện ra “Cổng trời” không phải là địa danh độc quyền của Hà Giang hay Lào Cai nữa
Qua con dốc này thì xe Minsk của bé Dudi bắt đầu giở chứng. Tình trạng có vẻ nghiêm trọng khi không cắt côn vào số được! Bé Dudi đề xuất "Thôi để tôi vứt con xe này ở đây rồi ta đi thôi kẻo muộn!" Thế rồi sử dụng hết luôn 3 quyền trợ giúp: 1. Hỏi khán giả trong trường quay (cả 3 anh em không ai biết sửa xe Minsk) 2. Gọi điện thoại cho người thân (alô cho bác thợ chuyên sửa chiếc xe này ở SG thì không có hột sóng nào) 3. Lựa chọn 50/50. Thế là tôi xắn tay áo lên lấy mỏ lết vặn tháo tứ lung tung theo lời chỉ dẫn của bé Dudi. Sau 30’ tháo ra lắp vào đánh vật với chiếc xe cuối cùng xe nổ máy và vào số bình thường.
 Kinh thật tôi tự hỏi “sao mình tài thế?”



Lại qua vài đoạn lầy lội nữa. Bạn Den vẫn cố giữ sạch đôi giày … cứ cố đi!
Gặp mấy anh kiểm lâm hỏi thăm đường thì được chỉ dẫn rất kỹ kèm theo những cái lắc đầu ngao ngán và những ánh mắt đầy vẻ nghi ngờ quyết định đi đến Đạ Long của chúng tôi.




Ngay sau đấy là một đoạn xuống dốc mặt đường cũng nhầy nhụa đỏ quạch. Khí thế lên cao tôi xung phong đi trước nhưng tình thế trở nên quá phức tạp, đoạn này lầy khủng khiếp đến gần giữa bãi bùn thì xe kẹt cứng không thể nhúc nhích được nữa, lúc đó đi ngược chiều ra có 1 bạn Win và 1 chiếc Uat đang bò lên. 



Tôi đã cố hết sức bình sinh để thoát ra nhưng vô vọng. 3 anh em loay hoay một lúc mà cũng không giải cứu được chiếc Future … May quá có anh tài xế xe Uat và cậu bé lái máy ủi cùng xúm lại trợi giúp nên tôi mới vùng ra khỏi được điểm chết, vã mồ hôi toàn thân ngồi thở dốc!Bạn Den xuống cầm xe Minsk vượt qua vũng bùn giúp bé Dudi, cuối cùng mấy anh em lại xúm vào đưa nốt xe Dream qua đoạn khó. Chiếc xe Uat cũng chào thua mà phải móc cáp để xe ủi đất kéo qua đoạn này.Tôi lại vượt lên trước tuôn qua một đoạn sình lầy khá vất vả nữa dừng lại đợi mãi chả thấy 2 bạn kia đâu, bắt đầu sốt ruột thì Den chạy lên la toáng lên từ đầu bên kia vũng bùn “Xe bác hỏng nữa anh ơi” … Dựng chiếc xe giữa đường tháo túi đồ nghề chạy vội qua vũng bùn đến chỗ Den đang đợi. Lúc đó tôi quẳng luôn chìa khóa xe vào túi xốp đựng đồ nghề, đến được chỗ xe hỏng mở túi đồ ra thì mới phát hiện là túi bị thủng một lỗ to hơn quả đấm! Lại khổ nữa rồi! Den quay xe đi ngược lại để dò tìm chìa khóa còn tôi và bé Dudi ở lại với chiếc Minsk. Lần này thì võ vẽ kiểu gì cũng chả ăn thua, chiếc xe cứ trơ ra … bé Dudi lại dứt khoát “Thôi lần này không bàn nữa, ông cứ lấy cho tôi mượn cái mỏ lết tôi tháo cái thùng này mang theo, quẳng xe đây rồi anh em mình đi tiếp chứ không còn thời gian nữa!” …Cũng chả phải là quá tiếc 1 chiếc xe Minsk nhưng tôi cứ có cảm giác sẽ là nhẫn tâm nếu như bỏ xe nằm lại giữa đường vắng vẻ lạnh lẽo thế này. Cùng lúc đó cu Den quay lại với chiếc chìa khóa xe của tôi! Hai anh em thuyết phục bé Dudi một lúc thì bé xuôi xuôi mới mở túi mang ra 1 đoạn dây dù (hic tôi cũng lo xa mang theo dây dù nhưng lại để trong balô vẫn buộc trên xe cách đấy gần 1 km) và thế là một màn trình diễn kéo xe độc đáo diễn ra trên ĐT 722 trong 1 chiều thu vắng vẻ, tiếc là chả có khán giả nào vỗ tay cổ vũ... Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa! Tạm biệt K’Nớ với ngôi nhà nhỏ trên sườn đồi cuối thôn chúng tôi lại hăm hở tiến lên đúng với slogan của bé Dudi “đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”. Trời nắng gay gắt khá khó chịu nhưng sau này khi đã về đến nhà chúng tôi nghĩ lại mới thấy mình gặp may, hôm đấy mà trời mưa chưa chắc đa ra khỏi rừng trước khi trời tối.Đon đường này tuy hơi lm khm nhưng vn còn dáng v mt tnh l Nhưng càng đi đường càng tóp lại làm tôi cũng hơi lo lo. Có đoạn phải băng qua một hẻm núi nứt toác rathế này



Quan sát kỹ mặt đường thì thấy có vết xe máy như vậy là chắc chắn con đường này phải dẫn chúng tôi đến một nơi nào đó, kể cả không phải là đích đến Đạ Long như chúng tôi dự kiến. Tôi thấy yên tâm hơn nữa khi nhìn thấy đường dây diện chạy dọc theo đường đi. Cu Den thì nói nhỏ với tôi “Em không nghĩ là mình đang đi đúng đường” rồi cười tủm tỉm “hay rồi, hay rồi!”. Bé Duidi có vẻ hơi lo lắng liên tục đuổi theo hỏi tôi “Có chắc là đi đúng đường không Mì ơi?”. “Chắc chắn mà, có mỗi một đường thôi ta cứ đi ắt sẽ đến!” tôi mạnh mồm động viên tinh thần bé rồi kéo ga chạy vút đi thoăn thoắt giữa những bụi tre …
Cách K’Nớ dăm cây số thôi bên tay trái có một con suối (không biết thác nằm ở đâu, cảnh quan như nào chỉ nghe tiếng nước đổ ầm ầm …)

 

Qua cầu ghép bằng thân cây Có đoạn lót bằng ván gỗKhông còn cảnh bùn lầy ngập hết bánh xe nhưng những đoạn đường thế này cũng là thách thức khá thú vị cho các tay lái lụa nhà phượt.

Khó khăn nhất đối với chặng đường này đó là mặt đường trơn trượt. Không còn bùn lầy như đoạn đường Suối Vàng – Lán Tranh, đường mòn chạy xuyên rừng này cực kỳ trơn. Hôm chúng tôi đi qua trời nắng to mặt đường nhìn khô ráo nhưng chỉ cần chệch tay lái một tí là trượt ngay. Sơ ý sa vào hố là bánh xe quay tít khói mịt mù ngay. Bé Dudi hét toáng lên "Các ông đi trước đi xe tôi khói mù đi sau có mà chết à!". Cơ mà khổ đoạn đường này đi nhanh cũng dễ trượt đi chậm thì chao đảo bánh trước một đường bánh sau cứ sàng sàng sẵn sàng quay ngang xe bất kỳ lúc nào. Khó khăn nhất đối với chặng đường này đó là mặt đường trơn trượt. Không còn bùn lầy như đoạn đường Suối Vàng – Lán Tranh, đường mòn chạy xuyên rừng này cực kỳ trơn. Hôm chúng tôi đi qua trời nắng to mặt đường nhìn khô ráo nhưng chỉ cần chệch tay lái một tí là trượt ngay. Sơ ý sa vào hố là bánh xe quay tít khói mịt mù ngay. Bé Dudi hét toáng lên "Các ông đi trước đi xe tôi khói mù đi sau có mà chết à!". Cơ mà khổ đoạn đường này đi nhanh cũng dễ trượt đi chậm thì chao đảo bánh trước một đường bánh sau cứ sàng sàng sẵn sàng quay ngang xe bất kỳ lúc nào.

Lại qua cầu
Chạy miệt mài khoảng 20km mới gặp một ông lão đi rẫy, may mắn là cụ nói được tiếng Kinh. Hỏi thăm đường thì được biết chúng t6oi đã đi được 1/2 đường từ K'Nớ đến Đạ Long. Đoạn đường phía trước không lầy lội nhưng cũng khó đi lắm !!! Cảm ơn cụ xong chạy một đoạn nữa là đến thôn Đưng T'ra với khoảng hai chục mái nhà của đồng bào Cill


Người Cill ở Đưng T'ra


Người Cill ở Đưng T'raĐoạn này phóng qua cầu xong leo một cái dốc nhỏ phi thẳng vào sân nhà anh bạn này. Lại hỏi đường tiếp mới biết là đi lạc, nhưng cũng vì thế mà lại râm ran chào hỏi, tíu tít nói cười. Nhìn những ánh mắt ngỡ ngàng nhưng thân thiện của bà con dường như mọi mệt mỏi đều tiêu tan hết, chúng tôi lại tiếp tục lên xe ...


Dù có vắng ngôi sao giữa trời Thì trái tim vẫn rộn tiếng ca Thúc giục ta nhịp bước trên đường xa…a…a






Sau chuyến này bác Mì sẽ được cấp bằng sửa xe bậc 7. Lúc đầu, đường cày chưa thẳng ngay, nó lọng cọng và sạch sẽ thế này:

  1. Vặn một hòi, thòi ra một cục gì cưng cứng, đen đen, không dài lắm nhưng xoăn xoắn, chả bit là cục gì:
    Cục gì thì cũng kệ, lôi ra cho biết rồi lại lắp lại như cũ. Táy máy một lúc, thế nào nó lại nổ. Nổ thì lại đi. 
  1. Được một đoạn, gặp mấy bác này, có vẻ là biên phòng, kiểm lâm hay công nhân ở đó. Họ bảo đường xấu lắm, không thể đi được đâu:
 

Và họ trố mắt ngạc nhiên thây đoàn vẫn đi, chỉ hỏi xem có đúng đường không thôi.

Con đường, có khi rộng thế, nhưng chỉ có một phương án để đi: phải đi đúng vào vết xe trước, chỉ rộng đúng bằng chhiều rộng của bánh xe. Trượt ra là sa lầy:



Biết là thế, nhưng vẫn trật hoài, vì bánh trước có thể trúng đường, nhưng bánh sau lại trật. Và nó hất văng xe như bỡn.



Đành buộc dây vào:
  1.  
  1. Và cởi áo ra:

    Lên đường chiến đấu. 
  1. Cái cột mốc này không biết là mốc gì. Nhưng nó đánh dấu bắt đầu một đoạn đường vật vã: Kéo nhau lết. 

  1. Dây có lúc căng:


  1. Rồi lại chuyển sang lúc chùng:
  1. Đi một mình còn chết dở, huống hồ xe kéo xe, kéo theo hai ông bụng bự nữa. Bác Den quả là trên cả tuyệt vời.
    Đọc bài này thấy vui vãi
    Đi chơi mà vui thế về cười đứt bố nó ruột
    hố hốCông nhận đường rất chi là Yeahhhhhh!
Mấy lon bò húc lúc này thật giá trị
Bò lết, lúc lắc, bươi bươi, sải sải … cuối cùng chúng tôi cũng đến được Lán Tranh. Lán Tranh là 1 thôn thuộc xã K’ Nớ, Huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Từ Lán Tranh đi K’ Nớ là 8km nếu trời khô nắng đi mất khoảng 2 tiếng … thế là sau khi hội ý nhanh chúng tôi quyết định nghỉ lại Lán Tranh để dưỡng sức cho ngày mai!
 Den: Qua con dốc này thì xe Minsk của bé Dudi bắt đầu giở chứng. Tình trạng có vẻ nghiêm trọng khi không cắt côn vào số được! Bé Dudi đề xuất "Thôi để tôi vứt con xe này ở đây rồi ta đi thôi kẻo muộn!" .....
 Lúc này nội bộ chia rẽ rõ rệt nhất ... một bên thì quyết tâm sữa xe , còn một bên quyết tâm bỏ xe . may sao là phe sữa xe đông quân số hơn
.
Thời F19 đi đoạn từ bản K'nớ ngược qua Suối Vàng về ngã ba Tùng Lâm Đà lạt (đúng ko ạ) ko khiếp khủng như đường các bác đi đâu ạ, bọn em cứ nhắm mắt mà chạy thôi, có mỗi 1 thằng đi kk là bị ngã vì tội ko xuống dắt xe hihi
Công nhận đường rất chi là Yeahhhhhh! Có danh hiệu nào kiểu như "zai khoẻ nhất Phượt" thì bạn cvn gắn cho bạn Den đi ạ !!
  1. Bác Den xứng đáng nhận giải này lém. Các ảnh nãy giờ mới nhìn đằng sau bác Den thui, nhìn đằng trước mới thấy bác ý thêm một động tác vất vả nữa: Giữ túi balo bằng ... Cằm.

    Lúc xuất phát em thấy bác Den cũng có tý dâu, đi đường toàn phải lấy cằm giữ balo. Lúc đến nơi dâu rụng kụ nó hết, còn lại mỗi cái cằm hói:

    Bác ý cứ thế mà kéo, đít nhổm thì cằm đau, kiểu môi hở thì dăng lạnh :
Thấy hai bác Mì với Den vất vả, em thấy thật xấu hổ cho cái cái thân còm của mình wá. Em đấm ngực thùm thụp để cho cái ức nó tụt xuống. Ức vì mình gây hậu quả nghiêm trọng làm cho đồng bọn thêm nặng gánh.

Sau vài cú đấm kiểu tự phê bình ấy, em bèn biến quyết tâm sửa chữa thành hành động cách mạng, như một cách xám hối, khăng khăng đòi vác balo cho bác Den để bác ý có cơ mọc lại râu cằm:



Em cười toe toét vì đúng lúc ý cảm nhận chân thực được cái giá trị của cái câu lao động là vinh quang.

Nhưng mà cái balo bác Den nặng wá, lại còn nghe òng ọc, trong khi chân em bị cái balo nặng đè thêm lên, càng lún sâu xuống bùn:



Em cắn dăng lại, tự nhủ: Xuống bùn thì mặc xuống bùn, tinh thần cách mạng cứ phải ùn ùn dâng cao.

Xốc cái balo lên, nghe đâu đó trong đàu dóng lên cái câu hát đồng dao thời trẻ con: "Bố Tý làm công nhân, ở bến tàu khuân vác, vừa làm lại vừa hát, trong buổi sáng mùa... thu".
Rồi em cố nhoài người dấn bước, làm như mình đang tiến ra sa tràng.
Cơ mà cố đóng kịch thế thôi, (cho anh em đỡ mủi lòng ) chứ thật ra chân em có nhấc lên được đâu. Nó cắm chặt, bám rễ xuống tận đâu rồi, bùn thì ngập lên gần đến đầu gối:



Xe bác Den vừa lướt qua, cái dây ngắn ngủn đã kéo cái xe bác Mì trờ tới. Em thì vẫn đang cố "Mốt, hai mốt" dậm chân tại chỗ, người lại chúi đi, tý nữa lại cắm đầu xuống bùn.

Tự dưng em cảm thấy mình như chiến sĩ ngày xưa bị địch bắt, bị choàng đá vào cổ rồi sắp đẩy xuống sông.

Đang loay hoay thì xe bác Mì lăn tới tầm, em bèn thảy luôn cái balo ra sau cái xe Min Khù Khờ mà bác Mĩ đang chễm chệ được kéo.



Híhí, thế là kết thúc trường đoạn của màn kịch đạo đức rả, thảy nốt gánh nặng sang đồng bọn, em tung tảy giải phóng đôi vai và cả hai cái tay. Tha hồ múa may uốn éo giống như mấy cái con hình nhân bằng nilon, bị chôn chân một chỗ rồi bị thổi khí gió tung cả thân lẫn hai tay, bay bay, vẫy vẫy...

Hì, mấy cái hình của màn kịch này là do bác Den chụp. Bác ý bựn chăm công nghìn việc như thế mà vẫn ân cần thăm hỏi, chụp chẹp cho em nữa. 
Tới một thung lũng thấy thấp thóang mấy nóc nhà và người dắt heo, chở heo cùng mấy thanh niên trai làng. Mừng quá, dừng lại hỏi han đường sá và chỗ ăn uống. Người ta bảo leo lên đỉnh đồi này là có bản rồi. Lếch thếch kéo nhau lên, dựng xe đầu làng để hỏi thêm:



Đang loay định chụp một bác trai làng chạy sau vừa té cái ọach thì bỗng thấy một bóng đen chạy từ trong nhà ra, vừa đi vừa nói. Em xoay máy lại bấm và dính luôn một bác tông dật đen trũi.



Cũng chí tính cho dính vào thêm phần bản sắc dân tộc thôi. Hóa ra đó là sự xuất hiện của một nhân vật quan trọng cho phần tiếp theo... 
 Trên đỉnh đồi là cái bản này, có nhà, có dân. Sau mới biết đó là thôn Lán Tranh, xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng:



Thôi thì chí ít cũng nhìn thấy sự sống. Bác Mì Có Rì có biệt tài về dân vận. Bác ý bắt chuyện ngay với đồng bào để nắm tình hình.



Thọat đầu chỉ định hỏi thăm xem có chỗ nào ăn, hỏi đường... Người đàn ông dân tộc đen trũi hồi nãy tình cờ dính vào bức ảnh trên, từ lúc nào bỗng trở thành nguồn hướng dẫn quan trọng, nhanh chóng trở nên cởi mở, khuyên và dẫn bác Rì sang nhà bên cạnh.

Bác Rì là nhà lãnh đạo kiệt xuất, đồng thời lại là người rất rân trủ, không bao giờ ép buộc cả đòan điều gì mà luôn thảo luận. Bác Den và em nghị gật nuôn. Và đó là một quyết định sáng suốt: Ở lại Lán Tranh. Cái bác dân tộc này nở nụ cười.



Em thầm thuyết phục bác Rì và bác Den: Chỗ này được đấy, chí ít mình có chỗ "tặng" lại con Min Khù Khờ, coi như quà hay xóa đói giảm nghèo gì cũng được, thế đã hơn bỏ ngòai đường rùi. Hai bác ý hơi nhăn mặt.



Còn em lại hơi nhăn mặt vì chuyện khác: Bà chủ nhà thì phốp pháp đon đả, ông chủ nhà thì đi vắng, tự dưng có ba gã lạ hoắc vào ngủ trong nhà thì... ngại qué...

Nhưng còn bit đi đâu được nữa. Cái mệt ập đến, những lớp áo vắt ra mồ hôi. Và trăng đã lên đỉnh non rùi ...



Mấy cái bóng đèn vừa le lói thắp lên bỗng lại phụt tắt.
Mất điện... 
“Đêm nằm năm ở” vâng các cụ đã đúc kết thì chớ có sai. Nếu chúng tôi cố đi tiếp thì cũng không thể đến được K’ Nớ (tại sao thì ngày mai sẽ rõ) trong đêm, viễn cảnh 3 ông ôm nhau ngủ qua đêm giữa rừng không chăn chiếu mùng mền, không lương thực không hay ho tí nào. Bởi vậy một đêm nghỉ lại Lán Tranh mang lại cho chúng tôi thật nhiều cảm xúc, trải nghiệm. Nếu cứ đi lướt qua thì Lán Tranh cũng bình thường như bao ngôi làng khác mà tôi đã đi qua và rồi cũng sẽ nhạt nhòa trong tâm trí khách đường xa …

Địa danh Lán Tranh có nguồn gốc từ lâu, chỉ riêng tên gọi của nó cũng đã gợi lên hình ảnh vùng đất cỏ tranh. Trước đây, người dân tộc Kơho sinh sống tại vùng này đã nhắc đến vùng đất cỏ tranh ấy với tên gọi: “DÒR JA”. DÒR có nghĩa là ngọn đồi và JA nghĩa là cỏ tranh. Vùng đất Dòr Ja chính là vùng Lán Tranh ngày nay. Theo lời dân địa phương khoảng năm 1994 chỉ có dăm hộ ngụ tại Lán Tranh nhưng hôm nay đã là một thôn khá khang trang với hơn 100 nóc nhà có trường học, trạm xá, nhà thờ … và quý nhất là có điện lưới quốc gia. Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào Chil (một nhánh của dân tộc Kơ Ho – em không thạo lắm về món này nên chỉ nghe sao kể lại vậy)

Vâng anh bạn người Chil mà bé Dudi giới thiệu ở trên tên là Hà Giang (một cái tên thật hay nhưng cũng rất lạ). Anh Giang rất cởi mở, dễ mến, qua vài câu chào hỏi anh sốt sắng trả lời mọi thắc mắc của chúng tôi về đường xá, thời tiết và quan trọng nhất là với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh chúng tôi đã tìm được một chỗ ăn nghỉ hợp lý và tiện nghi nhất trong thôn Lán Tranh, đó là nhà Chị Hà bán tạp hóa.

Đi theo anh Giang tôi xung phong vào trước, dĩ nhiên trước khi vào nhà cũng không quên lau lại cái kính và dụi mắt vài cái để đảm bảo có được ánh mắt thân thiện nhất! Cất tiếng chào hỏi thì nhận ra ngay là người miền bắc mới vào miền nam lập nghiệp. Chị Hà và chồng đều ở Yên Thế, Bắc Giang, anh chị vào đây lập nghiệp được gần 5 năm rồi. Oh la la thế là câu chuyện giữa chủ và khách từ đấy về sau cứ tanh tách như căn hạt dưa. Chị Hà bảo “nhà em chỉ bán hàng (tạp hóa) nếu các anh không chê thì cứ nghỉ lại có gì gì ăn nấy rau cháo với gia đình còn ngủ thì nhà nghỉ sao thì các anh cũng vậy, dân dã thôi mà”. “Vâng vâng có cơm ăn, có chăn đắp là quá tốt rồi chị ạ, anh em chúng tôi cũng là dân lao động cả thôi không đòi hỏi gì phức tạp đâu” tôi vội đỡ lời.


Nói thật lòng, vào thời điểm đó có mà xúc cơm nguội với muối cũng ngon lắm rồi, cái chính là tôi đã nhìn thấy cái phản gỗ kê ngay gian ngoài trước gian hàng tạp hóa, ôi sao mà thèm được duỗi thẳng chân …

"Bày tay vàng" chỉ tội em chưa có bộ đồ nghề

Một cái may nữa đó là ngay sát vách nhà chị Hà có một chú em biết sửa xe máy. Được chị Hà giới thiệu sang nên chú em rất nhiệt tình nhận lời sửa xe cho bé Dudi ngay. Chúng tôi quay về nhà chị Hà để tắm rửa nghỉ ngơi để mặc chú em đánh vật với con xe giữa trời sụp tối và lâm râm mưa …

Lại tiếp tục câu chuyện, chị Hà nói nhà chả còn thức ăn gì nhưng trong kia thì có thịt lợn, thịt gà và cả thịt ngan nữa nếu chúng tôi muốn ăn thì sẽ bảo thằng cháu nó chạy ù vào bắt về còn chị sẽ thổi cơm trước. Trong kia đó là cái trang trại của gia đình chị nằm ở ngay chân dốc rẽ vào, thì ra lúc dưới dốc chúng tôi đã gặp chồng chị đèo một sọt lợn con vào trại, lúc ý tôi có hỏi thăm quán ăn thì 1 thanh niên đi cùng (sau này mới biết cũng là cháu của anh chị) trả lời là “cứ lên đầu dốc sẽ có” vậy là chúng tôi có duyên mới tìm đúng cái quán của chị Hà.

Nhà chị Hà bán tạp hóa, điển hình cho những hàng tạp hóa ở vùng sâu vùng xa đó là sự đa dạng của hàng hóa, thôi thì từ giày dép đến xăng dầu, từ mì tôm đến nước vải ép, từ thuốc lá cho đến thuốc cảm, từ dao kéo cuốc xẻng đến đồ buộc tóc cho trẻ con … ngồi ngắm nghía cái kệ hàng đầy màu sắc trong ánh điện vàng vàng thật là thú vị y như ngày xưa còn bé đứng trước hàng nước ngắm mấy lọ kẹo bột, kẹo lạc thèm thuồng nhưng chả có tiền mua!

Vấn đề gay go là ở vùng này bà con dùng nước lấy từ nguồn tự nhiên trên núi nhưng hôm đó nước chảy chậm nên không đủ nước để tắm giặt cho nên chúng tôi chỉ tranh thủ rửa ráy qua loa thay quần áo rồi trèo tót lên phản ngơi, bé Dudi khuyên mỗi người nên làm lon bia uống thật chậm cho lại sức, đúng là uống chậm thấy khỏe ra thật, mọi khi tôi cứ tu ừng ực chỉ thấy đã miệng nhưng rất dễ đau bụng (khi tính tiền) uống theo kiểu bé Dudi rất lành!






3 chúng tôi ngồi nhấm nháp bia bóng bàn về đoạn đường đã qua và dự liệu cho đoạn đường ngày mai. Thỉnh thoảng lại có một anh bạn đen trũi vụt xuất hiện trước mắt bước nhanh vào sát ô cửa bày hàng thầm thì gì đó với chị Hà hoặc cô cháu dâu phụ bán hàng rồi quay ra đút vội vào nách một cái chai nho nhỏ. Bạn Den có vẻ lạ lẫm nhưng tôi, với kinh nghiệm dày dạn trong việc cắm, ký thời sinh viên, hiểu ngay rằng các bạn thèm rượu nhưng chưa sẵn tiền mặt nên mua theo hình thức chậm trả!

Trong lúc chờ cơm bé tranh thủ lên cân, tròn 75kg, đủ tiêu chuẩn bé khỏe bé ngoan. Tôi thì tệ hơn thuộc nhóm BP nhõn có 80kg, cu Den thì thuộc tốp SDD ... bao nhiêu cân vào khai ra nhé!




Từ trái qua phải: Anh Bảy chủ nhà, bác Ba quê ở Quảng Ngãi vừa mới vào để làm cho trang trại của anh Bảy, anh Khanh người địa phương mối bán lợn giống cho anh Bảy.

Một lúc sau thì chồng chị Hà cũng vừa về đến, anh tên Bảy hơn tôi 3 tuổi dáng người nhỏ thó, da tái tái nhưng săn chắc và lộ rõ vẻ phong trần lì lợm thường thấy ở những người đàn ông miền ngược! Anh Bảy tắm rửa xong mời chúng tôi vào nhà uống nước, chuyện nối tiếp chuyện mới biết gia đình anh nguyên ở Lào Cai, năm 1979 chiến tranh biên giới nên chuyển về Yên Bái, sau đó vài năm lại chuyển sang Bắc Giang. Cũng vẫn khó làm ăn nên anh phiêu bạt vào tận xứ Lâm Đồng này lập nghiệp. Anh và chị cùng quê lấy nhau xong vào định cư ở Lán Tranh và có 1 cháu trai 3 tuổi.

Đang lúc ngồi uống nước thì nghe tiếng Minsk rú ầm lên păm păm păm rất hoành tráng, tiếng rồ ga vào số rồi vút xa ồn ào nhưng không hỗn loạn ... giống như một chú ngựa hoang đã bị chế ngự !

(mất điện lúc mình uống nước phải không bác Dudi nhỉ?)


Đến đây thì mâm cơm được dọn ra khói bay nghi ngút ... 

Rung bừn bựt nó mới đúng hoàn cảnh ạ. Người run vì đói khát, chân tay bủn rủn vì phải căng ra liên tục. Mắt mũi thì ba cà tóe. Sương, mưa lất phất, mồ hôi tỏa ra làm nhòe cả ống kính. Ánh sáng thì không đủ.

Quan trọng nhất, cái máy AF bị bụi dính vào đỏ hoe, bấm nhẹ nó không thèm quay ống kính nữa. Nó bị kẹt đầy bụi gồi.
Rung này:  

Cái nhà này, gồm hai căn nhà nhỏ chung nhau một lối đi ghập ghềnh ở giữa dẫn xuống vực, nơi chứa nước, nhà tắm, vệ sinh. Căn bên phải làm cửa hàng kiêm phòng ngủ, đằng sau là bếp củi.



Căn bên trái là phản khách, nơi để xe, đằng sau là phòng khách, kiêm phòng ăn và phòng ngủ. Bốn phòng, ba ngọn đèn đỏ đòng đọc, trừ cái phòng ăn có một bóng neon.



Cái bản này, trầm lặng trong bóng sương, bỗng trở nên ồn ào khi có ba chàng "chai chẻ" xuất hiện. Trai làng đổ về cái nhà bên cạnh, xúm xít quanh cái xe Min Khù Khờ:



Họ líu tíu tranh luận, ngọng nghịu bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng Cil. Một loạt thày bói vào sờ voi, rồi một bác quả quyết rằng cháy lá côn rồi, không thể chữa được.

- Cháy rồi thì thay, có được không?

- Ừ, thay cũng được, nhưng lại không có cái khóa (cờ lê) lục giác, nên không mở được, phải mang về Đà Lạt thôi.

Bây giờ mà lộn lại đường cũ, mang về Đà Lạt có mà ốm, thà tặng xe cho xong, lại còn được tiếng. Nghĩ thế, nhưng em là người hiểu con xe này nhất, bảo với mấy trai làng:

- Không cháy đâu, chỉ là lỏng con ốc thôi, xiết vào cái chỗ này này...

Bác Rì (và nhiều người khác) bảo đi xe Min là đi bằng niềm tin. Đúng như thế. Em luôn tin, rằng nó là con xe chẳng có gì để hỏng. Hai thì, khỏe vô độ lại cực đơn giản, mọi thứ đều chìa sẵn ra ngoài.

Mặc cho các zai làng "để xem", em quay về căn nhà, ngồi nhâm nhi lon bia. Không có điện thì uống bia với đèn cầy le lói.

Bác Rì với bác Den thì lịu tịu gì đó ở nhà trong với bà chủ nhà. Chuyện gì chả nhớ, chỉ nhớ là giọng rất đong đưa như trên mạng. Thi thoảng chủ, khách cười ặc ặc.

Điện lại bật lên, hai bác ra ngồi bia với em, bà chủ nhà, trông cũng hao hao như bà Phó Đoan, tung tít lượn qua lượn lại:


Tiếng lạch bạch và tiếng bi bô làm ấm cả chiều sương giá.

Tiếng xe máy lạ bỗng xịch vào cửa. Ông chủ bất ngờ về. Một tia nhìn hất lên. Mặt ông ấy có vẻ sường sượng, thấy nhà cửa sao bỗng ào ào như sôi, phản trên đã thấy ba gã nhảy tót sỗ sàng, quần áo cởi phăng tung toé, lại còn ngả ngốn bia bọt...

Bé Dudi kể chuyện rất duyên mà đi bóng cũng rất lắt léo.
Cái lúc em và cu Den vào trong nhà "lịu tịu" nói chuyện với chị Hà thì bé ngồi ngoài phản vuốt râu ngắm các đồng bào gái lượn lờ ngoài đường còn lúc bọn em ra ngoài thì mình bé lại rón rén vào nhà thu xếp đồ đạc trong cái vali nhựa của mình. Cơ mà lạ một điều là chả nghe tiếng ai cười nói nói gì cả ... ứ hự
(vẫn chưa có điện nhá )


Thêm vài hình ảnh ở Lán Tranh. Đây là xe Minsk nhá. Ngạc nhiên.Làm dáng. Trên lưng cha. Giao lưu


Nghểnh cổ lên nào


Ấm cúng. Trà, tuần trà làm đầu câu chuyện. Ông chủ nhà, tên Bẩy, pha trà dè dặt. Lạ thì dè dặt thui.

Cơ mà cái sự dè dặt hẳn còn là do cái sự xuất hiện bất ngờ của các vị khách lạ lẫm và hừng hực trong nhà ông, lúc ở nhà chỉ còn toàn đàn bà với con gái.

Tuần trà đầu, có vẻ như thăm dò, nhát ngừng dền dứ. Bác Den thì cứ ngồi bó gối chấm cơm thui:



Em thì nhấp nhổm ne né, cứ như kẻ có lỗi vì cái sự đường đột. Thế mới bit bác Rì là người tài giỏi, bi bô lèo lái câu chuyện, bắt từ cái nọ sang cái kia. Những người lạ nhanh chóng tin nhau.

Một con ngan bị bẻ quặt cánh điều về, đưa ngay xuống bếp. Mấy đứa cháu lăng xăng nổi lửa.

Sang tuần trà thứ hai, giá băng tan, câu chuyện rôm lên trong tiếng xe Min Khù Khờ rú lên ở nhà bên cạnh, rồi rít vèo vèo như trong một cuộc đua, xé tan đêm lạnh. Mấy zai làng chữa xong chạy thừ mặt mày hớn hở dắt xe vào nhà:



Nó cũng nằm im một chỗ như mấy đôi giày dưới gậm giường, như trâu làm thật ăn giả:



Khổ thân mấy cái đồ vật này. Bọn em thì đợi cơm, còn chúng chẳng biết đợi cái gì.

Ông Bẩy, nhấp trà, rít thuốc như để cho tay chân mồm miệng nó khỏi thừa. Rồi ông gừ gừ lôi ở đâu đó ra cái cục này, cưng cứng, đen đen như mõm chóa:



Cái gì vậy?

Em đã nghe nhiều chuyện chuốc nhau dã man. Đại khái, ở trên rừng người ta có lắm bài thuốc độc địa, cho vào một tý là khách lăn quay.

Giật mình nhớ lại những ánh mắt nghi ngại của ông chủ nhà. Biết đâu ông ta vẫn không tin bọn em chỉ là những lữ khách lỡ đường, mà có âm mưu gì đây. Thời buổi này, thiếu gì những màn kịch lừa đảo như vậy.

Mà đôi khi kẻ cắp chả cần tiền, chả cần đồ đạc không có gì đáng giá trong những căn nhà tuềnh toàng không cửa trên cái xứ vùng cao này.

Quyền lực của đàn ông là đàn bà. Những người đàn ông ở vùng sơn cước hay sa mạc heo hút thường ý thức được quyền lực ấy một cách mạnh mẽ hơn, bằng cách cảnh giác bảo vệ những người đàn bà của họ.

Biết đâu, những đứa cháu của ông ấy vừa thầm tâu lại chuyện bác Rì với bác Den vừa líu tíu với bà chủ Phó Đoan hấp háy này, nên ông ấy "mời" một món độc chiêu thì bỏ xừ.

- Cao trăn đấy - ông Bẩy nói- mà là nhà tôi tự làm.

- Tự làm là thế nào?

- Là mua trăn sống về, tự nấu... Rượu cũng tự nấu luôn, nhà nấu lấy...

Bác Rì, cũng là một bợm gượu, hai tay xoa vào nhau đến bốc khói, reo lên sung sướng:

- Chà, rượu tự nấu, cao tự làm, còn gì bằng...

Thông cảm với bác Rì, trông thấy rượu là tít mắt gồi. Nhưng chắc bác ý cũng chỉ phun ra những nhời ngoại giao mà thui. Không bit nữa, nhưng em thấy lần này bác ý có vẻ mất cảnh rác wá. Em sực nhớ đọc ở đâu đó rằng cao trăn là thứ đàn ông nên tránh xa, vì nó là một chất độc hại chuyên làm mất "khí thế".

Em vừa cất lời nhắc nhở, ông Bẩy ngước phắt lên nhìn, cái nhìn không còn sường sượng như lúc đầu, lướt qua có vẻ phẳng lặng mà ánh lên một tia chòng chọc...

Thôi đúng rồi, em nghĩ, gã sẽ cho anh em uống cái món này cho chắc, có là cướp của hung dữ đi nữa thì cũng không làm được gì khác, hehe...

Như để an lòng nhà chủ, bác Rì lái sang công dụng khác:

- Cao trăn này chữa bỏng tốt lắm đấy, xoa một phát là khỏi ngay...

- Ừa thì đúng gồi - em bẩu - Cơ mà... uống vào sẽ hỏng hết súng đạn...

Bíết mà không nói là bất nhân. Em phải nói, thật lòng rất mong muốn bảo vệ tất cả đàn ông thời nay, để mọi người khỏi lâm vào cảnh khóc bằng tiếng Mán, hay là khóc ngoài quan ải...

Ý em là chỉ muốn hoặc đổi thứ khác, cao gấu, cao hổ... không thì thà cứ quốc lủi còn hơn.

Gợi ý sát sạt đến thế mà cái nhà ông Bẩy này như điếc, chả nói chả rằng, cứ lẳng lặng cắm cúi nghiền cục cao:



Rồi xoạch một phát, đổ uỵch đống bột cao, nghiền ra như bùn khô, vào chai rượu, lắc, rồi dứt khoát chiết ra:



Đến nước này, em nghĩ, thôi ai uống thì uống, mình sẽ không rại... Tự cứu mìh trước khi trời cứu, nhưng em vẫn cố khuyên can lần nữa.

Đúng lúc ấy, bà chủ te tua từ bếp chạy lên, loáng thoáng nghe được câu chuyện, tít mắt lại, ngửa cổ trắng ngần ra phía sau, phá lên một điệu cười ranh mãnh...

- Hí hí hí, ôi xào, hừ hừ, làm gì có chuyện ấy, hí hí hí...

Đôi mắt lúng liếng của bà chủ, sắc như dao, liếc xéo ông chủ đến cháy tóc.

Ông chủ cúi gằm mặt xuống, chả phản đối cũng chả xác nhận điều gì.

Bác Rì hùa theo:

- Đấy, có sao đâu, có gì cứ hỏi bà chủ thì biết, nhỉ.

Bà Phó Đoan cười xé lên nghiêng ngả. Tiếng cười the thé như xé vải, làm rung cả tấm thân đẫy đà sau lớp áo hoa...

Em nhìn ra ngoài đường. Đêm buông đen kịt, se se sương phả vào nhà. Mấy bộ đồ ướt sũng mồ hôi em phơi nhà ngoài vẫn nhểu nước:



Còn mồ hôi trong người em, vừa se, đã lại rấp rộn lên. Nóng phừng.

Chuẩn bị phải cắn răng uống thuốc độc.

Cái bác Liêng Hót Hà Giang này được mời sang. Bác ý là hàng xóm, cách một nhà, và là người hướng dẫn bọn em vào nghỉ tại cái nhà này.



Mời vô, mời vô. Có hai mâm đàng hoàng, mâm dưới là đàn bà, con cháu, người làm. Mâm trên là các cụ...

Dzô! dzô!



Một con ngan luộc, một đĩa đậu phộng rang, một tô canh rau cải... Ngon nhất với em lại là cái đĩa nhỏ khô cá, con nào con nấy bằng đầu đũa, được chiên qua lên.

Ngon không phải vì nó ngon, mà vì trên đường đi, ra nhiều mồ hôi, mất nước và mất muối. Cái món khô cá này mặn chát vì muối, nên thấy ngon như mèo mù vớ cá rán.



Vẫn biết uống rượu ở vùng sâu vùng xa thì đừng có nói chuyện ứ ừ. Cơ mà kinh cái chai đùng đục như nước phù sa kia, cứ nghĩ tới cao trăn mà kinh.

Làm đôi ly cho phải đạo, em lấy cớ không uống được gượu nhiều, đòi chuyển qua bia.

Ác cái, bia cũng bị ép, mà rượu bia lẫn lộn nó cứ đòi đẩy nhau ra. Bác Den trốn sớm, ra ngoài ngó vào qua khe cửa:



May có bác Rì giỏi chịu trận, đã thông kinh sử lại tài rượu bia, uống tỳ tỳ với bác chủ nhà, hết chai nọ đến chai kia.

Tay bắt tay, rồi tay bắt chân, nhoè nhoẹt:



Hết rượu cao trăn, ông Bảy đem ra cái lọ này:



Và giương mục kỉnh thách cả mâm: Đố biết cái rì ?

Sáng mai, bọn em sẽ lại lên đường, dấn thân vào đoạn đường mới chưa biết sẽ khó khăn thế nào.

Sáng mai, ông chủ sẽ dẫn đám gia nhân zai vào rừng làm công chuyện, ở trong lán rừng mấy ngày.

Sáng mai, bà chủ cùng đám gia nhân gái sẽ ở lại trong căn nhà này, làm hòn vọng phu.

Cả ba bên cùng tấu lên bản: “Chỉ còn đêm nay đôi ta sẽ chia tay…”. Bà chủ hẳn sẽ thầm ca thêm bản “Đừng xa em đêm nay…”. Ông chủ rõ là hơi căng thẳng vì nghĩ đến việc phải … nộp thuế trước khi lên đường.

Có lẽ vì thế, và cả vì đã chếch choáng quen thân với đám khách lạ nữa, ông chủ mới đem cái lọ kia ra.

Người bảo bao tử nhím, người bảo ruột mèo… ui xời, đoán đủ kiểu.

Em đã từng nếm pín hổ (tức là chym hổ ấy), nó cũng trăng trăng, bờn bợt như vậy, nhưng nhỏ gọn hơn, dài và xoắn. Cái lọ này, em biết chắc không phải chym hổ gồi, cơ mà cũng đoán đại cho nó vui, vì cũng tắc tị hết, chả biết là cái của khỉ gì.

Cái gì cũng được, miễn là đừng có melamin hay là cái gì ấy có hại cho “tinh thần chiến đấu” là được.

Đang xôn xao đoán tới đoán lui, bà chủ phốp pháp loẹt lọet lướt tới, nguýt ông chủ ốm nhách một cái rồi nhoẻn cười mãn nguyện. Haha, thế thì được rồi, chơi luôn. Bà ý mà phải khen thì yên tâm gồi.

Hóa ra đó là cái túi xạ hương của con cầy hương. Cầy hương thì em xơi nhìu roài, thơm ngon kinh khủng, nhưng cái qúy nhất của nó là cái túi xạ thì chưa bao giờ được nếm, thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy.



Cầy hương ngon, vì nó luôn được “ướp” xạ này, như người lúc nào cũng sức nước hoa thơm phức như múi mít. Con cừu có cái túi hôi, khi thịt, người ta phải tra tấn nó toát mồ hôi ra hết, rồi mới thịt. Lúc đó thịt cừu mới đỡ hôi. Nhưng con cầy hương phải làm ngược lại, giữ cho kỹ mùi mẫn.

Qúy lắm, thẻo nào bác Rì nâng như nâng trứng, hứng như hứng xạ hương:



Tại sao quý?
Vì nó hiếm, đã đành! Người thịt cầy hương là thăn luôn cái khoản qúy nhất này rồi. Nhưng nó quý ở cái công dụng. Ông chủ bảo:

- Các chú đi qua khúc đường trên, có thấy cái cần cẩu không? Đấy, uống cái này vào “nó” sẽ thành cái…cần cẩu!

Bà chủ hic một cái, rõ là giãn mặt mày, nhưng (giả bộ) hứ, ngoắt, rồi le te chạy về phòng bên…
Căn nhà hàng xóm, nơi cũng có cánh cửa không khép bao giờ, hắt ra ánh sáng mờ ảo, lết ra đêm đen:



Từ trong nó, vẳng ra tiếng ghi-ta bập bùng. Các zai dân tộc đang phèng phèng hoành tráng.

Lúc nãy, sửa xe Min Khù Khờ xong, họ không lấy tiền, vì chỉ có xiết con ốc và thêm vào một con ốc nữa cho nó chắc. Nhưng em ép mãi, rồi cứ giúi vào tay cái bác che chẻ 20 K, nói là để uống rượu cho vui.

Bên này, cái lọ rượu xạ hương cũng nhoằng một phát là cạn, mỗi người chắc được một ly.

Khà xong một phát đã đời ông cụ, ông Bảy mới hạ giọng thì thầm, chuyện rất quan trọng:

- Nó thơm lắm đấy. Toát mồ hôi cũng ra mùi thơm, càng toát mồ hôi càng thơm. Mà cái mùi này, hệ hệ, chị em là thích lắm … Thoang thoảng dễ chịu…

Bà chủ, người lẽ ra là chánh giám khảo, có toàn quyền phán quyết vụ này, lại đang ở phòng bên, không nghe thấy, nên cánh đàn ông càng có dịp ít suýt ra nhiều…

Cơ mà lạnh lẽo sương đêm thế này, lấy đâu ra mồ hôi để mà thử.

Chậc, thèm cái gì mà không có thì phải lấy cái khác mà đắp lại, cho nó quên đi.

Bắn một phát vậy, rắc rắc:



Bà chủ lại luần quần đâu đó, cứ như nhấp nhổm chờ đợi điều gì, bèn tán vào:

- Hừm, mấy anh mà ở lại đây ít bữa, để bảo các em dân tộc nó lên nó chọn…

Quay sang chồng, bà chủ hic híc hỏi:

- À, hay là bảo đám mấy con bé… (tên dân tộc, chả nhớ)… nó lên, nhỉ.

Cái vụ này, nghe là lạ, mắt ai nấy sáng lên như trên núi gặp cá tươi. Kiểu gì cũng chắc mẩm phải là “được của ló”.

Hỏi rõ cho nó chắc: phong tục là gái được quyền chọn chồng, chứ zai (chỉ là cái đinh), chỉ có mỗi quyền chỉ đâu ngồi đấy, bảo làm gì thì làm ấy , cấm cãi.

Cơn sướng bùng lên từ tiềm năng, tiềm thức gì ấy, nhưng rõ là tiềm tàng, tiềm luôn thuốc bắc. Kẻ giơ tay, người giơ chân, háo hức tập thể dục, làm ruyên. Ai nấy lấy lại tư thế, chỉnh chang sắc đẹp, hồi hộp chờ các người đẹp tông dật đến, mong lọt được vào một đôi mắt mơ huyền nào đấy...

Bác Giang, nãy giờ im im, cất tiếng phán:

- Ừa, bảo mấy đứa ấy nó đến…



Quay sang ông chủ nhà và đứa cháu, bác Giang uy nghi như một già làng trưởng bản, lệnh quả quyết:

- À, mà sang nhà thằng (…tên dân tộc, chả nhớ…) lấy mấy cái cồng chiêng sang đây.

Thuyền đã đóng đinh!

Chối cũng không được. Mà sao lại phải chối một cơ hội thưởng thức ở tầm cao chót vót, có tiền mua tiên cũng chả được này?

Choài, quá đã, làm quả "Nổi trống lên, rừng núi ơi", đê!

Máu thì cho nó máu nuôn!

Cơn lên, quả thật, nhiều khi tay cầm bầu rượu nắm khô, mảng vui quên hết nhời cô rặn rò… 
Cứ theo lời kể của dân bản, cũng có vài đoàn xe máy từng qua đây. Có đoàn cào cào, có đoàn xe cỏ, cả chục chiếc. Nhưng họ chỉ đi qua, hoặc vào uống nước, chứ chưa ai qua đêm.

Hai bạn chai chẻ đi trước đoàn em gần 2 tuần, tưởng ra được khỏi rừng trong ngày, ai dè, qua được bản này, cũng chỉ đi được thêm mấy cây nữa, rồi phải qua đêm trong lán công nhân, ăn cơm nguội với mỳ tôm.

Có hai người lạ từng qua đêm ở bản này. Nhưng đó là hai người Tây. Họ đi bằng xe đạp, chỉ tính đi qua, nhưng phần vì đường xa, phần gặp ngay một cái đám cưới, được mời, họ ở lại luôn.

Và cái đoàn F-111 này của bọn em là những lữ khách Kinh đầu tiên ngủ đêm ở bản này. Bọn em không gặp đám cưới, nhưng lại có cơ hội làm đám cưới, hehe.

- Thế nếu được mấy cô ấy chọn, thì tiếp theo phải làm gì?- em thỏ thẻ hỏi bác Giang trong lúc đợi mấy cô và cồng chiêng tới.

- À, à, thì làm theo thủ tục dân tộc!

- Thủ tục thế nào?

- Thì làm đám cưới! Đám cưới thì…

Chời, em nghĩ, chả nhẽ không thể quất ngựa truy phong tiếp được à? Xe em đã sửa xong rồi mừ!

Bác Bảy cười khà khà:

- Đây này, tôi cũng vừa cưới vợ cho thằng cháu ở ngoài Bắc vào - ông nói và chỉ vào một cô đen đen, thô thô, nãy giờ vẫn im lìm như một cái bóng trong nhà:



Cô ấy là người Cil chính gốc đấy! Bác Bảy nhấn mạnh như khoe.

- Nhưng mà … nếu chưa cưới ngay thì… (em cũng ham, nhưng lại hỏi cách đánh bài chuồn)

Bác Giang: À, à, à…

Căng. Người dân tộc thật thà lại chu đáo. Lớ phớ là bỏ *** chứ chả chơi. Em hướng sang phương án khác:

- Nếu các cô ấy không chọn mình thì sao?

- Úi xời, ai chứ các anh ý à - bà chủ nhà cất tiếng chen vào - là các cô ấy chọn ngay. Mà chọn là phải theo luôn ấy, ặc ặc, đàn ông mà làm gì có quyền, hì hì…

Bác Rì với bác Den đang trong cơn phấn khích. Mọi người bàn xem là khi các cô ấy sang, mình sẽ phải múa hát ra sao cho lọt con mắt.

Múa hát hử, hơi mệt… Hay là chỉ cần “hát vu vơ mấy câu nhạc tình”?

- Các anh chả cần phải làm gì. Các cô ấy coi có ưng không, thế thôi. Thế là xong!

Em ngước lên trần nhà lủng, nhắm mắt nhớ lại hình ảnh cái bản này:



Thế là xong ư? Cái bản xinh xinh này có thể là nơi không cho mình cái quyền lựa chọn một quyết định còn quá sớm: Dừng bước giang hồ?

Và có thể nó sẽ trở thành “quê ngoại” của mấy đứa mũi rãi xanh rì mà lâu lâu mình sẽ phải về thăm quê với tinh thần đầy trách nhiệm:



Em chợt nhớ câu thơ học từ thời phổ thông, sao mà lúc này nó vận vào đúng cảnh thế:

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Hừ, nếu bi gờ làm ngọn lửa cũng ấm đây. Nếu bi giờ phải làm truyền giống cho đời sau thì cũng vui đây. Chả gì, chưa bác phượt nào làm được cái nhiệm vụ lịch sử gieo hạt giống cho đời sau vào một cô người Cil, hehe. Thế cũng đáng đi!

Em vận nội công cho lên máu và kín đáo kiểm tra lại cái “điểm tựa” của mình.

Tá hoả…

Chả thấy nó đâu cả!
 -----
Số là bé Dudi cứ băn khoăn mãi cái khoản chọn chồng, bắt chồng đến nỗi mất ngủ cả đêm, bé đổ tại vì hút thuốc lào nhưng tôi chả tin vì sau khi tôi lên phản duỗi chân khò khò thì bé và cu Den còn rủ nhau ra ngoài cố lượn lờ tạo bọt dưới ánh đèn vàng vọt hy vọng sẽ có một cô nào đến bắt ...

Thầy lẳng lơ

     Trò ngơ ngáo
Bé Dudi chắc vẫn còn đang rất hứng khởi nên cứ tuôn trào, tôi cùng đi với bé nhưng nghe bé kể chuyện thấy còn hay hơn cả những điều mình đã tận mắt chứng kiến...

Thật lòng là tôi cứ nhùng nhằng mãi chả muốn rời khỏi cái thôn Lán Tranh ấy! Nhưng dường như là định mệnh của những kẻ mê lượt phượt, cứ dừng lại ở đâu lâu lâu bắt đầu ấm chỗ, quen hơi thì lại bồn chồn muốn dứt áo ra đi … cơ mà đấy là chuyện buổi sáng hôm sau, còn bây giờ là bữa cơm thân mật với gia đình anh Bảy.

Trong lúc 2 thằng cháu dọn cơm thì anh Bảy hí hoáy thái cục cao trăn (bác Dudi đã minh họa rồi) để pha rượu tất tật đều là nhà trồng được nên rất yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cái phản bé không đủ chỗ ngồi nên phải dọn thành 2 mâm, chúng tôi với anh Bảy, anh Giang và anh Khanh được ngồi mâm trên còn chị Hà, bác Ba và các cháu ngồi mâm dưới ghế salon. Mâm cơm đơn sơ chỉ có đĩa thịt ngan luộc là món chủ đạo thêm 1 bát canh rau bí, 1 đĩa lạc và 1 đĩa cá mắm nhưng thế cũng đã là quá thịnh soạn đối với chúng tôi những vị khách lỡ đường trong 1 chiều se se lạnh giữa rừng núi Lạc Dương.

Anh Bảy nhiệt tình tiếp thức ăn cho mọi người, tíu tít rót rượu mời khách, bữa cơm thật rôm rả thỉnh thoảng chị Hà với cô cháu dâu lại cười ré lên trước những câu ** của bé Dudi.

Thật ngạc nhiên khi anh bạn Hà Giang lại không biết uống rượu, cũng không hút thuốc, anh chỉ ngồi uống bò húc và tham gia hô to mỗi khi mọi người nâng cốc. Câu chuyện về đồng bào Cill với tục lệ bắt chồng và chế độ mẫu hệ làm cho bé Dudi cứ ngẩn người ra mắt thì liên tục chớp, liếc ra cửa như vẻ đang đợi chờ ai đó (đến bắt mình). Anh Giang cũng lấy họ mẹ và tên đầy đủ là Liêng Hót Hà Giang, trước đây anh làm giáo viên tiểu học nhưng rồi hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên anh nghỉ dạy ở nhà làm rẫy phụ giúp gia đình. Bỏ nghề đã lâu nhưng khi chúng tôi hỏi về tiếng nói và chữ viết của đồng bào Cill anh bỗng hào hứng hẳn lên. Câu chuyện của anh Giang chuyển sang lĩnh vực tôn giáo, đại đa số bà con người Cill ở khu vực này theo đạo Tin Lành, trước khi có đạo người Cill chỉ thờ cúng tổ tiên và sinh hoạt tín ngưỡng khá đơn giản. Bây giờ thì người Cill đã có lễ Noel và mừng năm mới như Âu Mỹ. Đạo Tin Lành được du nhập vào vùng này nghe đâu từ trước 1945 (kinh thật hồi đấy chả biết các nhà truyền giáo có đi ĐT 722 như chúng tôi hay không?)

Chúng tôi cũng bộc bạch về mình là những gã thanh niên phố, cũng gia đình, công việc bạn bè … bình thường như mọi người ngoại trừ sở thích “đi”. Bác Ba, anh Bảy, anh Giang anh Khanh, Chị Hà và mấy đúa cháu có vẻ rất thích thú với những câu chuyện “trên đường phiêu du” của chúng tôi. Bác Ba chép miệng “Biển Sa Huỳnh quê tôi đẹp nhất”, anh Giang thì bảo “tôi đã được ra thăm lăng Bác rồi, biết bao giờ mới được trở lại Hà Nội”. Vâng những địa danh, những câu nói đùa nhại giọng các địa phương, những món ăn, những phong tục và danh lam thắng cảnh trải dài theo đất nước đã làm cho chủ và khách những người chưa bao giờ quen biết nhau bỗng trở nên gần gũi, cởi mở hơn bao giờ hết.

Mọi người cũng hỏi làm sao chúng tôi lại quen biết nhau để cùng đồng hành trong những chuyến đi như thế này? Tôi cố giải thích với mọi người về phong trào đi “phượt” mới rộ lên, về diễn đàn www.phuot.com nơi chúng tôi đã gặp gỡ, kết bạn để rồi kéo nhau lội bùn vào đây gặp mọi người trong bữa tiệc rượu hôm nay. Chả cần biết Phượt là một cơ quan, tổ chức, hội nhóm hay phong trào … chỉ biết rằng chúng tôi đã là những người bạn và nhân câu chuyện vế chữ viết người Cill anh Giang rút ngay cây bút và mượn quyền sổ của bé Dudi viết tặng nhà Phượt chúng ta dòng chữ dưới đây:
dịch ra tiếng Việt có nghĩa là:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN PHƯỢT.COM
Liêng Hót Hà Giang

Vâng chúng tôi xin chuyển đến tất cả các bạn tham gia diễn đàn lời chào từ một người bạn dân tộc Cill ở Thôn Lán Tranh, Xã Đưng K’ Nớ, Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng.
 Lại nói chuyện đêm hôm trước sau khi bù khú hết 3 lít rượu cao trăn ai cũng ngà ngà nghiêng ngửa, rượu xong là đến trà anh Bảy say chuyện mãi chả cho mọi người đi ngủ, may quá bé Dudi có sáng kiến giả dàn cảnh chụp ảnh cảnh lên phản của mấy thằng say rượu, bạn Mì xung phong làm diễn viên đầu tiên và diễn quá đạt khò khò luôn!

Sàn diễn sau lúc nủa đêm là của bé Dudi và cu Den, đề nghị 2 diễn viên lên báo cáo tiếp nhé!

Dù uống khá nhiều nhưng sáng hôm đó không hề mệt mỏi, trời se se lạnh trong người thấy rất sảng khoái đầu óc nhẹ têng. Bé Dudi có vẻ hơi mệt vì tối hôm trước rít thuốc lào quá liều còn cu Den thì đúng là tuổi ăn tuổi ngủ chả phàn nàn gì. Tôi bước xuống cầu nước rửa mặt sương sớm còn mịt mù vách núi sau lưng nhà anh Bảy, nhìn vào bếp đã thấy ánh lửa bập bùng thật ấm cũng và thanh bình.

Không biết có phải vì uống quá liều hay là do rượu cao trăn oánh nhau với rượu xạ hương nên không phát tác được hết công năng thành ra sáng hôm đấy cả anh Bảy và Chị Hà đều có vẻ không vui. (Bé Dudi sẽ phân tích kỹ hơn đoạn này nhé)
 Cột mốc lộ giới nằm chót vót trên cao
Sương vẫn phủ kín, văng vẳng tiếng nhạc từ mấy nhà gần đó chúng tôi ngồi ngoài phản ngoài uống nước, hút thuốc lào và ngắm nhìn bà con đi lễ sáng Chủ Nhật. Ai cũng ăn mặc thật sạch sẽ gọn gàng, mãi mới nhận ra anh Giang trong bộ đồ vía áo sơ mi trắng quần tây đen giày tây láng coóng! (Tiếc là không chụp được kiểu ảnh nào)
 Lán Tranh trong sương sớm


Đã qua mấy mùa mưa nắng nhưng mấy con bò vẫn kiên nhẫn nằm đợi nhà Greenline và các bạn F19

Bữa sáng được dọn lên gồm 1 nồi cơm thật to, 1 đĩa trứng rán, 1 đĩa thịt luộc và rau cải luộc. Và “as usual” lại phải có vài chén cho ấm lòng chiến sĩ thắm tình đồng đội. Rút kinh nghiệm từ những chuyến hành xác gần đôi tôi cố dằn 3 bát đầy vào bụng, bé Dudi và Den có vẻ không quen ăn cơm sáng nên chén hơi khách sáo.

Lại trò chuyện, gửi gắm, nhắn nhủ … nhưng rồi cũng đã đến lúc phải lên đường. Anh Bảy luôn miệng cảnh báo “Đường từ đây xuống K’ Nớ khá vất đấy” và nhắc chúng tôi thu xếp, chằng buộc hành lý cho đầy đủ, chắc chắn. Cũng sáng hôm đó anh Bảy sẽ đi rừng, bác Ba và cháu Công sẽ vào trang trại...  
 Một kiểu ảnh chia tay

Tunbo: Nghi ngờ cái kiểu ảnh chia tay này quóa, Mỳ ời?
Để nguyên cái quần đầy bùn để mặc vào chụp ỉn chia tay ạh?Cả giầy nữa kìa?Bác Mỳ với bác Dudi lười giũ bùn ống quần, bác Den với bác Dudi lười giặt giầy bùn --> Bác Dudi nhà ta là nười nhứt

 
Những đứa trẻ ở cuối thôn Lán Tranh

Vừa ra khỏi Lán Tranh bỗng thấy rực rỡ một màu đỏ như thế này đây. Vũng lầy nhìn đẹp như mặt cắt một cái bánh gatô to!



Chúng tôi khá tự tin vì mình đã vượt qua đoạn khó nhất chiều hôm trước thế nhưng đoạn đường 8km từ Lán Tranh đến K' Nớ lại khó theo một kiểu khác. Không có đoạn nào kinh hoàng như chỗ gần Cổng Trời nhưng mặt đường bị ủi nát thành những bãi lầy khổng lồ dài vài trăm mét liên tục, liên tục.


Tuyệt vọng!!!

3 chúng tôi liên tục thay nhau rơi vào những tình huống như thế này trong buổi sáng hôm đó, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Dudi ngày hôm còn hăng hái bắn phá đến hôm nay do phải đạp máy xe Minsk nhiều quá đã không còn đủ sức bấm máy ảnh nữa !


Đây có lẽ chính là lán trại của công nhân xây dựng thủy điện nơi mà trước đó 2 tuần 2 cậu bạn buộc phải tá túc qua đêm. Bạn Virginia_Gold còn tâm sự "Ngủ thì tốt anh ạ nhưng ăn thì hơi kém! Chúng em được họ mời cơm nguội và mì gói, trong lúc dọn dẹp em có sơ ý nhìn thấy một miếng thịt cất kỹ trong góc tủ nhưng không hiểu sao họ lại không mang ra mời khách?" Ngẫm lại chúng tôi còn may mắn hơn những người bạn của mình nhiều!


Đoạn này để tránh chiếc ô tô đậu trái đường tôi phải phóng sang lề trái và bị sa lầy. Mọi nỗ lực giãy giụa đều không mang lại kết quả trừ việc cổ tay phải bị sái luôn, người vã mồ hôi. May quá một lúc sau có Den lên giúp mới lôi cổ chiếc xe thoát khỏi cái bẫy bùn, bé Dudi bị rớt lại phía sau cũng sa xuống 1 cái hố to rất may có 1 bạn dân tộc đi rừng ngang qua đến trợ giúp.






Nghỉ chân sau hơn 2h mới vượt qua được 5km khó khăn nhất của đoạn đường 8km từ Lán tranh đến K' Nớ. Phiến đá to, thời tiết cực mát mẻ tôi chỉ muốn kềnh ngay tại đó làm một giấc ...


Tuy mệt nhưng nụ cười vẫn thắm trên môi

Mất hơn 2h cho đoạn đường lầy lội 5km chúng tôi dừng chân ở một phiến đá ven đường dưới bóng cây mát rượi. Từ đó trở đi đường xóc gập ghềnh nhưng khô ráo nên đi hơn 30’ nữa là có dấu hiệu khu dân cư.


Đây rồi Đưng K’ Nớ

Công trình Trường Sơn Đông.


Đường to nhưng vẫn chưa trải nhựa. Rác vẫn vứt ra đường, trâu bò lợn gà vẫn long nhong ...

Nhìn cảnh này thì biết đoạn đường này vẫn còn vắng khách qua lại
Ðưng K'Nớ là xã cuối cùng của Huyện Lạc Dương, là vùng đệm chuyển tiếp giữa vùng đất cao Lang Bian và vùng đất thấp Đạ M'Rong. Đường tỉnh 722 là độc đạo xuyên qua các vùng đất này, thực ra đoạn đường từ Đưng K’ Nớ đến Đạ Long chỉ là đường mòn xuyên qua giữa rừng (nghe đồn Ðệ nhất phu nhân của chính quyền cũ Trần Lệ Xuân đã từng chỉ đạo mở con đường này như 1 tuyến đường chiến lược thông qua Buôn Ma Thuột, nhưng không thành công). Có lẽ vì thế mà Ðưng K' Nớ gần như là một "ốc đảo" giữa rừng. Do đường xá xa xôi cách trở nên mọi thứ nhất là thực phẩm ở đây đều đắt đỏ. Từ mắm muối, đến phân bón; từ rượu bia đến thuốc trừ sâu, rồi các loại bánh kẹo, mì chính, bột canh, nước giải khát … đều phải mang từ Đơn Dương, Lạc Dương hay Lâm Hà vào. Phương tiện vận chuyển chính, ngoài xe máy, là xe Uat, mỗi chuyến xe qua đoạn lầy gần cổng trời là mất từ 300k – 500k để được xe ủi móc cáp kéo qua. Nhìn chung đời sống đồng bào ở vùng này còn rất nhiều khó khăn.

Cơ hội để Ðưng K'Nớ có thể thoát khỏi cảnh bị cô lập giữa rừng chính là con đường Ðông Trường Sơn đang được thi công. Việc xây dựng tuyến đường tỉnh 722 đoạn Đạ Tông – Đạ Long - Đưng K’Nớ nối với đường Trường Sơn Đông nằm trong kế hoạch "đột phá" của tỉnh Lâm Đồng cho đến năm 2010.

Vòi nước trung tâm xã.  
Hôm đó là Chủ nhật cho nên bọn trẻ con tụ tập ở cái sân này rất đông. 3 anh em dừng lại rửa ráy, gột bùn khá lâu dưới những ánh mắt ngạc nhiên của đồng bào. Chả là tranh thủ lúc bé Dudi và Den ở vòi nước tôi mới lê la buôn chuyện xung quanh nên mới nắm bắt được một số tình hình kinh tế xã hội của xã ta như thế. Về SG nghe bạn Virginia_Gold kể là hôm trước dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống ở nhà một quan chức cấp xã cũng rất thú vị, hay nhất là thông tin nhà đấy mới mua con Air Blade và vẫn chạy hàng tuyến Đà Lạt - Đưng K'Nớ bằng xe này, thán phục!
Và đây những gương mặt Đưng K’ Nớ



Trẻ em

Đàn ông

Đàn bà

Ngôi nhà vách gỗ viền chỉ hồng nằm tách biệt ở cuối thôn, có mấy bụi hoa nhỏ trước thềm…
Vì chưa biết đoạn đường từ K'Nớ đến Đạ Long sẽ như thế nào nên chúng tôi chỉ dừng lại rửa tay chân, uống nước rồi lại đi ngay.
Đến đây có thể tạm gọi là kết thúc tập 1: "Những vũng lầy trên ĐT 722"
  Vài thông tin về con đường Đông Trường Sơn:Không phải Đường Hồ Chí Minh nhánh ĐôngTrường Sơn nhá! Đường Trường Sơn Đông có tng chiu dài gn 700 ki-lô-mét, chy qua 7 tnh Qung Nam, Qung Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đc Lc và Lâm Đng. Đim đu tuyến phía Bc ni vi đường H Chí Minh ti th trn Thnh M (huyn Nam Giang - Qung Nam), đim cui tuyến là Đà Lt, Lâm Đng. Sau khi dự án này hoàn thành ti các tnh min Trung và Tây Nguyên s có ba tuyến đường chính: Quc l 1A, đường Trường Sơn Đông và đường H Chí Minh. 3 đường kẻ này hợp cùng với các đường ngang, chéo là các quốc lộ 14B, 14E, 24, 25, 26, 27, 28 và các tnh l đi vào các khu kinh tế, khu vc đông dân cư tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh cho khu vực miền trung, Tây Nguyên..



Rồi lại cây chắn ngang đường











Tin chắc là mình đã đi đúng đường nên chúng tôi hăng hái hẳn lên mặc dù lúc đó đã là giữa trưa, nắng, nóng, đói, khát, mệt, mỏi ... nhưng vẫn vui như hội.

Ra khỏi Đưng T'ra là một con suối vội vàng cũng chả kịp hỏi tên. Hôm trước ở nhà anh Bảy chúng tôi đã được khuyến cáo là nên cởi quần dắt xe lội qua suối để tránh bị ướt đồ thế nhưng sau khi điều nghiên tôi thấy vẫn có thể phóng xe qua được


Đi tiên phong và tí nữa thì lộn cổ


Nhưng cuối cùng cũng lội được qua suối


Dream qua suối nhẹ nhàng "như giấc mơ qua"


Ông Minsk này thì hơi nặng mông.

Theo dân địa phương thì nếu gặp mưa lũ chuyện khiêng xe qua suối là bình thường, thậm chí còn ngủ lại chờ nước rút mới đi được. Đoạn qua suối này bỗng dưng thèm có các bạn gái cùng đi thế cơ chứ!



Đang ngó nghiêng thì clap clap clap ... giật cả mình, hóa ra là hệ thống bẫy đuổi chim của đồng bào dân tộc (Hình như thiếu bộ phận chính bé Dudi ơi!)


Vừa qua suối là gặp phải 4 con dốc liên tục như thế này. Tôi chạy đầu tiên còn bé Dudi cứ păm păm păm bám ngay sau lưng, đường trơn nên toàn phải đi số 1 vậy mà có đoạn vẫn phải chống chân, ghì tay không thì tuột dốc!



Qua hết đoạn dốc liên tục chúng tôi nghỉ chân, quay lại thấy bé Dudi và bạn Den vẫn bám sát



Nhưng nhìn kỹ thì thấy bé có vẻ mệt mồ hôi vã ra sắc mặt không được hồng hào duyên dáng như mọi khi, tôi và Den sợ xanh mặt. Bé thì thào bảo "Tôi biết rồi, tại vì đói mà trước đấy tôi còn húp nước chè của ông, *** chè ...éo gì mà đặc thế" Cu Den tức tốc lục tìm được 1 khúc giò lụa, 3 mẩu bánh mì và một ít ruốc còn lại từ ngày hôm kia ... và pha ngay 1 chai B complex. Quả đúng là "một miếng khi đói bằng một gói khi no" chúng tôi tỉnh táo thấy rõ sau khi được tiếp sức bằng số thực phẩm mót được trong ba lô cu Den. Rất may là mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát, hoan hô bé Dudi!!!


Đã hơn 13h dưng vẫn chưa biết khi nào mới đến được Đạ Long. Nhìn đường chúng tôi đoán mình sắp đế nơi, 3 thanh niên chụp 1 kiểu ảnh tạm biệt dưới bóng tre để tạm con đường rừng.


Lại tiếp tục phơi nắng

Chạy thêm một đoạn nữa thì ra khỏi rừng thật, tuy vẫn còn ở trên sườn núi nhưng con đường đã rộng hơn và chói chang thế này đây. Sắp ra đến đường lớn rồi, cảm giác thật khó tả!
Đúng như chúng tôi phán đoán, 3 anh em vừa chụp kiểu ảnh lưu niệm với con đường rợp bóng tre xong thì gặp một anh bạn chở hàng bằng xin Win đi ngược từ Đạ Long về Đưng T'ra, hỏi đường thì biết chỉ còn khoảng 2km nữa là đến Đạ Long rồi.


Dưới kia là bản rồi, cố lên


Nhưng vẫn có những tình huống bất ngờ: Đi đường nào đây?

Không đến nỗi quá lo lắng vì dù sao cũng nhìn thấy bản ở phía dưới chân núi nhưng lúc đó chúng tôi đã cạn nước, bụng đói meo mấy bát cơm sáng ở nhà anh Bảy chắc đã bay biến trước khi đến K N'ớ. Mà sáng hôm đấy tôi còn chén được khá khá chứ bé Dudi và cu Den vốn không quen xơi cơm sáng nên chỉ ăn qua loa nên còn mệt hơn tôi nhiều. Cuối cùng quyết định chọn đường cũ vì có thể xa hơn một tí nhưng chắc chắn sẽ đến nơi còn đường mới trông bùn đất thế kia chả biết sẽ như nào, nếu mà gặp đoạn mới ủi sình lầy nữa chắc chúng tôi không còn đủ sức để khiêng vác xe nữa.

Đi tiếp một đoạn nữa thì thấy rằng quyết định chọn đường cũ là hoàn toàn chính xác, người bỗng thấy nhẹ tênh, lâng lâng khi nhìn thấy con đường nhựa phía bên kia. Lúc này tự dưng mới thấy đó và khát nước kinh khủng tưởng chừng như không thể đi tiếp được nữa ... Bé Dudi về sau tâm sự "Lúc nhìn thấy con đường nhựa tôi tự nhủ thế là mình sống rồi!"


Đoạn đường đất cuối cùng


Ta đến nơi rồi bạn ơi


Khoảnh khắc đáng nhớ

Đam Rông là một huyện mới được thành lập cuối năm 2004 từ một số xã tách ra từ Lạc Dương và Lâm Hà, diện tích tự nhiên 89.220 ha và 30.633 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đạ M'Rong, Đạ Tông, Đạ Long, Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K'Nàng và Rô Men. Địa giới hành chính phía Đông giáp huyện Lạc Dương, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp huyện Lâm Hà và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.


Cầu Đạ Long


Tắm suối

Ra đến đường nhựa đã gần 14h đói lả và khát khô cổ nhưng dường như chả ai muốn nghỉ mà cứ cắm đầu chạy ào ào trên đường nhựa như muốn trả thù cho 2 ngày liền phải bò lết rón rén ... Phóng ào qua một cây cầu thấy cảnh dân làng tắm suối rất thích nhưng tôi chợt nhớ ra là trời đang nắng to, chúng tôi lại ướt đẫm mồ hôi, mệt lả ... e rằng không phải là lúc thích hợp để nhảy xuống tắm suối. Vậy là chỉ dừng lại nhìn ngó thèm thuồng và chụp ảnh rồi đi luôn. Sau cũng hơi tiếc vì đó chính là suối nước nóng Đạ Long, một suối nước nóng hiếm hoi ở miền Nam.


Nụ cười chiến thắng


Và đầy là phần thưởng thiết thực nhất

---------------------
Em kể đến cái đoạn tối nhậu ở Lán Tranh rùi nhể, bi giờ tiếp:

Ông chủ nhà lúc ý bắt đầu ngật ngưỡng, nói đi nói lại một chuyện gì đấy. Bác Rì ngất ngư cái đầu. Hai bên cò cử như hai gã thợ cưa. Bác Den sốt ruột đi ra đi vào, hết đứng lên rồi lại ngồi xuống một cách khách sáo:



Trong khi vẫn toan tính về chuyện sẽ đón tiếp mấy cô dân tộc thế nào và sẽ múa hát cồng chiêng ra sao, em hỏi chuyện bác Giang, muốn nghe chuyện sinh hoạt, văn hóa, phong tục... Thật ngạc nhiên khi biết người Cil có chữ viết riêng.

Bác Giang bảo loại chữ này cũng giống như chữ Việt, được latinh hóa bởi các mục sư người Mỹ từ thời cách đây hơn sáu chục năm, dựa trên cơ sở chữ Việt, vì vậy nó cũng gần giống chữ Việt.

Lấy làm lạ, em lấy sổ bút, nhờ bác Giang viết mấy câu xem mặt mũi cái chữ Cil ấy viết ra sao:



Bác ý hỏi viết chữ gì. Em bảo viết gì cũng được, miễn là chữ Cil. Bác Giang nói khá sõi tiếng Việt, tiếng Anh cũng “thõi” luôn, thi thoảng đá ra đá vào. Em buột buông miệng: Hay là viết “Welcome phượt.com” xem nó ra thế nào.

Tưởng là bác ý sẽ lọng ngọng với chữ “phượt”, hoá ra rất sõi, chữ “com” cũng dễ, chỉ có “chấm là chấm thế nào” thôi. Em bảo cứ viết ra, rồi sẽ chỉ chỗ chấm một cái là xong.

Thế là thành cái chữ loằng ngoằng như ảnh trước bác Rì đã bốt.

Rồi em bảo bác ý ký một cái, chỉ quên là không đề ngày tháng. Lúc ấy là khoảng 8h30 tối, ngày 4.10.2008.



Đang hứng, bỗng đứa cháu của ông chủ nhà chạy về báo:

- Cồng chiêng thì cái thằng (tên dân tộc) đem sang bản (gì ấy) rồi. Có đám (ma hay cưới gì đó, em cũng chả nhớ nữa). Còn đám mấy cô (tên dân tộc) cũng đi sang bản bên rồi!

Thế là tèo! Chán! Có mỗi một đêm ở đây, thế này thì còn nói chiện gì nữa.

Em vớ đại cái điếu cày, tu ừng ực để đè cái ấm ức xuống. Cơ mà chả đua được với nhà Rì, phì phì mấy cái rồi trợn mắt lên mái nhà:



Tý nữa thì đứt!
Chả ra cái khói lửa giề cả. Quăng cái điếu rồi hậm hực ngồi dựa mạn thuyền, chả biết thuyền đi đâu về đâu.



Ức quá, bắn thêm mấy phát nữa cho bõ ghét.
Nỗi thất vọng về hụt một quả thưởng thức văn hóa dường như giáng một đòn chí mạng trước hết vào bác Den, làm bác ý gục ngay tại bàn (quên, phản):



Phản nhậu đang còn lanh tanh banh như một cái phản bán thịt lúc chợ chiều. Bác Den thở rò rò, chân tay co quắp:



Đó là lúc con người chịu đựng phi thường này mới chịu để lộ vết thương đo đỏ nơi đầu gối trái:



Đôi chưn bác ý, từng dẫm đạp bao nhiêu thứ, gân còn chưa kịp chùng xuống:



Còn tay đã bó cả nỗi thất vọng và cái mệt dường như đã lặn vào:



Đêm trước ở Bảo Lộc, ba anh em đã tẩn nhau với 2 chai gượu rồi, cả ngày đã đánh vật cả quãng đường khó nhọc rồi.

Và bác Rì vẫn còn phải thay mặt đoàn kéo cưa lừa xẻ với ông thợ rừng đã tới hồi líu lưỡi...

Em cứ đinh ninh nhà chủ sẽ bố trí cho ngủ ở nhà ngoài, bèn kéo cậu cháu ra bảo sắp chỗ. Chả có cái tích gì hay hơn thì ngủ cho rồi, để mai còn có sức.

Nhưng cái tay này lại bảo chờ nhậu xong thì dọn ngủ luôn tại cái phản ý. Ôi dời, thế thì phải dẹp nhanh cái phản nhậu. Làm đủ điệu bộ nhọc nhằn mà mấy cha này vẫn rượu rượu chè chè, rốt cuộc chả lịch sự nữa, phải nói toẹt ra mới xong.

Một tấm chăn được trải ra làm đệm. Em bảo bác Den lên giường luôn, giả bộ chụp ảnh, nhưng là cho nó “chuyện đã rồi”, mọi người có thể tự nhiên thượng cẳng. Rồi bác Rì cũng lên luôn, chưa kịp gì đã khò:



Không có gái, các zai đành tự chăm sóc lẫn nhau (mới thấy bác Den thêm cái tài này nữa, họ Chu, tên Đáo):



- Hic...ba người ngủ cái giường này nhé... - ông chủ nhà nói - nhưng cứ để hai chú ấy ngủ trước đi, anh em mình làm ấm trà... tâm sự đã. Hic, thôi là thôi thế nào, hic, chả mấy khi các anh lên đây, cứ tâm sự đã...khịt, khịt

Em sợ quá. Đã 23h, cả ngày quần quật mệt bã ra rồi, tâm sự nữa thì toi. Mà ba người trên cái giường này, giả sử ngủ, thì bác Den chắc điếc lỗ nhĩ vì hai cái kèn thổi đôi.

Nói với người đã vào cơn lè nhè chỉ có phí thời gian và sức lực, lại còn mua thêm bực tức. Phải kiên quyết thôi. Em bắn thêm phát thuốc lào nữa để lấy thêm can đảm đẩy ông Bẩy vào một góc salon và khăng khăng đòi ngủ trên cái ghế ấy.

Thế mới xong. Chưa kịp ổn định chỗ nằm, bác Rì đã chuyển từ dân ca sang pop, kéo một phát lên rock rồi khẩn trương chuyển làn sang hip-hop...

Bác Den ngúc ngoắt té:



Nhưng còn đi đâu được nữa, rốt cuộc cũng phải về chuồng, tự vật vã hơn cả phải lết qua cái gì kinh hoàng:



Không quá lạnh. Yên ắng, đêm rừng mà không tiếng chim kêu vượn hót. Không muỗi, không ruồi, không kiến, không côn trùng nào cả. Cái sự lạ này, mới nằm xuống thì mừng, nhưng nằm mà nghĩ lại ngại. Rừng thiêng nước độc hay mình đang nằm trên một cái mỏ nào đấy chưa biết, độc đến mức không côn trùng nào sống được?

Đêm, bác Den lục sục lên xuống, lục balo tìm nước uống. Thẻo nào, hồi chiều vác quả balo ấy thấy nặng thé, mà lại còn nghe òng ọc... 
Có lẽ tới gần sáng bác Den với em mới chợp mắt được một tý. Những tiếng động lạch cạch lay dậy khi trời đã hửng hẳn. Bếp đã đỏ lửa, trắng khói đuổi sương:



Ra cửa đứng hóng hớt, mới thấy mấy cô người Cil tung tăng đi qua. Thế có tức không kia chứ, bẩu tối sang thì không sang, bi giờ mới lượt lờ.

Cả bọn nhào ra, nhoen nhoẻn hát vu vơ mấy câu nhạc tình, rồi vác máy ra chụp. Nhưng các cô này ngoảnh mặt đi. Mấy zai mặt dại thế là không lọt mắt xanh gồi:



Em cố theo dõi xem có vớt vát được giè không. Họ lướt qua không thèm ngoái lại:



Chắc là ba cái thằng chết tiệt này, trông người chả ra người, ngợm không ra ngợm, bẩn thỉu và hôi rình, còn nồng nặc mùi rượu bia nữa chứ, nên các cô ấy không thèm coi mắt.

Chả có gương để soi, xem mình thế nào, đành lôi quần áo giày dép ra chuẩn bị vậy:



Bác Den đi giặt giày, đua đòi vệ sinh, cứ như là nuối tiếc về cái vụ các cô Cil không thèm ngó:



Cơm dọn ra. Cháu ông Bẩy và các các zai khách phải tự bê, tự sắp, tự xới... Cái cô cháu dâu người Cil theo đúng truyền thống nữ quyền, chả làm gì, ngồi đong đưa ở phản:



Ăn sáng mà em cứ mải nghĩ: cũng may, các cô ấy mà chọn mình rồi về làm tướng bà thì toi!
Nghĩ thế cho nó đỡ tiếc cái vụ tối hôm qua dậy mùi chay tịnh

-----------------------
"Suối Đưng T'ra giang hồ kiệt sức
Rừng Đạ Long hảo hán dừng chân"
Đợi cho mỗi người lùa được 2 - 3 đũa bún với mì, tớp một ngụm rượu to tôi mới dám thỏ thẻ với 2 bạn đồng hành về lộ trình tiếp theo. Chuyến đi này chúng tôi có 2 mục tiêu là ĐT722 và đến ngã 3 sông, tuy nhiên do đường khó khăn hơn dự liệu nên đến lúc này đã vỡ kế hoạch về thời gian. Mặt khác nói về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc trong một chuyến đi có lẽ chúng tôi đã đạt đến đỉnh điểm rồi. Vì thế tôi đề nghị tạm gác cái ngã 3 sông lại cho một dịp khác và kết thúc chuyến đi ở đây. Chúng tôi đều hơi tiếc nhưng ai cũng hiểu là không nên cố quá nếu không may thành ra quá cố thì lại mất vui. Tiếp theo là chọn đường về, tại chỗ ăn trưa Liêng Trang có 2 phương án hoặc là rẽ QL27 qua Lâm Hà, Liên Khương rồi về SG theo đường 20 hoặc là rẽ đường 27 đi Buôn Ma Thuột rồi về QL14. Khoảng cách thì tương đương (khoảng hơn 400km) nhưng chả nhẽ lại quay về đường cũ? thế là chúng tôi quyết định đi BMT. Bé Dudi có vẻ hơi lo lắng quá nên cứ đòi đi đường to trong khi tôi với Den thì rất háo hức với con đường tắt qua đò sang Krôngnô. Mấy cậu thanh niên ở quán cam kết là đường đá to, đẹp, sạch sẽ và chỉ có 18km thay vi 60km nếu đi đường vòng. Tôi phải thuyết phục bé Dudi là đi đường này có sông, suối nếu tinh mắt có khi lại được chiêm ngưỡng tiên nữ tắm bên đường ... quả này quá hiểm nên bé Dudi, cho dù hãi xanh mặt các loại đường tắt, cũng không thể cưỡng lại được nên mắt hấp háy ừ ngay "đi đò, đi đò".



Xỏ giày vào rồi ta đi thôi kẻo muộn!
Cảm ơn bạn Virginia_Gold về câu nói đã thành slogan trong mỗi chuyến đi!





Nhìn cảnh đồng xanh lúa tốt, sông suối lượn lờ rất nên thơ thế này chả tin nổi huyện Đam Rông lại vẫn còn rất nghèo. Trong cái kết hoạch "đột phá" của huyện nhà thì tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2010 phấn đấu còn 44%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 23%, những con số thật buồn !


Đò ngang


Đường xuống bến đò


Đây đây gọi là có một tí hương vị Tây Nguyên

    Bên bờ sông
Qua sông chạy một đoạn nữa thì gặp ngã 3 Krôngnô, từ đây về còn Lăk đúng 40km nữa thôi, quả là gần thật.

Bé Dudi "Đường bằng dư lày thì cứ vô tư nhá nhá!"


Quốc lộ 27 đoạn mới làm rộng thênh thang



Đoạn đường từ Lăk về BMT ấn tượng nhất là những cánh đồng lúa chín vàng và nồng nồng mùi khói do bà con đốt rơm rạ sau khi thu hoạch 
-----------

Sáng hôm sau, bà chủ nhà Phó Đoan nổi cơn khó ở từ tờ mờ. Cái sự quạu cọ của bà ý mỗi lúc một căng, từ lầu bầu, chì chiết, gần như chuyển sang đá thúng đụng nia.

Chả biết chuyện gì, chuyện mua bán, chuyện chuẩn bị cho ông nhà vào rừng mấy ngày, chuyện người làm thiếu cái nọ, quên cái kia gì đó. Tóm lại là toáng cả nhà. Bà Phó, người gốc Lào Cai, nhưng em đô răfng bà ý đã quán triệt trọn gói quyền của chị em người Cil.

Cũng có thể tối qua ông Bẩy vui duyên mới mà quên nhiệm vụ cũ, tóm lại là không hoàn thành nhiệm vụ gì đó. Cái thứ rượu cao trăn cũng không hoàn thành nhiệm vụ gì đó, dù được tăng cường cái rượu xạ hương đi nữa. Thẻo nào, tối qua bà ý cứ đi ra đi vào sốt ruột.

Anh em thì thầm bảo nhau chuồn sớm thôi. Loăng quăng uống ly café, bắn vài phát thuốc lào, húp vài chén trà rồi buộc đồ. Tối hôm qua thì ngại nhất ông chủ hiểu nhầm, sáng ra thì ngại nhất bà chủ (hiểu đúng).

Cái sự vội vàng cuốn gói ấy để lại hậu quả nghiêm trọng sau đó mới thấm: quên mang theo nước, trừ cái bình trà đặc hơn nước đái bò của bác Rì.

Năn nỉ ỷ ôi mãi bà chủ mới õng ẹo ra chụp chung một kiểu ảnh kỷ niệm mà mặt vẫn sưng lên như cái phuy xăng. Xăng còn, nhưng cả đoàn quyết định mua thêm cho bà ấy mở hàng, cứ là đong đầy với giá cũng đầy đặn.

Nhưng quả thật, họ đều rất tốt bụng và quý khách. Bịn rịn chia tay, hẹn ngày tái nạm.

Sáng ra mát mẻ và thơi thới. Lòng nhẹ tênh và ngân nga. Em rất thích mấy cái ảnh này, do bác Den chụp lúc ban mai ấy:



Dù sương, gió, tuyết rơi
Đang tý tởn a, a, a … thì húc ngay phải cái hổ này. Cái bánh sau trượt văng lên, hất cả xe lệch sang và nhào xuống hố bùn, pa-ti-nê luôn:



Hố khá sâu, khiến cái húc mạnh đến mức tay lái quẹo lệch đi. Và từ lúc này con xe Min trở thành nghẹo đầu nghẹo cổ và em luôn phải cười nó trong tình trạng tay tươi tay héo, tay phải chuồi ra, tay trái co thúc lại.

Hôm trước, trên một đoạn đường sóc, tự dưng em cảm giác có cục đá to văng vào đùi non. Nhưng đá to thế sao không thấy đau mấy, hoá ra bay luôn cái đồng hồ xe. Nhìn xuống, con xe như chột mắt, con đậu con bay...
 Cái vụ nghẹo tay lái vào lúc sáng sớm này có vẻ như là một điềm báo rằng hôm nay cũng sẽ có những trục trặc.

Lôi được nó lên, chưa kịp lấy lại tinh thần tươi tắn thì quẹo vào một cái khúc này:



Cả đoàn đứng tần ngần rất lâu. Đến khúc này rồi, trong bao nhiêu cái ý nghĩ, ở cái phần “con” sâu thẳm vẫn còn hiện lên cả cái ý nghĩ quay về.

Nó nổi lên, rồi lại phải gạt nó đi, thậm chí không nói ra để khỏi ảnh hưởng đến tinh thần anh em.

Có là cọp beo thì đến khúc này cũng phải suy nghĩ. Không được nghĩ đến quay về thì phải nghĩ tìm đường nào và làm sao lết qua được, cho dù “Trời ơi, chắc đoạn này em không qua khỏi”.

Đó chính là lúc em nghĩ con đường sau này hẳn sẽ phải là một đại lộ. Trông nó to đến thế kia cơ mà, cho dù lúc này thật kinh hoàng. Mai mốt, khi nó được tráng nhựa, em sẽ phải rình, rủ đồng bọn bon chen vào cái lễ khánh thành để ngậm ngùi nhớ về những lúc như thế này.

5, 10 năm nữa không biết, lúc ấy nếu min mốt chưa dọn cái data này, sẽ lại móc lên update các cảnh khánh thành hoành tráng, có các quan chức đọc diễn văn diễn võ, nhe răng nâng cốc vui tươi…

Đại lộ to thế, nhưng loay hoay mà vẫn chưa biết lách hai cái bánh xe nhỏ nhoi vào cái chỗ nào. Trông thì thế thôi, nhưng lệch ra một phát là ngập toàn bùn, nhão nhoẹt như ấy của trẻ con.

Bác Rì húc vào trước, theo tinh thần “đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”. Và bác ý tất nhiên phải sa lầy:



Chiếc xe rống lên như một con bò mộng sa bẫy, càng vùng vẫy lại càng lún, từ từ chìm qua bô, ngập máy. Bác ý giựt giựt cái xe một cách điên cuồng và thất vọng, rồ ga giữ máy khói mịt mù và khét lẹt. Bất lực cao trăn!



Bác ý ngoái lại, không nói ra nhưng ánh lên một tia nhìn cầu cứu. Chưa có kinh nghiệm, ba xe cứ thong dong xa cách, thay vì phải tập trung bê từng xe một:



Sự hy sanh anh rũng của bác Rì ở đoạn này đã đổi được kinh nghiệm phải đùn đẩy từng xe. Cũng nhờ ơn bác Rì đi trước mới mở ra được đường lối (đúng đắn). Bùn chưa kịp lấp lại, phải tranh thủ qua luôn.



Tiếc là không còn người để chụp ảnh, nên những lúc khó khăn nhất lại không có ảnh. Chả hạn, lúc ở Cổng trời, bác Rì bận nắm đầu xe, bác Den với em phải đi kiếm cái cây, xỏ qua bánh trước, lại phải thêm 2 bác đi đường vào phụ giúp, hò dô mãi mới nhấc được cái đầu xe bị chôn chặt trong lòng bùn…


---------------------
Nhìn cái ảnh này thì em thấy bác đi đúng sách. Đi vũng bùn như vậy thì cứ theo vết xe trước mà chạy thôi. Chẳng may gặp ổ voi thì coi như hên xui vậy. Nhiều người cứ chạy tránh sang chỗ khác không có nước hoặc chạy vào chỗ đất trông có vẻ mềm mềm ngon ngon thì rất dễ rầm cái ầm.
 

Vừa cày xong đoạn đường 722 cho nên hơn 100km QL27 từ Krôngnô về Buôn Ma Thuột chẳng mang lại cảm giác gì cho chúng tôi dù đường tốt khung cảnh cũng khá đẹp.

Bữa tối tốc hành ở BMT 
Khoảng 18h thì chúng tôi về đến Ngã 6 xe tăng trung tâm Buôn Ma Thuột. Tôi và bé Dudi đều có người thân ở Phố (BMT gọi theo cách của bà con vùng tây nguyên) nhưng vì bé Dudi có hẹn trước với Ông B, một cựu chiến binh hiện đang cộng tác với bé Dudi trong công việc cho nên anh em chúng tôi ghé lại chổ Ông B. Nhà ông B cách trung tâm khoảng 3km đường đi cũng hơi vòng vèo, trời tối nên chả nhìn thấy toàn cảnh chỉ biết nhà ông này có mấy cái ao cá to vật để cho bà con đến câu cá thư giãn. Ông B quê ở Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định đã gắn bó với Tây Nguyên từ thời chiến tranh cho đến 1985 thì định cư hẳn ở BMT. Ông có máu nghệ sĩ và hiện là chủ tịch một hội nghệ thuật ... ở BMT; Câu chuyện giữa ông và bé Dudi xung quanh tất cả các thể loại nghệ thuật thật là rôm rả và dường như vượt quá tầm hiểu biết của tôi và bạn Den, thế là hai chúng tôi tranh thủ tập trung vào chuyên môn giải quyết nhanh đĩa cá Chim rán và đĩa lòng lợn vốn dĩ đã ngọ ngằn !!!

Ngồi một lát thì phu nhân của Ông B về đến, ông bà cứ một mực đòi thui con này để làm mồi cho chúng tôi oánh chén. Do quá mệt và người ngợm bụi bặm bẩn thỉu nên chúng tôi kiên quyết từ chối và hẹn hai ông bà vào một dịp khác rồi chuồn nhanh về khách sạn.

Nhận phòng xong bạn Den không thèm tắm rửa tót ngay lên giường trùm chăn kín mít ngủ luôn. Tối hôm đấy 3 anh em nằm xiên xẹo lệch đầu đuôi trên 2 cái giường đơn ghép lại ...

Lại cầu Serepok
Sáng hôm sau tôi đi sớm đề về Đăk Nông nộp phạt và lấy giấy tờ xe do bị bắn tốc độ từ hôm 2/9 trong chuyến đi Nghệ An. Bé Dudi và bạn Den túc tắc đi sau và hẹn nhau tại Đăk Nông
CSGT Đăk Nông làm việc rất tệ (chả buồn kể nữa) may mà còn có chỗ này để anh em chúng tôi buôn chuyện trong lúc chờ lấy giấy tờ
Tuyệt chiêu!


Xong là ngất luôn
 
Làm ly cà phê cho tỉnh táo
Đến 14h30 tôi mới nhận được giấy tờ (600K phạt + 200K tiền cò, thật dã man)

Quốc lộ 14 (gần đến Đồng Xoài)
Chạy một mạch hơn 100km mới nghỉ uống nước  
Con Minsk của bé Dudi đúng là tính khí thất thường, ra đến đường quốc lộ là nó chả chịu hỏng hóc gì nữa cứ đạp phát nổ ngay thế mới ức chứ!

 
Tranh thủ lúc trời còn sáng làm thêm mấy kiểu ảnh nữa.

Đến Đồng Xoài lúc trời sập tối chúng tôi quyết định về thằng SG mới ăn tối. Đoạn đường tỉnh 741 từ Đồng Xoài về Thủ Dầu Một qua Đồng Phú, Phú Giáo cực đẹp những đoạn qua thị trấn còn có đèn đường sáng choang. Qua Phú Giáo một đoạn đã thấy một quầng sánh từ xa, về đến Thủ Dầu Một còn ngỡ ngàng hơn khi thấy phố xá, xe cộ đèn đuốc và dòng người tấp nập đi chơi phố ... Gọi là thị xã nhưng quy mô và chất lượng sống ở TDM còn hơn khối thành phố khác.

    Khui một chai sâm banh để ăn mừng chuyến đi thành công!

Đường từ TDM về SG rất dễ đi vì đèn sáng trưng nhưng tôi lại thấy cực kỳ mệt mỏi vì cứ phải căng mắt ra nhìn và vì khói xe mù mịt. Bao nhiêu chuyến đi rồi nhưng chẳng thể nào vượt qua được cái cảm giác chán nản và hơi bực bội mỗi khi về gần đến SG. Cái cảm giác này có lẽ phải gọi là hội chứng mới đúng!

Qua cầu Bình Triệu tôi vượt lên chạy trước còn bạn Den áp tải bé Dudi đi sau thế nhưng chỉ khoảng 20' sau là các bạn cũng có mặt, bé Dudi còn kịp tạt qua nhà tắm rửa nữa mới tài chứ!

Và đây là chân dung các thành viên F111 cung ĐT722 (theo cách gọi của bé Dudi)

Bé Dudi, thành viên nhí nhảnh nhất đoàn. Con Min Chột của bé Dudi:


alias.noodles, thành viên uống nhiều rượu nhất đoàn

Cu Den, thành viên chững chạc nhất đoàn, "Man of the match"

Chuyến đi đã kết thúc nhưng cho đến hôm nay (sau hơn 2 tuần) các buổi sơ kết, tổng kết, họp mặt rút kinh nghiệm, tập huấn trao đổi kinh nghiệm ... về cung đường ĐT722 vẫn liên tục diễn ra đều đặn và rất sôi nổi. Nghe phong phanh còn có một kế hoạch tổ chức giao lưu học hỏi giữa các đội nhóm đã từng chinh phục cung đường này ... có bạn nào biết tin tức gì không?

Câu chuyện ĐT722 khép lại nhưng những cảm xúc, trải nghiệm về 1 chuyến đi hình như chỉ mới bắt đầu ...
--------------------------
Ơ thía đóng lại rùi hử? Còn bao nhiu chiện hay nữa mà không kể nữa hử?
Mà sao một số ảnh em không xem được hử?
Thôi không viết nữa thì ráng thêm vài phát ảnh nữa vậy:
Bác Rì xoè ở chỗ này này:


Đây là vết xoà của bác ý:



Chỗ khó thì không chịu xoè, nhè ngay cái chỗ rễ mà bỉu riễn, can tội coi đường bằng vung.
Đó là cú xoè duy nhứt của chuyến đi. Kỷ lục này thuộc về bác Rì, người tự dưng lăn quay ra đo đất.
Bác Den cũng lăn quay, cơ mà lăn quay “có định hướng”, tức là tự lăn ra mà nghỉ thở, mà ôm ấp cái đường nhựa đã hai ngày không thấy mặt:



Ti nhiên, bác Den có kỷ lục khác. Đó là Kỷ lục đau đít nhứt.
Bác ý đau không chỉ vì hay nhấp nhổm mông với chả cằm, mà đau đít vì chộp ảnh nữa:



Em thì học được nhìu cái xoáy. Cái đuôi choá này, cực xoáy, giống như cái gỉ xoay xoáy ở cái xe Min, cái mà bác Rì chọc ngoáy vặn ra, loay hoay một hồi thì ta lại vặn vào (chả bit cái xoay xoáy ấy là cái troá giề):



Cơ mà phải công nhựn cái quán thịt choá ấy ngon chưa từng thấy. Qua Dak Nông cứ là phải xơi.
Cuối cùng là đọng lại niềm vui, một niềm khôn xiết, có tự vỗ ngực đồm độp cũng không tả hết.
Niềm vui ấy đến từ khoảnh khắc này:


Gặp đường nhựa rùi! Sống rùi!

Cái sự sung sướng không thể kìm hãm được này khiến em lao vút, phi như chưa bao giờ được phi. Ngoảnh lại chả thấy ai, hoá ra còn có bác Den họ Chu tên Đáo ghi lại khoảng cách giao đường vô thường này.
Có khi chỉ là một xăng ty mét, và có khi là cả một khoảnh khắc nhớ đời!

Còn nguyên, mời các bác cùng xơi, tô bún đầu tiên trên đường nhựa không thể nuốt nổi một nửa. Nó cũng ngon, nhưng vì các thằng con nó quá mệt.



Em vẫn muốn bốt lại cái ảnh này một lần nữa, cho nó đọng lại, để rồi hò nhau tràn bùng lên cái khí thế: Đi, đi, đi!


-----
Cũng có luôn đấy ạ, nhưng tại kể vắn tắt nên bỏ qua đoạn này. Nhưng bác đúng là người hiểu được tình thế, cho dù nhìn ảnh thì đo đỏ giống nhau mà thôi.
Đoạn đường phơi nắng đã se khô vất vả hơn đường đất nhão, vì khi lún nó bị đất dính chặt, bùn văng kẹt bánh và chuyển làn rất khó khăn:


Cái ảnh trên, trông thì tưởng dễ đi vì thấy khô khô, nhưng đó là nơi em tưởng sẽ "ở lại mãi" vì lún, không cựa quậy được.

Bác Rì và bác Den đã trút những sức lực tưởng như cuối cùng tại hai cái khúc cong này, do bị sa lầy. Bác Rì còn bị trẹo gân tay khi cố nhắc cái đầu xe lên (mà vẫn không nổi).



Qua được khúc này chỉ nhờ vào cách xúm lại đẩy, bê, nhấc từng xe một, lết từng xăng ty mét.
Không vác được cả cái xe máy, chứ không thì cũng vác luôn lên vai cho nó đỡ hơn
 ------
Lết qua "Đại lộ Kinh hoàng" từ phượt đã lên báo, và phát hành tại SG trước, ra sạp sáng nay, Trang báo trông như thế này:


Có cả lời chào mừng phượt.com bằng tiếng Cil.
Tít và ảnh thì vẫn vậy, nhưng text kể ở báo khác với ở phượt, bảo đảm bản quyền không copy.
Các tác giả ảnh được ghi rõ: Linh Quốc Di (chả nhẽ lại để là Rì Den Di, hị hị).
Bác nào ở SG wan tâm thì kiếm sớm, vì tuy báo này đề là cuối tuần, nhưng phát hành vào thứ Tư, đến cuối tuần thật thì thường... hết.
Bài ở trang 48, ngoài bìa trông nó thế này:

  
Lết qua "Đại lộ Kinh hoàng" có thể xem tại Tuổi Trẻ Online, tháng 11-2008:
http://dulich.tuoitre.com.vn/tianyon...&ChannelID=100

1 nhận xét:

  1. Bạn có biết nhóm vietnam motorcycle tour Loop Bike Tours là 1 trong những nhóm tổ chức phượt hàng đầu việt nam

    Trả lờiXóa