7 người nổi cơn điên điên xách 5 xe máy ra Phú Quốc quyết chí lượn bằng hết các con đường ở hòn đảo này.
Khoái sao thì làm vậy, thế thôi, cũng chả phải cốt đi thăm cảnh đẹp người xinh, hay là tìm món bồi bổ.
Cũng lại có một cái khoái cũng khùng khùng khác: chán đi đường 1A lắm xe bụi bậm, từ SG xuống Rạch Giá là kiếm đường làng mà đi.
Em chép ra đây cái lộ trình này, ngộ nhỡ có bác nào nổi cơn thì có cái tham khảo. Bác nào không cần tham khảo đường sá đi kiểu mới có thể bỏ qua giữa hai đoạn đánh dấu ++++:
Đi đường 1A tới cách Tân An khoảng 4 km có đường rẽ phải vào huyện Thủ Thừa.
Từ đây có đường đất chỉ toàn người địa phương đi, dẫn đến một bến đò nhỏ băng qua sông Vàm Cỏ Tây. Qua đò, chạy ra quốc lộ 62. (Thật ra bọn em rửng mỡ chạy thế cho nó thích, chứ có thể đi SG- Tân An, quẹo phải ra ngay QL 62).
Quẹo vào tỉnh lộ 865 với phần lớn như đường làng cặp bờ kênh, đến Mỹ Phước, một thị trấn mới của một huyện mới. Từ Mỹ Phước có một con đường chạy thẳng tắp đến Mỹ Tây.
Một nửa con đường này thuộc tỉnh Tiền Giang, mang tên tỉnh lộ 865. Cũng nó thôi, nhưng khi vượt qua cái cầu xi măng nhỏ sang tỉnh Đồng Tháp, nó lại mang tên 847, với đất bụi mù và bùn lõm bõm.
Ngộ một cái nữa, con đường thẳng tắp này đến Mỹ Tây mang tên 847, nhưng cứ chạy thẳng thì tên của nó lại là 846. Muốn chạy 847 phải quẹo trái, đi Mỹ Thọ, ra Cao Lãnh.
Qua phà sông Tiền, về Long Xuyên, qua phà sông Hậu sang Thốt Nốt. Từ đây bắt đầu một con đường thẳng như kẻ chỉ dài nhất miền Nam, quốc lộ 80, về đến Rạch Sỏi.
Quẹo phải 4km về Rạch Giá. Chạy thẳng đường Nguyễn Trung Trực, qua cầu tới bùng binh to, quẹo trái, ra bến tàu đi Phú Quốc.
++++++++
Tàu ra Phú Quốc có nhiều hãng, nhưng đại loại như thế này:
Trên tàu ngồi như máy bay. Êm. Cả hai đầu vé mua đều dễ dàng. Giờ tàu thế này:
Tiền chở xe mất 110K + 20K tiền bốc xếp hai đầu. Con Min Khục Khặc của em thì nó bảo là môtô nên phải thêm tiền bốc xếp!
Người ngợm thì đi cổng chính, như đi du nịch:
Xe máy lên tàu không cần tháo xăng như đi Côn Đảo, nên có thể đổ đầy, hoặc tại cầu tầu đổ thêm. Vì đường từ bến tàu về thị trấn Dương Đông khoảng 12-13 km, giữa đường chỉ có 1 cây xăng.
Bọn em ở cái resort này (tên, ĐT, địa chỉ khỏi ghi, chụp một phát là xong):
Sân rộng, vườn mát, sát biển, phòng được. Không máy lạnh, không nước nóng (chả cần giè vì mát lém rùi), giá 120 K được của ló.
Xong phần ăn ở ngủ nghỉ.
Phần chính là chơi mới là cái đáng lo. Vì mục tiêu là cưỡi xe máy không được sót chỗ nào, nên cần thuê hướng dẫn, mà là loại chọn, tiêu chuẩn cao, vừa phải biết về ăn, chơi, lại phải rành về đường sá.
Cuối cùng, chọn được người đủ tiêu chuẩn: vừa là cò du lịch, vừa là cò đất. Bao anh ta ăn nhậu, đổ xăng và chi ít tiền dịch vụ.
Xong, đem một đống bản đồ ra vạch kế hoạch lên đường…
Muốn đi hết các con đường trên hòn đảo này, phải mất ít nhất 3 ngày, hướng dẫn viên này bảo thế. OK, ở thêm vài ngày cũng được, nhưng phải đi hết cho nó máu.
Ba ngày ấy, phải chia ra, một ngày đi bắc đảo, một ngày đi nam đảo và ngày thứ ba đi trung đảo, xuyên ngang, đâm chéo vào hết các ngóc ngách khác…
Ngày thứ nhất, đi bắc đảo. Những con đường nhựa thì chả nói làm gì, cứ phơi phới mà đi. Đẹp thì cũng có đèm đẹp đấy, cơ mà không khoái.
Cứ phải vào những con đường hành xác như thế này thì mới thỏa cơn khát vọng:
show tạm một cái lấy le khí thế giống như một cái trailer ấy cho nó dễ tưởng tượng.
Phú Quốc chỉ to bằng Singapore, nhưng đường sá, tất nhiên, khủng hoảng hơn nhiều, những con đường chưa có tên, chưa có số má gì cả, trên bản đồ cái có cái không, có khi có, nhưng lại khác xa với thực địa…
Đó là do đường đang mở. Nghe nói một loạt các dự án du lịch lớn đang chuẩn bị mở ra ở tây bắc đảo, nơi biển đẹp và hầu như chưa có gì khác hơn so với thời hồng hoang.
Đi nửa ngày đường, ra đến Bãi Thơm, nghỉ uống nước và tra cứu bản đồ. Ông hướng dẫn viên (trái) giải thích sự khác nhau giữa bản đồ và thực địa:
Bãi Thơm như một khu rừng nhỏ thời thuyền trưởng Cook mới phát hiện ra nước Úc. Cái thuyền này thì cứ tưởng tượng như thuyền độc mộc của thổ dân:
Những thứ động đậy được chỉ là những chú chó Phú Quốc nổi tiếng toàn cầu:
Vì có thổ địa dẫn đường, nên coi bản đồ cũng chỉ là coi thế thôi, cho nó biết ang áng. Vì kiêm là “trưởng ban cò đất”, nên hướng dẫn viên này biết mọi con đường ngóc ngách, biết từng vị trí và con đường dẫn tới nó. Rời đường đất quẹo vào đường rừng:
Rồi vào những con đường nhỏ dần:
Xuyên ngoặt nghẹo vào tít bên trong:
Gặp một cái cầu nhỏ:
Cầu này chắc xe qua được, nhưng không thể bê được nó xuống cả chục mét theo các bậc thang dốc này:
- Nếu qua được, bên kia sẽ là cái gì?
- Qua một khoảng rừng nhỏ rồi lại đâm ra bờ biển phía đông.
Thế là quay xe, đi bọc đường khác:
chạy ra con đường đất đỏ nhưng nền cứng:
Vòng vòng rồi quẹo vào Bãi Sao, một bãi cát trắng cực mịn, chân mát rượi. Chỗ này, nghe nói là một trong những bãi tắm tốt nhất, cát trắng sạch, không sóng, nước xanh biếc, dải mầu xanh dương, dải màu rỉ đồng:
Chỉ định uống nước rồi đi, nhưng hỏi ra mới biết có vài món lạ. Không nỡ đi được, phải làm vài phát:
Có cả cái món nhum này, nhưng không còn nhiều thì giờ. Nghe nói nhum ở đây ngon hơn ở Nha Trang, cũng chịu:
Tây đầm mò đến đây cũng lắm. Tưởng mình phượt cũng oách, ai dè gặp bác tây này mà kinh:
Bác ý người Thụy Sĩ, vừa chia tay bồ, buồn tình một mình một balo lang thang ra Phú Quốc. Tiếng tăm không biết, cứ thuê xe máy với bản đồ mà đi.
Chiều về, bọn em ra chợ trung tâm Dương Đông, mua một đống cua ghẹ, tôm về:
mượn nồi xoong hấp lên, đem ra bờ biển đánh chén. Nhà chủ vô tư phục vụ, đổi lại mình cũng vô tư mua bia và rượu sim cho họ vui.
Hải sản tươi rói, ngọt, con nào con nấy to đùng. Tôm cứ bằng ba ngón tay, cắn phập mà vẫn không thấy Giăng Van Giăng đâu cả.
Xấu hổ vì ăn ngấu nghiến như chưa từng được ăn, chả chụp được cái ảnh nào về cái vụ này.
Ngày thứ hai, đi miền nam đảo. Ở đó có một loạt cảng, cảng cá, cảng hàng, cảng du lịch. Đây là cảng cũ:
Những cái cảng cá này chắc cũng có lâu rồi, nhưng lâu nay vẫn thế:
Phi qua các cảng, ra cả cầu tàu nhìn vào đảo. Cái cầu tầu bằng xi măng, nhỏ lọt xe ba bánh, nhưng lại giống cầu Long Biên, lâu lâu lại có một chỗ phình ra để tránh nhau.
Lướt qua những con đường nhựa, chắc có từ thời Pháp, những con đường này chắc mới, nhưng đất pha đá dăm, nên dễ hút nước khi mưa. Phía nam đảo là nơi đông dân cư, nhiều hoạt động của con người hơn. Đi đường gặp dân đi hải sản, gom về các cảng:
Hàng của họ là mấy cái con này:
Mục tiêu đi hết các con đường ở Phú Quốc không thực hiện được hết. Vì một số chỗ như công viên quốc gia này họ không cho xe máy vào, chỉ cho đi bộ. Nhưng xe máy và đi bộ là hai lọai khác nhau, nên bỏ qua luôn, chỉ đứng làm dáng một chút, gọi là đã đến cổng rừng:
Theo những con đường đang mở, rộng và dễ đi, có rất nhiều cây cầu như thế này, giống nhau từ cùng một lò, chỉ khác nhau ở cái biển gắn đầu cầu, đặt tên theo số:
Buổi trưa, rẽ vào một bờ biển, ngả ngốn giữa những bóng cây mát rượi. Ở đấy có cái quán với những người bán hàng dường như mới ở quê ra, tập làm du lịch. Nhưng món ăn lạ và ngon. Tên của chúng nghe rất Miên: Cà Xeo. Lên đĩa thì thế này:
Rồi đem nướng:
Thơm, bùi,ngậy…
Cái món này lại là cơ bắp tay của một con thể nhuyễn. Để khép được hai cái vỏ nặng chịch, cơ tay của nó phải rất khỏe. Ăn cơ cho nó bổ cơ, ăn cơ này chắc cũng bổ cả các cơ khác nữa:
Cái đĩa đem lên được bọc nilon đàng hoàng, vệ sinh hơn cả ở SG. Nhưng chắc người ta phải làm thế để gió khỏi thổi cát vào.
Oanh chén tưng bừng, biển một bên và (Cà) Xeo một bên:
Bọc ra bờ biển phía đông, đến một ngã ba, đút xe vào gửi một nhà và rẽ xuống cái làng chài này:
Chỗ này có vẻ là làm nước mắm. Mùi mẽ và tấp nập chuyển hàng:
Ở đó có một bến xuồng, trông cứ như Venice bên Ý Đại Lợi (ấy là giàu trí tưởng bở một tý cho nó lãng mạn):
Một chiếc xuồng chở đoàn ra một cái xóm nhà bè ở tít xa:
Nhà bè gíống như mọi cái ở miền Tây, nối với nhau bởi những tấm ván bập bềnh:
Nhấm nháp ốc hương trong lúc chờ, ngon ở những nơi khác. Nhoằng một cái, ông bà chủ bè và đứa cháu dọn lên mấy món được chọn.
Định làm con rùa biển cho nó oách, nhưng e không đủ thời gian, nên chỉ chén mấy món tầu nhanh:
Mực tươi nướng vỉ:
Mực xào chua ngọt:
Cá chẻm chưng tương:
Nhưng ăn phải đúng kiểu. Mực thì nướng sơ thôi, chẹp, ngọt khủng bố:
Cởi trần ra cho nó mát, và mực phải xơi cả mực mới gọi là xơi mực:
Trông thì kinh, nhưng cái mực đen xì ấy cực bùi, quện với cái chất ngọt nhầm nhậm mà thanh của thân mực.
Mấy con cá bống biển câu được cũng nướng hết, để nguyên con với ruột rà cho nó có mùi hoang dã:
Oánh chén xong, chả muốn đi đâu nữa, gió thì mát, biển thì lênh đênh, bè thì đung đưa, người thì muốn dây dưa…
Thiếu vài phiếu, suýt nữa thì biểu quyết được vụ chơi suốt đêm cho đến sáng, vui đâu chầu đấy, đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải gượu mà choàng phải bia…
Quyết định về lại khách sạn. Hoàng hôn buông xuống gồi:
Lại đi những con đường đất đỏ vòng vèo và quanh co, xuyên qua rừng và quẹo vào một lối tắt có cái biển chỉ đường dân dã:
No xôi chán chè vì hải sản, còn thứa bỏ đi thì phí, mang về rồi để cũng không xơi được. Tối, ra thị trấn làm tô phở là xong.
Sáng dậy, ra trung tâm ăn sáng vỉa hè, rồi làm quả cafe ở cái quán từ trên cao nhìn ra biển, cạnh khí tượng thủy văn:
Ở đó nhìn biển xa gần, rất lãng mạn:
Đối diện cái quán này là Dinh Cậu:
Chả để ý Cậu tên gì, Nhưng nghe nói Cậu thiêng lém, đôi nào muốn bỏ nhau cứ vác nhau ra đây gặp Cậu, về thế nào cũng bỏ được! (Biết trước thì khối người cũng đỡ khổ vì nhùng nhằng )
Lại lên đường với những con đường đất đỏ, rẽ ngang rẽ dọc:
Ra con đường ven biển thẳng và dài:
Ở đó có một trại nuôi và cẩn ngọc trai, do hai ông người New Zealand làm chủ. Họ làm từ nuôi trồng đến thành chuỗi hạt, nhẫn, bán trong một shop nhỏ, có nhân viên người Việt canh phòng cẩn mật, không cho chụp ảnh vì sợ lộ mẫu mã:
Cả một cơ ngơi, có trang trại, lồng nuôi ngoài khơi và cả bãi biển đẹp:
Bài Dài và Bãi Trường là hai bãi khác nhau, cùng hoang sơ như nhau. người ta thả bò, cừu, dê:
Hoang vắng và vắng lặng, những cành cây rơi trên bãi biển và mùi gỗ mục, cỏ hoang thoang thoảng…
Tự xét thấy đi cũng hòm hòm gần hết các con đường, cả đoàn quyết định làm bữa nhậu sơ kết. Ra chợ tự mua đồ cho nó rẻ:
Ở đó có những con như thế này, chả nhớ gọi là con gì:
thôi thì lại mực tôm cá cho nó lành. Nhưng cũng con cá này, hôm trước ăn phải trả 120K /kg thì ra chợ mua chỉ có 50 K/kg:
Rau dưa thì vô tư, xanh sạch đẹp:
Và khuân luôn hai thùng bia nữa, kèm theo rượu sim Phú Quốc:
Mượn tất, bàn ghế, chén đũa, nồi xoong… bày ra cái sân mát rượi ngay trước cửa phòng nghỉ, vừa ăn nhậu vừa tắm biển:
Bà này là vợ ông chủ quán Le Deauville:
Còn ông chủ, người Thụy Sĩ, từng kinh doanh ở Pháp 20 năm, nay quyết định cắm dùi ở Phú Quốc, một tấc không đi, một ly không dời. Ông ta bảo đikhắp nơi rồi, chỗ này là sướng nhất:
Họ cùng nhau xây dựng cái quán này, đỏ ngói nổi bật trên bãi biển:
Nhậu nhẹt tưng bừng đến tối thì kéo sang quán này nhậu tăng hai đến đêm. Ông chủ khoái có người hóng chuyện, khuyến mãi mỗi người một chai bia.
Chả nhẽ lại ăn không ăn hỏng thế, các công tử SG lại nổi máu “giữa đường thấy cảnh bất bình chẳng tha”, đã thế thì gọi thêm, bày ra làm chầu nữa cho nó đủ ba tăng!
Lơ đơ rồi, đêm lại kéo nhau ra phố ăn đêm. Đủ thứ, nhưng có vẻ các món chả cá Phú Quốc là được.
Chí ít chắc nó cũng tươi và không pha trộn, lại nghe nói là cá cơm. Đánh một tô bún cá trong ánh đèn đỏ đòng đọc:
Sáng dậy ngất ngư. Dọn đồ lên đường về, ghé qua cái quán mỳ tàu. Mấy chú đầu bếp trẻ thấy khách lạ đua nhau trình diễn màn kéo sợi bằng tay:
Lật đật chạy đường nhựa để kịp giờ tàu. Quyết định trở lại Rạch Giá, chứ không về cảng Hà Tiên nữa.
Lại đẩy xe lên tàu.
Con Min Khọt Khẹt lại bị trói gô bên cầu thang:
Còn người thì mơ màng trên tàu, bỗng bềnh nỗi nhớ:
Nhớ về Phú Quốc và một chuyến đi dzui dzẻ:
Vắn tắt lại thành một cái bài, ở đây ạ:
http://dulich.tuoitre.com.vn/tianyon…&ChannelID=100
Úi, lâu lâu mới vào, thấy các bác xôm tụ quá. Hóa ra bao nhiêu người đi PQ mà chả kể gì
Thôi để nhà em lại mồi tiếp bài về một chuyến đi PQ nữa, tháng 5 vừa qua, tức là 8 tháng sau chuyến đi kể ở phần trên.
Quả thật, đi về lại hau háu muốn đi, chỉ sợ chậm thì nó lại công nghiệp hóa hết thì chán.
Lần này, cũng đi bằng xe máy, 6 người trên 4 xe. Nhưng có 2 cái khác. Một là lần này em đi xe win (chiếc Min Khù Khờ đã chuyển cho nhà Vồ, hiện đang rong ruồi đi Lào rồi). Hai là lần này đi đường mới, cặp sát biên giới Cam, rồi xuống cảng Hòn Chông, từ đó đi tầu ra PQ.
Cảng Hòn Chông vừa mở tuyến tàu này được vài tháng nay, đi PQ dễ dàng và ngắn hơn, chỉ 1h15 là tới. Chỗ này lại là khúc biển êm, như đi trên ao, qua các đảo như trên Vịnh Hạ Long…
Từ Sài Gòn đi Đức Hòa (Long An) lên Hiệp Hòa, quẹo Đông Thạnh. Từ đây có một con đường mới toe, chưa có trên bản đồ, kể cả loại to vừa in đầu năm nay cũng không có. Đó là quốc lộ mang tên lạ hoắc: Quốc lộ N2, chạy thẳng tắp:
Nó được coi là đường HCM nối dài, từ Trường Sơn xuống cả vùng ĐBSCL
N2 đâm vào quốc lộ 62, khúc gần Tân Thiết. Từ ngã ba này quẹo phải hơn chục cây là tới Mộc Hóa.
Hai bên N2 là đầm lầy, bắt đầu Đồng Tháp Mười. Ở đó có rừng và các trại ong:
Cà kê dê ngỗng một tý, còn lâu mới đến Phú Quốc…
Từ Mộc Hóa đi Vĩnh Hưng, cửa ngõ Đồng Tháp Mười, sát biên giới Cam. Ở đây đang xây cửa khẩu mới, làm đường to đẹp. Vĩnh Hưng lụp xụp ngày xưa, giờ khó nhận ra. Từ đây có đường xuyên Đồng Tháp Mười tới Hồng Ngự.
Phía Long An còn khúc đường đất, không khó đi, nhưng bụi bậm. Dân buôn chạy xe như điên, bụi mù, rình mãi mới được lúc yên ắng:
Đi sâu vào Đồng Tháp Mười, tưởng là sình lầy, hóa ra đã nhựa hóa cả:
Chỉ còn những cánh đồng lúa và những con sông là giống như ngày xưa. Vào mùa nước nổi, bát ngát nước, trắng loang loáng. Mùa lúa, lúc xanh ngát, lúc chín nhuộm vàng cả mây trời:
Bắt gặp một kỷ niệm xưa:
Đó là cái bếp trấu, dùng trấu để nấu thay rơm rạ. Người đầu tiên thiết kế và chế ra cái bếp này là ông ngoại em, một kỹ sư thời Pháp ở Hà Nội.
Ông về hưu cuối những năm 60 thế kỷ trước, lúc cả Hà Nội còn phải đun bằng củi, than đá, trước khi chuyển sang dầu hỏa. Em còn nhớ lăng dăng giúp ông đưa thước, com-pa, tẩy cho ông. Trẻ con, ấn tượng nhất là bộ com-pa của tây, nó sáng loáng, oách đến mê mẩn!
Nhưng các loại “năng lượng” thời ấy đều phải mua bằng tem phiếu, có định mức. Và trấu giúp giải toả sự căng thẳng về chất đốt lại là loại không cần tem phiếu!
Trên đường phố, những chiếc xe kéo chất đầy bao trấu từ nông thôn tràn vào Hà Nội. Nhưng người ta vẫn đun kiểu truyền thống, không cháy hết và bẩn, bụi, cho đến khi cái bếp trấu này ra đời.
Nó có 3 tầng, đốt trấu thành tro trắng tinh, tiết kiệm.
Bây gìờ, cái bếp trấu chỉ còn ở những vựa lúa như ĐBSCL hay là châu thổ Bắc Bộ. Nó vẫn còn tác dụng và vẫn gắn với các vùng lúa.
Hồng Ngự qua Tân Châu, về Châu Đốc, đến ngã ba Nhà Bàng quẹo đường Tri Tôn. Trong lúc chờ 4 bác trong đoàn quẹo hơn chục cây vào Ba Chúc thăm di tích, bác Minh La với em điện cho người quen ở Tri Tôn dẫn đi nhậu. Có thổ công mới xơi được món ngon, đặc sản địa phương:
Tự dưng quên mất là cái con gì. Chỉ nhớ là nó rất lạ và ngon, dai, thơm, hơi nhần nhận, rất hợp với dân nhậu. Chả thấy ở đâu có cái con đuôi dài này, kéo ra cả cái đuôi như đuôi chuột, chấm muối tiêu ớt cắn lật sật:
Tưng tưng rồi, về cảng Hòn Chông thấy sao quá gần. Đường vào cổng cảng Hòn Chông có trạm biên phòng:
Một trạm bán vé đìu hiu với giờ tàu chạy chập choạng và còn được cảnh báo có thể thay đổi:
Cô bán vé ngủ gật:
Tỉnh ngủ, cô ấy bảo: ngày thường chỉ thế thôi, nhưng cuối tuần thì phải đăng ký trước đấy, lúc ấy tầu luôn chật chỗ.
Ra Phú Quốc, nếu không đi bằng máy bay, có 3 đường đi bằng tầu biển.
1- Đi từ Hà Tiên. Bằng tầu đánh cá bằng gỗ. Cái này hơi kinh. Cũng có tầu thuỷ to, nhưng hơi ít.
2- Đi từ Rạch Giá, Đây là tuyến tàu du lịch truyền thống, tầu to, nhiều. Giá vé người: 240-250 K. Xe máy chất lên boong tàu, phí xe: 110 K + 20K tiền bốc xếp loại xe cỏ, nếu là xe to, phải gấp đôi. Tuy nhiên, có thể cò kè )
3- Đi từ Hòn Chông. Tuyến này mới mở vài tháng nay, đi bằng tầu cánh ngầm, nhỏ nhưng nhanh. Xe máy chất trong khoang khách , được buộc dây vào ghế ngồi như thế này:
Tội cho mấy người ngồi cạnh cái xe vừa chạy còn…nóng hổi. Cũng chả sao mấy, vẫn ngủ vô tư:
Đến Phú Quốc, xe được lôi lên bờ theo công nghệ “nhổ củ cải”, người nọ nắm thắt lưng người kia mà kéo:
Cả đoàn tập hợp lại và bắt đầu cuộc hành trình trên những con đường Phú Quốc:
Cái cảm giác lớn nhất khi trở lại Phú Quốc sau 8 tháng là: chán.
Thế mới chán chứ, mặc dù sau khi lần trước đi về thì cứ háo hức suốt ngày muốn đi nữa ngay.
Chán, vì những con đường hoang vắng mát mẻ “ngày xưa” nay trở nên đông đúc, xe cộ nườm nượp.
Đâu đó ở cái khúc này, lần trước phải đứng khóc trong mưa vì hết xăng giữa đường, nay mọc lên mấy cây xăng.
Ghé hỏi, chú bán xăng: Ừ, vừa xây xong được hai tháng nay!
Chán, vì quán xá đã lại đông đúc, mất xừ nó cái chất quê, cái thật thà chân tình.
Chán, vì công trường bắt đầu ùn ùn. Sân bay quốc tế đã khởi công, công nhân lố nhố, những con đường nhựa sạch là thế, bỗng lem đất đỏ và bụi.
Lại phải đi tìm, chui rúc vào những con đường này để tìm lại cảm giác:
Thật khóai khi chui vào đây:
Những khúc đường bắt buộc phải qua, không nơi né tránh:
Cứ thích đối đầu là thế, để xem mình xoay vần ra sao.
Những con đường Phú Quốc ở vùng xa có vẻ vẫn vậy:
Mát mẻ qua những rừng cây. Nhưng bây giờ cũng bắt đầu có ô tô, mấy cái xe công trường và những toán công nhân đội mũ nhựa đi lại. Chưa phải là nhiều lắm, nhưng rõ ràng Phú Quốc đã trở thành công trường, mất dần đi cái vẻ tự nhiên:
Chỉ còn rừng quốc gia còn vẻ yên ắng:
Bỏ SG ồn ào đến đây, cốt là tìm chui vào chốn tĩnh lặng, không đường sá:
Vào rừng chán lại kiếm đường ra biển rộng. Cái tàu này, thuê nguyên con chỉ mất triệu bạc:
Thượng nên nóc tàu ngả ngốn bia bọt để phi ra biển lớn:
Neo tàu lại và thả câu:
Câu không cần cần. Chỉ có một ống nhựa có tay nắm bên trong, cước to, đầu chì rất nặng và mồi bằng tôm tươi.
Rất hoành tráng và chiên nghịp, nhưng sản phẩm đầu tay câu được chỉ là con cá này, bé bằng ngón tay )
Dù sao, ra đi đã có lời thề, không có sản phẩm không về quê hương. Câu kéo là cái môn luyện tính nhẫn nại, nhất là cho những thằng quen bậm trợn băm bổ, ăn sổi ở thì:
Rồi cũng tới hồi đắc nhân quả:
Nhưng chỉ thế thôi, chả có gì thêm, tay mơ vẫn hoàn tay mơ, nên đành nhổ neo dời ngư trường. Được cái là thuyền thuê trọn gói, nên ai cũng có thể làm thuyền trưởng, chỉ tay ra lệnh nhổ neo:
Thấy một cái thuyền đánh cá, chắc mẩm là chỗ có cá người ta mới đánh, bèn hạ neo ăn theo:
Thuyền câu không người:
Người ta đặt câu rồi theo thuyền bạn bỏ đi chơi. Đời sướng thật, lênh đênh, chả câu kéo thì đừng, nhưng chơi là không thể bỏ.
Câu chán rồi vào khoang nghêu ngao tán phét:
Sản phẩm, được cái nào xào cái đó, giao cho lái tàu và thợ máy kiêm bếp trưởng và phụ bếp. Chả món nào ngon bằng chính cái tự tay mình câu lên, tươi thơm:
Câu cá đến tối, rồi thắp đèn câu mực. Cần câu vẫn là cái ống ấy, nhưng mồi khác. Mồi câu mực là mồi giả, một con tôm bằng nhựa, tua rua dập dềnh, bên ngoài quét lớp sơn phản quang.
Cách câu cũng khác, cứ việc nhúng lên nhúng xuống cho con tôm giả vung râu múa may, con mực lao đến, chùm lấy con mồi… Chỉ việc nhấc cước lên từ từ.
Con mực có tài biết hóa mầu sắc. Đặt nó vào chỗ nào thì một lúc sau cả con mực sẽ biến thành mầu đó, để “hội nhập” với môi trường chung quanh.
Câu đã rồi, tối về căn nhà sát biển, bày đồ ra nhậu. Dưới một bóng đèn le lói, chung quanh là biển tối như mực:
Mồi thì mình mang về, sàn nhậu là mấy cái ghế tắm nắng, đồ nấu, chén đũa mượn của chủ nhà:
Cứ thế mà tưng bừng đến khuya, mặc kệ nhạc xập xình đâu đó vẳng lại và mấy em mát-xa bờ biển chào mời. Phú Quốc hết tĩnh lặng rồi, đang hiện đại hoá:
Chán biển rồi lại vào rừng. Công viên quốc gia:
Lên suối Đá Bàn:
Đi qua cái cầu treo này là vào khu vực suối:
Ở đó có những con đường mòn, khúc cát, khúc đá, khúc suối:
Những khúc đường vừa đủ ngưới đi qua, xuyên những khu rừng sim. Ở Phú Quốc có 2 loại rượu ngon là rượu Mỏ Quạ và rượu sim, ngâm từ những quả sim rừng địa phương, chan chát. Quả sim như thế này:
Đi vài cây số với những đường như thế này:
Đến những khúc suối, thác nhỏ chảy xiết giữa đá:
Đá bị mài mòn, sắc cạnh:
Cứ thế đi ngược lên đỉnh núi, chỉ có đá và suối, thi thoảng có một cái bàn đá to, có thể ngọa.
Ít người lên đến tận đỉnh. Nghe nói trên ấy chỉ là một bãi đá rất rộng, chung quanh toàn rừng. Lên rồi, lúc xuống dễ bị lạc, vì không nhớ xuống bằng đường nào.
Hôm trước đó có một đôi từ Hà Nội vào, lạc đến 8h tối, vì lên đó, cây nào cũng là cây, cửa rừng nào cũng giống nhau.
Kể lại chuyện này, mấy bàc bảo vệ khuyên: đôi nào dẫn nhau lên đến đỉnh thì nhớ cởi áo (hoặc quần). Không phải để trao nhau, mà buộc vào một cái cành cây đánh dấu đường xuống. = ))
Rời Đá Bàn, lại lặn lội theo những con đường mới lạ. Tưởng là vắng, hóa ra bi giờ cũng đầy người. Nam thanh nữ tú kéo nhau đi nườm nượp, chành choẹ ỏm tỏi. Phú Quốc không đi sớm thì cũng thành thành phố đến nơi:
Đến một khu rừng vắng, ngơ ngác không có người để hỏi, rồi cũng tìm ra một đồi cao. Vứt đại xe ở đó rồi leo lên:
Thì ra trên cao đó là cả một cái hồ lớn, rộng thoáng. Tên là gì thì quên mất tiêu, chỉ nhớ cảm giác là đang đứng ở một cái hồ nào đó bên Gia Nã Đại, vào thời Con Rắn To đánh nhau với thổ dân da đỏ:
Đó là cái hồ nước trên cao, là nguồn nước sạch cho cả đảo dùng sinh hoạt. Bên kia hồ là cánh rừng hoang vắng rất it dấu chân người. Nghe nói sang đó cũng phải thế nào mới sang được.
Bên này hồ, có một cái trạm nhỏ, một bến thuyền vắng vẻ. Đó là nơi xuất phát của những chuyến đi “Nhất nhật đế vương”.
Trước chuyến đi này em đã đọc một bài báo nói rằng ở Phú Quốc có một chỗ vào loại “thần tiên mã giáp”. Ở đó các đại gia có thể nhậu bên bờ suối, ngắm các em tiên nữ tung tăng bơi lội dưới hồ, hứng lên, chỉ em nào thì em đó được lên nhậu cùng.
Hứng nữa thì xuống tắm cùng, cho các em kỳ cọ. Không ai hứng thì các em cứ việc ngâm mình bơi lội lượn lờ dưới đó, mặc kệ rét run cầm cập.
Mấy ngày ở Phú Quốc, gặp người quen nào cũng tung ra những câu hỏi khiếm nhã để tìm cái nơi ấy. Nhưng chỉ nhận được những khoé cười tế nhị,
Có thể chỗ đó là ở bên cái cánh rừng kia.
Đang loay hoay thì gặp một đoàn bốn em tươi vui, vác mấy thùng đồ ăn, trái cây… tưng bừng xuống xuồng:
Và họ nhanh chóng nổ máy, loáng một cái vút về phía cánh rừng bên kia hồ.
Mừng vui chen lẫn thẫn thờ. Đem câu hỏi này đến một cò quen. Hắn gật đầu: 200 K /em/ ngày, phải đặt trước.
Escort girl /boy/ person (không nhớ có đúng chính tả không nữa) là một tiếng lóng chỉ người tháp tùng đã trở nên thông dụng trên thế giới để tả dịch vụ này.
***, em là em chúa ghét những thằng đạo đức rả, nên toang toác bẩu tay cò đặt một suất Escort cho chuyến đi ngày hôm sau. Escort thì có sao đâu, miễn là…
Mấy bác kia bèn hoắng lên. Sao 6 thằng đực rựa lại chỉ có một Escort, thật không công bằng, cho dù cái khoản này là ngoài chi tiêu chung cho một chuyến đi theo tiêu chuẩn phượt…
Ơ-rê-ka! Hớn hở ngực nở đầy rôm, nhắm mắt lại là đã tưng bừng hiện ra chuyến đi hôm sau trên con xuồng tốc hành về nơi xa lắm, ở mãi cánh rừng bên kia hồ, với một (hay vài) em escot tương tự như mấy em kia…
Dân mình có lẽ đã đứt dây thần kinh hóng hớt rồi, vì đã nhàm với những bài báo “điên kỉnh”. Những bài gọi là phóng sự điều tra tệ nạn xã hội, cả hai chục năm nay có lẽ đều dập theo một khuôn: xông vào hang ổ, trò chuyện tìm hiểu, đánh võng lượn lờ, rồi rốt cuộc tìm cớ nào đó thóai thác… tới Z.
Các tay phóng viên, cứ đến cái đọan chót này là giả vờ giả tảng, cốt đưa lên các bằng chứng ngọai phạm, hay là dạy dỗ cho cả xã hội về một nền đạo đức chỉ nhìn chứ không làm gì.
Bố ai biết ma ăn cỗ lúc nào, và có ăn cũng chả khai để tự buộc tội mình, nhưng rõ là, theo các kết luận trong các văn tự ngày xưa, “nhìn còn tệ hại hơn là xờ mó” (em không nhớ rõ câu này là của Nguyễn Công Hoan hay là Vũ Trọng Phụng gì đó, bác nào nhớ nhắc giùm).
Em thì em ếch có cái trách nhịm như thế, cũng chả phải nêu cao cái đạo đức như thế, chả cần phải giả vờ nếu đã thèm rỏ rãi.
Cơ mà cái số nó đêk được xơi, thành ra, câu chiện này, thế quái nào lại thành ra kinh điển, thậm chí siêu kinh điển. Thế mới ức nổ con đom đóm.
Số là đã đặt hàng 2 em Escort cho chuyến đi nguyên ngày sang bên kia bờ “Rừng thẳm tuyết dày”, rốt cuộc sáng hôm sau tay cò dội gáo nước lạnh lên bữa cà phê sáng bằng việc thông báo kết quả: Không có em Escort nào! Lý do ôi thôi thì đủ, chán chả buồn nghe!
Thế là cả đòan lủi thủi lên một con thuyền:
Ra cái bè quen giữa biển:
Nhậu, cả có gì bằng nhậu. Nhậu là tích cực, vì ắt nó không phải tiêu cực như cái vụ em út. Đầu tiên, mỗi thằng làm một con tôm tích:
Đang chán nản, nghe thấy tôm tích cũng chả buồn ngúc ngắc. Sic, tôm tích thì Sài Gòn thiếu gì, nhậu hòai chứ bộ.
Hóa ra tôm tích Phú Quốc nó khác. To hơn, tươi hơn, thơm hơn, mọi thứ đều hơn hơn.
Sục xuống hầm cá, ngoắc lên một con bự, làm đánh đẹt, bộ trứng của nó cũng hòm hòm trong lòng bàn tay:
Trong lúc chờ đợi, làm một quả tắm biển, tự “thần tiên mã giáp”, tự bơi (chả có escot nào) cho nó thỏa chí tang bồng:
Bao nhiêu lần ăn tôm tích ở SG, chả thấy ngon lành mấy, vì cứ phải nhai nhấm nha nhấm nhẳng, vỏ ruột lẫn lộn. Tôm tích ở Phú Quốc ra tấm ra miếng, cắn một phát phải ngập răng, chắc nịch mà lại thơm tho.
Nhưng điều quan trọng, hóa ra là xơi nó cũng phải biết cách, có công nghệ theo từng công đọan đàng hòang, chứ xực lấy được thì cũng giống như vừa ăn ốc vừa đổ vỏ.
Phải có công cụ lao động, chớ không thể duy ý chí mà trông cậy vào hàng tiền đạo, cho dù nanh có sắc như chó sói. Ý nghĩ thông thường vốn có là ăn sống nuốt tươi hay là mổ bụng moi gan.
Sai tóet, phải mổ trên lưng nó như thế này:
Sau đó dùng tay banh nó ra. càng rộng càng dễ xực:
Nhón tay vào bốc, quoắp từng mảng, chấm muối tiêu chanh ớt. Thôi rồi Lượm ơi, cho đến khi nó chỉ còn thế này, gọn gàng và sạch sẽ:
Tưng bừng. Đi hết 3 chai Vodka, lại còn kèm theo ít bia bọt:
Một chuyện nhỏ: đi các vùng biển, nên mang theo rượu trắng, tốt nhất là Vodka vì chỉ có nó mới hạp mùi hải sản.
Thật bõ công khuân vác thứ nước nặng này từ Sài Gòn, cho dù trước đó nó cứ óc ách nặng nề làm sao.
Những con đường xanh
đường vào suối Đá Bàn có không ít các con suối như thế này.
Leo núi vào suối -tư thế leo không đụng hàng của “bé” dudi!!kekeke
các đ/c có biết tắm tiên ở suối Đá Bàn là sao không???mời thưởng lãm!!
vượt sóng ra bè…ăn nhậu nè.
ăn nhậu kiểu phượt – dùng muỗng thay ly uống rượu!
Cho đến khi mắt mờ tay chậm, người ngợm đã lơ đơ rồi, ông chủ bè quen mới thỏ thẻ đưa ra nhã ý hơi tôn tốt: mời một con tôm hùm.
Ông ý bảo nó đắt lém, chả bit là bi nhiu, cơ mà đắt, nhưng quý anh em tới vui chơi mấy lần, nên đãi một con.
Cái món quái đản này, xơi thì xơi cũng bìn thường rồi, cơ mà cái tươi rói như thế này thì không phải lúc nào cũng có. Cái qúy hơn, là chọc tiết, húp tiết canh tôm hùm.
Ông ấy bẻ quặp con tôm lại, lấy cái tăm chọc vào chỗ gáy của nó, hứng lấy tiết cho vào ly rượu:
Tiết tôm hùm, trắng trong, chỉ hơi gởn gởn một chút, nhểu theo cái tăm, tong tong thả xuống ly rượu.
Mọi người nín thở trố mắt nhìn đắm đuối, hứng hớt cho đến những giọt cuối cùng. Gặp rượu, chín đi, tiết tôm hùm làm như kết tủa, hơi đùng đục. Lắc đều lên để uống cho nó thêm phân dân chủ:
Nó giông giống nước dừa, hơi ngòn ngọt, thơm nhè nhẹ. Lấp nhấp đầu lưỡi, lùa qua lùa lại những kẽ răng cho nó thẩm thấu êm đềm như công nghệ nano.
Chậc, của đâu mà lắm thế, mỗi thằng chỉ kịp lướt môi, hít hà lấy hương lấy hoa.
Thôi thì, tiết canh gì cũng phải xơi, rồi nghĩ đến một lúc nào đó, đời cũng phải làm đĩa tiết canh muỗi.
Phú Quốc, cũng vì thế, mãi vẫn đọng lại ấn tượng về một nơi còn chút hoang sơ, với những món tươi dân dã, phảng phất hương của đảo và của biển Việt:
Cũng lại có một cái khoái cũng khùng khùng khác: chán đi đường 1A lắm xe bụi bậm, từ SG xuống Rạch Giá là kiếm đường làng mà đi.
Em chép ra đây cái lộ trình này, ngộ nhỡ có bác nào nổi cơn thì có cái tham khảo. Bác nào không cần tham khảo đường sá đi kiểu mới có thể bỏ qua giữa hai đoạn đánh dấu ++++:
Đi đường 1A tới cách Tân An khoảng 4 km có đường rẽ phải vào huyện Thủ Thừa.
Từ đây có đường đất chỉ toàn người địa phương đi, dẫn đến một bến đò nhỏ băng qua sông Vàm Cỏ Tây. Qua đò, chạy ra quốc lộ 62. (Thật ra bọn em rửng mỡ chạy thế cho nó thích, chứ có thể đi SG- Tân An, quẹo phải ra ngay QL 62).
Quẹo vào tỉnh lộ 865 với phần lớn như đường làng cặp bờ kênh, đến Mỹ Phước, một thị trấn mới của một huyện mới. Từ Mỹ Phước có một con đường chạy thẳng tắp đến Mỹ Tây.
Một nửa con đường này thuộc tỉnh Tiền Giang, mang tên tỉnh lộ 865. Cũng nó thôi, nhưng khi vượt qua cái cầu xi măng nhỏ sang tỉnh Đồng Tháp, nó lại mang tên 847, với đất bụi mù và bùn lõm bõm.
Ngộ một cái nữa, con đường thẳng tắp này đến Mỹ Tây mang tên 847, nhưng cứ chạy thẳng thì tên của nó lại là 846. Muốn chạy 847 phải quẹo trái, đi Mỹ Thọ, ra Cao Lãnh.
Qua phà sông Tiền, về Long Xuyên, qua phà sông Hậu sang Thốt Nốt. Từ đây bắt đầu một con đường thẳng như kẻ chỉ dài nhất miền Nam, quốc lộ 80, về đến Rạch Sỏi.
Quẹo phải 4km về Rạch Giá. Chạy thẳng đường Nguyễn Trung Trực, qua cầu tới bùng binh to, quẹo trái, ra bến tàu đi Phú Quốc.
++++++++
Tàu ra Phú Quốc có nhiều hãng, nhưng đại loại như thế này:
Trên tàu ngồi như máy bay. Êm. Cả hai đầu vé mua đều dễ dàng. Giờ tàu thế này:
Tiền chở xe mất 110K + 20K tiền bốc xếp hai đầu. Con Min Khục Khặc của em thì nó bảo là môtô nên phải thêm tiền bốc xếp!
Người ngợm thì đi cổng chính, như đi du nịch:
Xe máy lên tàu không cần tháo xăng như đi Côn Đảo, nên có thể đổ đầy, hoặc tại cầu tầu đổ thêm. Vì đường từ bến tàu về thị trấn Dương Đông khoảng 12-13 km, giữa đường chỉ có 1 cây xăng.
Bọn em ở cái resort này (tên, ĐT, địa chỉ khỏi ghi, chụp một phát là xong):
Sân rộng, vườn mát, sát biển, phòng được. Không máy lạnh, không nước nóng (chả cần giè vì mát lém rùi), giá 120 K được của ló.
Xong phần ăn ở ngủ nghỉ.
Phần chính là chơi mới là cái đáng lo. Vì mục tiêu là cưỡi xe máy không được sót chỗ nào, nên cần thuê hướng dẫn, mà là loại chọn, tiêu chuẩn cao, vừa phải biết về ăn, chơi, lại phải rành về đường sá.
Cuối cùng, chọn được người đủ tiêu chuẩn: vừa là cò du lịch, vừa là cò đất. Bao anh ta ăn nhậu, đổ xăng và chi ít tiền dịch vụ.
Xong, đem một đống bản đồ ra vạch kế hoạch lên đường…
Muốn đi hết các con đường trên hòn đảo này, phải mất ít nhất 3 ngày, hướng dẫn viên này bảo thế. OK, ở thêm vài ngày cũng được, nhưng phải đi hết cho nó máu.
Ba ngày ấy, phải chia ra, một ngày đi bắc đảo, một ngày đi nam đảo và ngày thứ ba đi trung đảo, xuyên ngang, đâm chéo vào hết các ngóc ngách khác…
Ngày thứ nhất, đi bắc đảo. Những con đường nhựa thì chả nói làm gì, cứ phơi phới mà đi. Đẹp thì cũng có đèm đẹp đấy, cơ mà không khoái.
Cứ phải vào những con đường hành xác như thế này thì mới thỏa cơn khát vọng:
show tạm một cái lấy le khí thế giống như một cái trailer ấy cho nó dễ tưởng tượng.
Hơn 300 năm trước, người từ đất liền ra Phú Quốc có lẽ cặp các bến phía nam đảo, nơi gần đất liền hơn cả. Miền nam đảo vì thế có vẻ phát triển hơn, với các hạ tầng cảng, đường sá kéo dài đển trung tâm tại trung tây hòn đảo. Bắc đảo là những bãi biển hoang sơ, nghe nói là một trong 10 bãi biển hoang dã nhất thế giới.
Những con đường đi lên đó có vẻ phụ hoạ cho việc này.
Đường cũng rộng, nhưng nát, bị cày xới lồi lõm, nhiều đoạn là rừng, đồi núi khá cao.
Một số đoạn không khác gì Đại lộ Kinh hoàng, nhưng may mắn không có mưa dầm, nên không trơn mà thôi:
Có rất nhiều cầu bằng cây, cừ tràm, cái này có vẻ là to nhất:
Những con suối mùa khô cũng cạn, nhưng đôi khi cũng còn trơn, loạng quạng là xe cũng phụt khói nghi ngút:
Một số đoạn như bị bom khủng long bỏ, hõm sâu rất rộng như một cái sân bóng bị khoét xuống. Phải chẻ vào đường rừng để leo đồi bọc qua:
Những con đường đi lên đó có vẻ phụ hoạ cho việc này.
Đường cũng rộng, nhưng nát, bị cày xới lồi lõm, nhiều đoạn là rừng, đồi núi khá cao.
Một số đoạn không khác gì Đại lộ Kinh hoàng, nhưng may mắn không có mưa dầm, nên không trơn mà thôi:
Có rất nhiều cầu bằng cây, cừ tràm, cái này có vẻ là to nhất:
Những con suối mùa khô cũng cạn, nhưng đôi khi cũng còn trơn, loạng quạng là xe cũng phụt khói nghi ngút:
Một số đoạn như bị bom khủng long bỏ, hõm sâu rất rộng như một cái sân bóng bị khoét xuống. Phải chẻ vào đường rừng để leo đồi bọc qua:
Phú Quốc chỉ to bằng Singapore, nhưng đường sá, tất nhiên, khủng hoảng hơn nhiều, những con đường chưa có tên, chưa có số má gì cả, trên bản đồ cái có cái không, có khi có, nhưng lại khác xa với thực địa…
Đó là do đường đang mở. Nghe nói một loạt các dự án du lịch lớn đang chuẩn bị mở ra ở tây bắc đảo, nơi biển đẹp và hầu như chưa có gì khác hơn so với thời hồng hoang.
Đi nửa ngày đường, ra đến Bãi Thơm, nghỉ uống nước và tra cứu bản đồ. Ông hướng dẫn viên (trái) giải thích sự khác nhau giữa bản đồ và thực địa:
Bãi Thơm như một khu rừng nhỏ thời thuyền trưởng Cook mới phát hiện ra nước Úc. Cái thuyền này thì cứ tưởng tượng như thuyền độc mộc của thổ dân:
Những thứ động đậy được chỉ là những chú chó Phú Quốc nổi tiếng toàn cầu:
Vì có thổ địa dẫn đường, nên coi bản đồ cũng chỉ là coi thế thôi, cho nó biết ang áng. Vì kiêm là “trưởng ban cò đất”, nên hướng dẫn viên này biết mọi con đường ngóc ngách, biết từng vị trí và con đường dẫn tới nó. Rời đường đất quẹo vào đường rừng:
Rồi vào những con đường nhỏ dần:
Xuyên ngoặt nghẹo vào tít bên trong:
Gặp một cái cầu nhỏ:
Cầu này chắc xe qua được, nhưng không thể bê được nó xuống cả chục mét theo các bậc thang dốc này:
- Nếu qua được, bên kia sẽ là cái gì?
- Qua một khoảng rừng nhỏ rồi lại đâm ra bờ biển phía đông.
Thế là quay xe, đi bọc đường khác:
chạy ra con đường đất đỏ nhưng nền cứng:
Vòng vòng rồi quẹo vào Bãi Sao, một bãi cát trắng cực mịn, chân mát rượi. Chỗ này, nghe nói là một trong những bãi tắm tốt nhất, cát trắng sạch, không sóng, nước xanh biếc, dải mầu xanh dương, dải màu rỉ đồng:
Chỉ định uống nước rồi đi, nhưng hỏi ra mới biết có vài món lạ. Không nỡ đi được, phải làm vài phát:
Có cả cái món nhum này, nhưng không còn nhiều thì giờ. Nghe nói nhum ở đây ngon hơn ở Nha Trang, cũng chịu:
Tây đầm mò đến đây cũng lắm. Tưởng mình phượt cũng oách, ai dè gặp bác tây này mà kinh:
Bác ý người Thụy Sĩ, vừa chia tay bồ, buồn tình một mình một balo lang thang ra Phú Quốc. Tiếng tăm không biết, cứ thuê xe máy với bản đồ mà đi.
Chiều về, bọn em ra chợ trung tâm Dương Đông, mua một đống cua ghẹ, tôm về:
mượn nồi xoong hấp lên, đem ra bờ biển đánh chén. Nhà chủ vô tư phục vụ, đổi lại mình cũng vô tư mua bia và rượu sim cho họ vui.
Hải sản tươi rói, ngọt, con nào con nấy to đùng. Tôm cứ bằng ba ngón tay, cắn phập mà vẫn không thấy Giăng Van Giăng đâu cả.
Xấu hổ vì ăn ngấu nghiến như chưa từng được ăn, chả chụp được cái ảnh nào về cái vụ này.
Ngày thứ hai, đi miền nam đảo. Ở đó có một loạt cảng, cảng cá, cảng hàng, cảng du lịch. Đây là cảng cũ:
Những cái cảng cá này chắc cũng có lâu rồi, nhưng lâu nay vẫn thế:
Phi qua các cảng, ra cả cầu tàu nhìn vào đảo. Cái cầu tầu bằng xi măng, nhỏ lọt xe ba bánh, nhưng lại giống cầu Long Biên, lâu lâu lại có một chỗ phình ra để tránh nhau.
Lướt qua những con đường nhựa, chắc có từ thời Pháp, những con đường này chắc mới, nhưng đất pha đá dăm, nên dễ hút nước khi mưa. Phía nam đảo là nơi đông dân cư, nhiều hoạt động của con người hơn. Đi đường gặp dân đi hải sản, gom về các cảng:
Hàng của họ là mấy cái con này:
Mục tiêu đi hết các con đường ở Phú Quốc không thực hiện được hết. Vì một số chỗ như công viên quốc gia này họ không cho xe máy vào, chỉ cho đi bộ. Nhưng xe máy và đi bộ là hai lọai khác nhau, nên bỏ qua luôn, chỉ đứng làm dáng một chút, gọi là đã đến cổng rừng:
Theo những con đường đang mở, rộng và dễ đi, có rất nhiều cây cầu như thế này, giống nhau từ cùng một lò, chỉ khác nhau ở cái biển gắn đầu cầu, đặt tên theo số:
Buổi trưa, rẽ vào một bờ biển, ngả ngốn giữa những bóng cây mát rượi. Ở đấy có cái quán với những người bán hàng dường như mới ở quê ra, tập làm du lịch. Nhưng món ăn lạ và ngon. Tên của chúng nghe rất Miên: Cà Xeo. Lên đĩa thì thế này:
Rồi đem nướng:
Thơm, bùi,ngậy…
Cái món này lại là cơ bắp tay của một con thể nhuyễn. Để khép được hai cái vỏ nặng chịch, cơ tay của nó phải rất khỏe. Ăn cơ cho nó bổ cơ, ăn cơ này chắc cũng bổ cả các cơ khác nữa:
Cái đĩa đem lên được bọc nilon đàng hoàng, vệ sinh hơn cả ở SG. Nhưng chắc người ta phải làm thế để gió khỏi thổi cát vào.
Oanh chén tưng bừng, biển một bên và (Cà) Xeo một bên:
Bọc ra bờ biển phía đông, đến một ngã ba, đút xe vào gửi một nhà và rẽ xuống cái làng chài này:
Chỗ này có vẻ là làm nước mắm. Mùi mẽ và tấp nập chuyển hàng:
Ở đó có một bến xuồng, trông cứ như Venice bên Ý Đại Lợi (ấy là giàu trí tưởng bở một tý cho nó lãng mạn):
Một chiếc xuồng chở đoàn ra một cái xóm nhà bè ở tít xa:
Nhà bè gíống như mọi cái ở miền Tây, nối với nhau bởi những tấm ván bập bềnh:
Nhấm nháp ốc hương trong lúc chờ, ngon ở những nơi khác. Nhoằng một cái, ông bà chủ bè và đứa cháu dọn lên mấy món được chọn.
Định làm con rùa biển cho nó oách, nhưng e không đủ thời gian, nên chỉ chén mấy món tầu nhanh:
Mực tươi nướng vỉ:
Mực xào chua ngọt:
Cá chẻm chưng tương:
Nhưng ăn phải đúng kiểu. Mực thì nướng sơ thôi, chẹp, ngọt khủng bố:
Cởi trần ra cho nó mát, và mực phải xơi cả mực mới gọi là xơi mực:
Trông thì kinh, nhưng cái mực đen xì ấy cực bùi, quện với cái chất ngọt nhầm nhậm mà thanh của thân mực.
Mấy con cá bống biển câu được cũng nướng hết, để nguyên con với ruột rà cho nó có mùi hoang dã:
Oánh chén xong, chả muốn đi đâu nữa, gió thì mát, biển thì lênh đênh, bè thì đung đưa, người thì muốn dây dưa…
Thiếu vài phiếu, suýt nữa thì biểu quyết được vụ chơi suốt đêm cho đến sáng, vui đâu chầu đấy, đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải gượu mà choàng phải bia…
Quyết định về lại khách sạn. Hoàng hôn buông xuống gồi:
Lại đi những con đường đất đỏ vòng vèo và quanh co, xuyên qua rừng và quẹo vào một lối tắt có cái biển chỉ đường dân dã:
No xôi chán chè vì hải sản, còn thứa bỏ đi thì phí, mang về rồi để cũng không xơi được. Tối, ra thị trấn làm tô phở là xong.
Sáng dậy, ra trung tâm ăn sáng vỉa hè, rồi làm quả cafe ở cái quán từ trên cao nhìn ra biển, cạnh khí tượng thủy văn:
Ở đó nhìn biển xa gần, rất lãng mạn:
Đối diện cái quán này là Dinh Cậu:
Chả để ý Cậu tên gì, Nhưng nghe nói Cậu thiêng lém, đôi nào muốn bỏ nhau cứ vác nhau ra đây gặp Cậu, về thế nào cũng bỏ được! (Biết trước thì khối người cũng đỡ khổ vì nhùng nhằng )
Lại lên đường với những con đường đất đỏ, rẽ ngang rẽ dọc:
Ra con đường ven biển thẳng và dài:
Ở đó có một trại nuôi và cẩn ngọc trai, do hai ông người New Zealand làm chủ. Họ làm từ nuôi trồng đến thành chuỗi hạt, nhẫn, bán trong một shop nhỏ, có nhân viên người Việt canh phòng cẩn mật, không cho chụp ảnh vì sợ lộ mẫu mã:
Cả một cơ ngơi, có trang trại, lồng nuôi ngoài khơi và cả bãi biển đẹp:
Bài Dài và Bãi Trường là hai bãi khác nhau, cùng hoang sơ như nhau. người ta thả bò, cừu, dê:
Hoang vắng và vắng lặng, những cành cây rơi trên bãi biển và mùi gỗ mục, cỏ hoang thoang thoảng…
Tự xét thấy đi cũng hòm hòm gần hết các con đường, cả đoàn quyết định làm bữa nhậu sơ kết. Ra chợ tự mua đồ cho nó rẻ:
Ở đó có những con như thế này, chả nhớ gọi là con gì:
thôi thì lại mực tôm cá cho nó lành. Nhưng cũng con cá này, hôm trước ăn phải trả 120K /kg thì ra chợ mua chỉ có 50 K/kg:
Rau dưa thì vô tư, xanh sạch đẹp:
Và khuân luôn hai thùng bia nữa, kèm theo rượu sim Phú Quốc:
Mượn tất, bàn ghế, chén đũa, nồi xoong… bày ra cái sân mát rượi ngay trước cửa phòng nghỉ, vừa ăn nhậu vừa tắm biển:
Bà này là vợ ông chủ quán Le Deauville:
Còn ông chủ, người Thụy Sĩ, từng kinh doanh ở Pháp 20 năm, nay quyết định cắm dùi ở Phú Quốc, một tấc không đi, một ly không dời. Ông ta bảo đikhắp nơi rồi, chỗ này là sướng nhất:
Họ cùng nhau xây dựng cái quán này, đỏ ngói nổi bật trên bãi biển:
Nhậu nhẹt tưng bừng đến tối thì kéo sang quán này nhậu tăng hai đến đêm. Ông chủ khoái có người hóng chuyện, khuyến mãi mỗi người một chai bia.
Chả nhẽ lại ăn không ăn hỏng thế, các công tử SG lại nổi máu “giữa đường thấy cảnh bất bình chẳng tha”, đã thế thì gọi thêm, bày ra làm chầu nữa cho nó đủ ba tăng!
Lơ đơ rồi, đêm lại kéo nhau ra phố ăn đêm. Đủ thứ, nhưng có vẻ các món chả cá Phú Quốc là được.
Chí ít chắc nó cũng tươi và không pha trộn, lại nghe nói là cá cơm. Đánh một tô bún cá trong ánh đèn đỏ đòng đọc:
Sáng dậy ngất ngư. Dọn đồ lên đường về, ghé qua cái quán mỳ tàu. Mấy chú đầu bếp trẻ thấy khách lạ đua nhau trình diễn màn kéo sợi bằng tay:
Lật đật chạy đường nhựa để kịp giờ tàu. Quyết định trở lại Rạch Giá, chứ không về cảng Hà Tiên nữa.
Lại đẩy xe lên tàu.
Con Min Khọt Khẹt lại bị trói gô bên cầu thang:
Còn người thì mơ màng trên tàu, bỗng bềnh nỗi nhớ:
Nhớ về Phú Quốc và một chuyến đi dzui dzẻ:
Vắn tắt lại thành một cái bài, ở đây ạ:
http://dulich.tuoitre.com.vn/tianyon…&ChannelID=100
Úi, lâu lâu mới vào, thấy các bác xôm tụ quá. Hóa ra bao nhiêu người đi PQ mà chả kể gì
Thôi để nhà em lại mồi tiếp bài về một chuyến đi PQ nữa, tháng 5 vừa qua, tức là 8 tháng sau chuyến đi kể ở phần trên.
Quả thật, đi về lại hau háu muốn đi, chỉ sợ chậm thì nó lại công nghiệp hóa hết thì chán.
Lần này, cũng đi bằng xe máy, 6 người trên 4 xe. Nhưng có 2 cái khác. Một là lần này em đi xe win (chiếc Min Khù Khờ đã chuyển cho nhà Vồ, hiện đang rong ruồi đi Lào rồi). Hai là lần này đi đường mới, cặp sát biên giới Cam, rồi xuống cảng Hòn Chông, từ đó đi tầu ra PQ.
Cảng Hòn Chông vừa mở tuyến tàu này được vài tháng nay, đi PQ dễ dàng và ngắn hơn, chỉ 1h15 là tới. Chỗ này lại là khúc biển êm, như đi trên ao, qua các đảo như trên Vịnh Hạ Long…
Từ Sài Gòn đi Đức Hòa (Long An) lên Hiệp Hòa, quẹo Đông Thạnh. Từ đây có một con đường mới toe, chưa có trên bản đồ, kể cả loại to vừa in đầu năm nay cũng không có. Đó là quốc lộ mang tên lạ hoắc: Quốc lộ N2, chạy thẳng tắp:
Nó được coi là đường HCM nối dài, từ Trường Sơn xuống cả vùng ĐBSCL
N2 đâm vào quốc lộ 62, khúc gần Tân Thiết. Từ ngã ba này quẹo phải hơn chục cây là tới Mộc Hóa.
Hai bên N2 là đầm lầy, bắt đầu Đồng Tháp Mười. Ở đó có rừng và các trại ong:
Cà kê dê ngỗng một tý, còn lâu mới đến Phú Quốc…
Từ Mộc Hóa đi Vĩnh Hưng, cửa ngõ Đồng Tháp Mười, sát biên giới Cam. Ở đây đang xây cửa khẩu mới, làm đường to đẹp. Vĩnh Hưng lụp xụp ngày xưa, giờ khó nhận ra. Từ đây có đường xuyên Đồng Tháp Mười tới Hồng Ngự.
Phía Long An còn khúc đường đất, không khó đi, nhưng bụi bậm. Dân buôn chạy xe như điên, bụi mù, rình mãi mới được lúc yên ắng:
Đi sâu vào Đồng Tháp Mười, tưởng là sình lầy, hóa ra đã nhựa hóa cả:
Chỉ còn những cánh đồng lúa và những con sông là giống như ngày xưa. Vào mùa nước nổi, bát ngát nước, trắng loang loáng. Mùa lúa, lúc xanh ngát, lúc chín nhuộm vàng cả mây trời:
Bắt gặp một kỷ niệm xưa:
Đó là cái bếp trấu, dùng trấu để nấu thay rơm rạ. Người đầu tiên thiết kế và chế ra cái bếp này là ông ngoại em, một kỹ sư thời Pháp ở Hà Nội.
Ông về hưu cuối những năm 60 thế kỷ trước, lúc cả Hà Nội còn phải đun bằng củi, than đá, trước khi chuyển sang dầu hỏa. Em còn nhớ lăng dăng giúp ông đưa thước, com-pa, tẩy cho ông. Trẻ con, ấn tượng nhất là bộ com-pa của tây, nó sáng loáng, oách đến mê mẩn!
Nhưng các loại “năng lượng” thời ấy đều phải mua bằng tem phiếu, có định mức. Và trấu giúp giải toả sự căng thẳng về chất đốt lại là loại không cần tem phiếu!
Trên đường phố, những chiếc xe kéo chất đầy bao trấu từ nông thôn tràn vào Hà Nội. Nhưng người ta vẫn đun kiểu truyền thống, không cháy hết và bẩn, bụi, cho đến khi cái bếp trấu này ra đời.
Nó có 3 tầng, đốt trấu thành tro trắng tinh, tiết kiệm.
Bây gìờ, cái bếp trấu chỉ còn ở những vựa lúa như ĐBSCL hay là châu thổ Bắc Bộ. Nó vẫn còn tác dụng và vẫn gắn với các vùng lúa.
Hồng Ngự qua Tân Châu, về Châu Đốc, đến ngã ba Nhà Bàng quẹo đường Tri Tôn. Trong lúc chờ 4 bác trong đoàn quẹo hơn chục cây vào Ba Chúc thăm di tích, bác Minh La với em điện cho người quen ở Tri Tôn dẫn đi nhậu. Có thổ công mới xơi được món ngon, đặc sản địa phương:
Tự dưng quên mất là cái con gì. Chỉ nhớ là nó rất lạ và ngon, dai, thơm, hơi nhần nhận, rất hợp với dân nhậu. Chả thấy ở đâu có cái con đuôi dài này, kéo ra cả cái đuôi như đuôi chuột, chấm muối tiêu ớt cắn lật sật:
Tưng tưng rồi, về cảng Hòn Chông thấy sao quá gần. Đường vào cổng cảng Hòn Chông có trạm biên phòng:
Một trạm bán vé đìu hiu với giờ tàu chạy chập choạng và còn được cảnh báo có thể thay đổi:
Cô bán vé ngủ gật:
Tỉnh ngủ, cô ấy bảo: ngày thường chỉ thế thôi, nhưng cuối tuần thì phải đăng ký trước đấy, lúc ấy tầu luôn chật chỗ.
Ra Phú Quốc, nếu không đi bằng máy bay, có 3 đường đi bằng tầu biển.
1- Đi từ Hà Tiên. Bằng tầu đánh cá bằng gỗ. Cái này hơi kinh. Cũng có tầu thuỷ to, nhưng hơi ít.
2- Đi từ Rạch Giá, Đây là tuyến tàu du lịch truyền thống, tầu to, nhiều. Giá vé người: 240-250 K. Xe máy chất lên boong tàu, phí xe: 110 K + 20K tiền bốc xếp loại xe cỏ, nếu là xe to, phải gấp đôi. Tuy nhiên, có thể cò kè )
3- Đi từ Hòn Chông. Tuyến này mới mở vài tháng nay, đi bằng tầu cánh ngầm, nhỏ nhưng nhanh. Xe máy chất trong khoang khách , được buộc dây vào ghế ngồi như thế này:
Tội cho mấy người ngồi cạnh cái xe vừa chạy còn…nóng hổi. Cũng chả sao mấy, vẫn ngủ vô tư:
Đến Phú Quốc, xe được lôi lên bờ theo công nghệ “nhổ củ cải”, người nọ nắm thắt lưng người kia mà kéo:
Cả đoàn tập hợp lại và bắt đầu cuộc hành trình trên những con đường Phú Quốc:
Cái cảm giác lớn nhất khi trở lại Phú Quốc sau 8 tháng là: chán.
Thế mới chán chứ, mặc dù sau khi lần trước đi về thì cứ háo hức suốt ngày muốn đi nữa ngay.
Chán, vì những con đường hoang vắng mát mẻ “ngày xưa” nay trở nên đông đúc, xe cộ nườm nượp.
Đâu đó ở cái khúc này, lần trước phải đứng khóc trong mưa vì hết xăng giữa đường, nay mọc lên mấy cây xăng.
Ghé hỏi, chú bán xăng: Ừ, vừa xây xong được hai tháng nay!
Chán, vì quán xá đã lại đông đúc, mất xừ nó cái chất quê, cái thật thà chân tình.
Chán, vì công trường bắt đầu ùn ùn. Sân bay quốc tế đã khởi công, công nhân lố nhố, những con đường nhựa sạch là thế, bỗng lem đất đỏ và bụi.
Lại phải đi tìm, chui rúc vào những con đường này để tìm lại cảm giác:
Thật khóai khi chui vào đây:
Những khúc đường bắt buộc phải qua, không nơi né tránh:
Cứ thích đối đầu là thế, để xem mình xoay vần ra sao.
Những con đường Phú Quốc ở vùng xa có vẻ vẫn vậy:
Mát mẻ qua những rừng cây. Nhưng bây giờ cũng bắt đầu có ô tô, mấy cái xe công trường và những toán công nhân đội mũ nhựa đi lại. Chưa phải là nhiều lắm, nhưng rõ ràng Phú Quốc đã trở thành công trường, mất dần đi cái vẻ tự nhiên:
Chỉ còn rừng quốc gia còn vẻ yên ắng:
Bỏ SG ồn ào đến đây, cốt là tìm chui vào chốn tĩnh lặng, không đường sá:
Vào rừng chán lại kiếm đường ra biển rộng. Cái tàu này, thuê nguyên con chỉ mất triệu bạc:
Thượng nên nóc tàu ngả ngốn bia bọt để phi ra biển lớn:
Neo tàu lại và thả câu:
Câu không cần cần. Chỉ có một ống nhựa có tay nắm bên trong, cước to, đầu chì rất nặng và mồi bằng tôm tươi.
Rất hoành tráng và chiên nghịp, nhưng sản phẩm đầu tay câu được chỉ là con cá này, bé bằng ngón tay )
Dù sao, ra đi đã có lời thề, không có sản phẩm không về quê hương. Câu kéo là cái môn luyện tính nhẫn nại, nhất là cho những thằng quen bậm trợn băm bổ, ăn sổi ở thì:
Rồi cũng tới hồi đắc nhân quả:
Nhưng chỉ thế thôi, chả có gì thêm, tay mơ vẫn hoàn tay mơ, nên đành nhổ neo dời ngư trường. Được cái là thuyền thuê trọn gói, nên ai cũng có thể làm thuyền trưởng, chỉ tay ra lệnh nhổ neo:
Thấy một cái thuyền đánh cá, chắc mẩm là chỗ có cá người ta mới đánh, bèn hạ neo ăn theo:
Thuyền câu không người:
Người ta đặt câu rồi theo thuyền bạn bỏ đi chơi. Đời sướng thật, lênh đênh, chả câu kéo thì đừng, nhưng chơi là không thể bỏ.
Câu chán rồi vào khoang nghêu ngao tán phét:
Sản phẩm, được cái nào xào cái đó, giao cho lái tàu và thợ máy kiêm bếp trưởng và phụ bếp. Chả món nào ngon bằng chính cái tự tay mình câu lên, tươi thơm:
Câu cá đến tối, rồi thắp đèn câu mực. Cần câu vẫn là cái ống ấy, nhưng mồi khác. Mồi câu mực là mồi giả, một con tôm bằng nhựa, tua rua dập dềnh, bên ngoài quét lớp sơn phản quang.
Cách câu cũng khác, cứ việc nhúng lên nhúng xuống cho con tôm giả vung râu múa may, con mực lao đến, chùm lấy con mồi… Chỉ việc nhấc cước lên từ từ.
Con mực có tài biết hóa mầu sắc. Đặt nó vào chỗ nào thì một lúc sau cả con mực sẽ biến thành mầu đó, để “hội nhập” với môi trường chung quanh.
Câu đã rồi, tối về căn nhà sát biển, bày đồ ra nhậu. Dưới một bóng đèn le lói, chung quanh là biển tối như mực:
Mồi thì mình mang về, sàn nhậu là mấy cái ghế tắm nắng, đồ nấu, chén đũa mượn của chủ nhà:
Cứ thế mà tưng bừng đến khuya, mặc kệ nhạc xập xình đâu đó vẳng lại và mấy em mát-xa bờ biển chào mời. Phú Quốc hết tĩnh lặng rồi, đang hiện đại hoá:
Chán biển rồi lại vào rừng. Công viên quốc gia:
Lên suối Đá Bàn:
Đi qua cái cầu treo này là vào khu vực suối:
Ở đó có những con đường mòn, khúc cát, khúc đá, khúc suối:
Những khúc đường vừa đủ ngưới đi qua, xuyên những khu rừng sim. Ở Phú Quốc có 2 loại rượu ngon là rượu Mỏ Quạ và rượu sim, ngâm từ những quả sim rừng địa phương, chan chát. Quả sim như thế này:
Đi vài cây số với những đường như thế này:
Đến những khúc suối, thác nhỏ chảy xiết giữa đá:
Đá bị mài mòn, sắc cạnh:
Cứ thế đi ngược lên đỉnh núi, chỉ có đá và suối, thi thoảng có một cái bàn đá to, có thể ngọa.
Ít người lên đến tận đỉnh. Nghe nói trên ấy chỉ là một bãi đá rất rộng, chung quanh toàn rừng. Lên rồi, lúc xuống dễ bị lạc, vì không nhớ xuống bằng đường nào.
Hôm trước đó có một đôi từ Hà Nội vào, lạc đến 8h tối, vì lên đó, cây nào cũng là cây, cửa rừng nào cũng giống nhau.
Kể lại chuyện này, mấy bàc bảo vệ khuyên: đôi nào dẫn nhau lên đến đỉnh thì nhớ cởi áo (hoặc quần). Không phải để trao nhau, mà buộc vào một cái cành cây đánh dấu đường xuống. = ))
Rời Đá Bàn, lại lặn lội theo những con đường mới lạ. Tưởng là vắng, hóa ra bi giờ cũng đầy người. Nam thanh nữ tú kéo nhau đi nườm nượp, chành choẹ ỏm tỏi. Phú Quốc không đi sớm thì cũng thành thành phố đến nơi:
Đến một khu rừng vắng, ngơ ngác không có người để hỏi, rồi cũng tìm ra một đồi cao. Vứt đại xe ở đó rồi leo lên:
Thì ra trên cao đó là cả một cái hồ lớn, rộng thoáng. Tên là gì thì quên mất tiêu, chỉ nhớ cảm giác là đang đứng ở một cái hồ nào đó bên Gia Nã Đại, vào thời Con Rắn To đánh nhau với thổ dân da đỏ:
Đó là cái hồ nước trên cao, là nguồn nước sạch cho cả đảo dùng sinh hoạt. Bên kia hồ là cánh rừng hoang vắng rất it dấu chân người. Nghe nói sang đó cũng phải thế nào mới sang được.
Bên này hồ, có một cái trạm nhỏ, một bến thuyền vắng vẻ. Đó là nơi xuất phát của những chuyến đi “Nhất nhật đế vương”.
Trước chuyến đi này em đã đọc một bài báo nói rằng ở Phú Quốc có một chỗ vào loại “thần tiên mã giáp”. Ở đó các đại gia có thể nhậu bên bờ suối, ngắm các em tiên nữ tung tăng bơi lội dưới hồ, hứng lên, chỉ em nào thì em đó được lên nhậu cùng.
Hứng nữa thì xuống tắm cùng, cho các em kỳ cọ. Không ai hứng thì các em cứ việc ngâm mình bơi lội lượn lờ dưới đó, mặc kệ rét run cầm cập.
Mấy ngày ở Phú Quốc, gặp người quen nào cũng tung ra những câu hỏi khiếm nhã để tìm cái nơi ấy. Nhưng chỉ nhận được những khoé cười tế nhị,
Có thể chỗ đó là ở bên cái cánh rừng kia.
Đang loay hoay thì gặp một đoàn bốn em tươi vui, vác mấy thùng đồ ăn, trái cây… tưng bừng xuống xuồng:
Và họ nhanh chóng nổ máy, loáng một cái vút về phía cánh rừng bên kia hồ.
Mừng vui chen lẫn thẫn thờ. Đem câu hỏi này đến một cò quen. Hắn gật đầu: 200 K /em/ ngày, phải đặt trước.
Escort girl /boy/ person (không nhớ có đúng chính tả không nữa) là một tiếng lóng chỉ người tháp tùng đã trở nên thông dụng trên thế giới để tả dịch vụ này.
***, em là em chúa ghét những thằng đạo đức rả, nên toang toác bẩu tay cò đặt một suất Escort cho chuyến đi ngày hôm sau. Escort thì có sao đâu, miễn là…
Mấy bác kia bèn hoắng lên. Sao 6 thằng đực rựa lại chỉ có một Escort, thật không công bằng, cho dù cái khoản này là ngoài chi tiêu chung cho một chuyến đi theo tiêu chuẩn phượt…
Ơ-rê-ka! Hớn hở ngực nở đầy rôm, nhắm mắt lại là đã tưng bừng hiện ra chuyến đi hôm sau trên con xuồng tốc hành về nơi xa lắm, ở mãi cánh rừng bên kia hồ, với một (hay vài) em escot tương tự như mấy em kia…
Dân mình có lẽ đã đứt dây thần kinh hóng hớt rồi, vì đã nhàm với những bài báo “điên kỉnh”. Những bài gọi là phóng sự điều tra tệ nạn xã hội, cả hai chục năm nay có lẽ đều dập theo một khuôn: xông vào hang ổ, trò chuyện tìm hiểu, đánh võng lượn lờ, rồi rốt cuộc tìm cớ nào đó thóai thác… tới Z.
Các tay phóng viên, cứ đến cái đọan chót này là giả vờ giả tảng, cốt đưa lên các bằng chứng ngọai phạm, hay là dạy dỗ cho cả xã hội về một nền đạo đức chỉ nhìn chứ không làm gì.
Bố ai biết ma ăn cỗ lúc nào, và có ăn cũng chả khai để tự buộc tội mình, nhưng rõ là, theo các kết luận trong các văn tự ngày xưa, “nhìn còn tệ hại hơn là xờ mó” (em không nhớ rõ câu này là của Nguyễn Công Hoan hay là Vũ Trọng Phụng gì đó, bác nào nhớ nhắc giùm).
Em thì em ếch có cái trách nhịm như thế, cũng chả phải nêu cao cái đạo đức như thế, chả cần phải giả vờ nếu đã thèm rỏ rãi.
Cơ mà cái số nó đêk được xơi, thành ra, câu chiện này, thế quái nào lại thành ra kinh điển, thậm chí siêu kinh điển. Thế mới ức nổ con đom đóm.
Số là đã đặt hàng 2 em Escort cho chuyến đi nguyên ngày sang bên kia bờ “Rừng thẳm tuyết dày”, rốt cuộc sáng hôm sau tay cò dội gáo nước lạnh lên bữa cà phê sáng bằng việc thông báo kết quả: Không có em Escort nào! Lý do ôi thôi thì đủ, chán chả buồn nghe!
Thế là cả đòan lủi thủi lên một con thuyền:
Ra cái bè quen giữa biển:
Nhậu, cả có gì bằng nhậu. Nhậu là tích cực, vì ắt nó không phải tiêu cực như cái vụ em út. Đầu tiên, mỗi thằng làm một con tôm tích:
Đang chán nản, nghe thấy tôm tích cũng chả buồn ngúc ngắc. Sic, tôm tích thì Sài Gòn thiếu gì, nhậu hòai chứ bộ.
Hóa ra tôm tích Phú Quốc nó khác. To hơn, tươi hơn, thơm hơn, mọi thứ đều hơn hơn.
Sục xuống hầm cá, ngoắc lên một con bự, làm đánh đẹt, bộ trứng của nó cũng hòm hòm trong lòng bàn tay:
Trong lúc chờ đợi, làm một quả tắm biển, tự “thần tiên mã giáp”, tự bơi (chả có escot nào) cho nó thỏa chí tang bồng:
Bao nhiêu lần ăn tôm tích ở SG, chả thấy ngon lành mấy, vì cứ phải nhai nhấm nha nhấm nhẳng, vỏ ruột lẫn lộn. Tôm tích ở Phú Quốc ra tấm ra miếng, cắn một phát phải ngập răng, chắc nịch mà lại thơm tho.
Nhưng điều quan trọng, hóa ra là xơi nó cũng phải biết cách, có công nghệ theo từng công đọan đàng hòang, chứ xực lấy được thì cũng giống như vừa ăn ốc vừa đổ vỏ.
Phải có công cụ lao động, chớ không thể duy ý chí mà trông cậy vào hàng tiền đạo, cho dù nanh có sắc như chó sói. Ý nghĩ thông thường vốn có là ăn sống nuốt tươi hay là mổ bụng moi gan.
Sai tóet, phải mổ trên lưng nó như thế này:
Sau đó dùng tay banh nó ra. càng rộng càng dễ xực:
Nhón tay vào bốc, quoắp từng mảng, chấm muối tiêu chanh ớt. Thôi rồi Lượm ơi, cho đến khi nó chỉ còn thế này, gọn gàng và sạch sẽ:
Tưng bừng. Đi hết 3 chai Vodka, lại còn kèm theo ít bia bọt:
Một chuyện nhỏ: đi các vùng biển, nên mang theo rượu trắng, tốt nhất là Vodka vì chỉ có nó mới hạp mùi hải sản.
Thật bõ công khuân vác thứ nước nặng này từ Sài Gòn, cho dù trước đó nó cứ óc ách nặng nề làm sao.
Những con đường xanh
đường vào suối Đá Bàn có không ít các con suối như thế này.
Leo núi vào suối -tư thế leo không đụng hàng của “bé” dudi!!kekeke
các đ/c có biết tắm tiên ở suối Đá Bàn là sao không???mời thưởng lãm!!
vượt sóng ra bè…ăn nhậu nè.
ăn nhậu kiểu phượt – dùng muỗng thay ly uống rượu!
Cho đến khi mắt mờ tay chậm, người ngợm đã lơ đơ rồi, ông chủ bè quen mới thỏ thẻ đưa ra nhã ý hơi tôn tốt: mời một con tôm hùm.
Ông ý bảo nó đắt lém, chả bit là bi nhiu, cơ mà đắt, nhưng quý anh em tới vui chơi mấy lần, nên đãi một con.
Cái món quái đản này, xơi thì xơi cũng bìn thường rồi, cơ mà cái tươi rói như thế này thì không phải lúc nào cũng có. Cái qúy hơn, là chọc tiết, húp tiết canh tôm hùm.
Ông ấy bẻ quặp con tôm lại, lấy cái tăm chọc vào chỗ gáy của nó, hứng lấy tiết cho vào ly rượu:
Tiết tôm hùm, trắng trong, chỉ hơi gởn gởn một chút, nhểu theo cái tăm, tong tong thả xuống ly rượu.
Mọi người nín thở trố mắt nhìn đắm đuối, hứng hớt cho đến những giọt cuối cùng. Gặp rượu, chín đi, tiết tôm hùm làm như kết tủa, hơi đùng đục. Lắc đều lên để uống cho nó thêm phân dân chủ:
Nó giông giống nước dừa, hơi ngòn ngọt, thơm nhè nhẹ. Lấp nhấp đầu lưỡi, lùa qua lùa lại những kẽ răng cho nó thẩm thấu êm đềm như công nghệ nano.
Chậc, của đâu mà lắm thế, mỗi thằng chỉ kịp lướt môi, hít hà lấy hương lấy hoa.
Thôi thì, tiết canh gì cũng phải xơi, rồi nghĩ đến một lúc nào đó, đời cũng phải làm đĩa tiết canh muỗi.
Phú Quốc, cũng vì thế, mãi vẫn đọng lại ấn tượng về một nơi còn chút hoang sơ, với những món tươi dân dã, phảng phất hương của đảo và của biển Việt:
hie hie, bài Phú Quốc của béc chất lượng quá ợ, có khi dịp này rảnh rỗi iem lại nhẩn nha đi thử Phú Quốc lại xem bi chừ nó ra sao ý ợ ^^ chớ ngày xa xửa xà xưa đâu cỡ nem 2009 iem đi đã thí nó công nghịp hóa lém rầu, k đc thơ mộng như thuở béc đi đâu ợ :D hay bác cháu mìn làm chuyến Phú Quốc vơ sần 2011 kỉ nịm 2 cái tay... wè đê :D
Trả lờiXóaBài này chất lượng thật đấy. Có một dịp mình cũng từng đi tới này với một nhóm chuyên về phượt đó là Loop Bike Tours. Quả thực trải nghiệm đso rất đẹp
Trả lờiXóanhư thế này mới đúng là đi du lịch phượt chứ, nhóm phượt của vietnam motorcycle tour Loop Bike Tours cũng có những chuyến đi chất lượng như thế
Trả lờiXóa