Trang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Cào cào ký sự


Một chuyến phượt dài nhiều tập của đoàn cào cào 12 chiếc sẽ xuất phát lúc 14 h hôm nay, thứ Sáu, 16.11.2007, tại chân cầu Hà Đông. Điểm đến đầu tiên là Bản Lát.

Đó cũng là thời điểm bấm máy của một bộ phim truyền hình nhiều tập về dân phượt, sẽ lần lượt tới tất cả các miền, các điểm du lịch trên cả nước, mô tả và lý sự về văn hóa du lịch theo kiểu phượt.

Nhân vật chính của phim sẽ là các tay phượt trên những con ngựa sắt cào cào.

20h tối hôm qua, đoàn làm phim lỉnh kỉnh từ Sài Gòn ra đã tề tựu tại Hà Nội. Các đoàn tiền trạm cũng đã từ các điểm xa xôi trở về đêm qua.

Sáng nay, công việc chuẩn bị đã được rà soát xong xuôi.

Dự kiến tập đầu sẽ lên sóng trước hết trên HTV7 (Sài Gòn) vào tháng 12.

Một nữ MC mới lạ sẽ được trình làng. Hy vọng không phải là kiểu làm đỏm thường thấy, mà là người đồng hành "chịu được" của dân phượt đầy cá tính tinh tướng.


HTV 7 (Sài Gòn) từ nổi tiếng với loạt phim truyền hình nhiều tập như Ký sự hỏa xa (du lịch khắp thế giới trên tàu hoả) , Mekong ký sự (du lich bằng thuyền dọc theo sông Mekong tờ TQ, qua Lào, CPC về VN)... nay lại đang chuẩn bị phim du lịch xuyên Việt bằng xe máy.

Hy vọng xe máy cũng sẽ sánh vai cùng các cường phim tầu hoả và thuyền bè...
HTV 7 (Sài Gòn) từ nổi tiếng với loạt phim truyền hình nhiều tập như Ký sự hỏa xa (du lịch khắp thế giới trên tàu hoả) , Mekong ký sự (du lich bằng thuyền dọc theo sông Mekong tờ TQ, qua Lào, CPC về VN)... nay lại đang chuẩn bị phim du lịch xuyên Việt bằng xe máy.

Hy vọng xe máy cũng sẽ sánh vai cùng các cường phim tầu hoả và thuyền bè...

Đúng như kế hoạch, đoàn cào cào lên đượng Vẵn nhưng con đường dường như đã quen thuôc. Đường 6, từ Hà Nội đi Hòa Bình:

Những dòng này đang viết từ Bản Lát, với tốc độ đường truyền chậm, nên tạm thời tranh thủ post vài cái ảnh:



Buoi toi uong ruou can
Va mua sap, mua xoe quanh dong lua rung voi cac co gai Thai


Rời Mai Châu, theo đường 15 tới Co Lương rồi từ ngã ba này rẽ xuống đường rừng. Rừng mở ra mênh mông, nhưng lại khép dần con lộ, với những khó khăn trắc trở

Đó là con đường trên bản đồ chỉ có một vạch đỏ nhỏ, uốn éo theo sông Mã


Đoàn cào cào với ô tô cũng thuộc loại cào cào hộ tống, nhưng con cào cào to không vượt nổi cái ghềnh ngay đầu “sông Mã đây rồi Tây tiến ơi”. Cơn bão số 5 quét đi cây cầu xi măng. Một cây “cầu phao” loại tre lá nứa bắc tạm, bập bềnh trên mặt nước sôi reo


Hai quay phim chuyên nghiệp, một chặn đầu, một khóa đuôi, lắt léo lách giữa đoàn


Mỗi phượt gia trong đoàn cào cào đều kiêm nhiếp ảnh và quay phim. Nhưng là chụp quay cho tự sướng theo cảm hứng riêng. Chỉ khổ mấy bác phải kiêm làm xe ôm cho mấy tay quay phim. Còn các cha quay phim đên đích cũng nhễu nhão mặt mày:


Nhầm rùi. Yem tên khác cơ. Bằng chứng là tên em ở bài viết trên báo Hà Nội Mới về chuyến nàỵ Bài đăng trên báo giấy hôm thứ Sáu, 30.11. Trên mạng thì xem ở đây nì: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/23/151961/

Tuy nhiên, bài bị cắt khoảng 500 chữ. May mà các nhà báo nhớn chỉ cắt chứ không viết thêm vào.

Nguyên văn bài này là như vầy, em bốt để các bác coi chơi:

Trăm năm trên xứ Lào Cai

Người ta bảo một vạn năm trước con người đã xuất hiện tại Lào Cai. Chuyện ấy, người thường còn dửng dưng. Nhưng chẵn 100 năm trước, miền đất có tên gọi theo tiếng địa phương là Lão Nhai này, được lập thành một tỉnh hành chính dân sự, có dấu má theo cách gọi của người Pháp là Lao Kay.

Ấn tượng đầu tiên khi trăm năm sau tới Lào Cai, là con đường cao tốc dẫn vào thành phố biên cương này. Thẳng rộng thênh thang công nghiệp hóa. Cố tưởng tượng thời phát vãng ngày xưa cũng khó thấy.

Một bà bán cơm trên con đường dẫn ra cửa khẩu, kể: hơn 50 năm trước khi nhà bà tới đây sinh sống, khu vực này còn ồn tiếng cọp beo. Một nhà máy điện được người Pháp dựng lên khu vực này, nay không còn tung tích. Nhưng cầy cầu Cốc Lếu còn đó, một kiến trúc sắt kiểu cầu Long Biên. Cầu ấy, ngày xưa dân chúng gọi là cầu Trời ơi. Vì nhiều người bị giặc bắt, cho vào bao tải, đem ra giữa cầu đâm rồi đẩy xuống sông, chỉ kịp kêu lên một tiếng Trời ơi!

Một ông già tuổi bát tuần, bố của chủ một khách sạn cao bên đồi Cốc Lếu khoát tay cả vùng giới thiệu theo cách dân dã: Lào Cai như hình hai cánh bướm, một bên Bát Xát, bên kia Mường Khương, nối với nhau bằng cây cầu Cốc Lếu.

Lào Cai bây giờ khác lắm rồi- ông già kể- và khác rất nhanh. Hỏi khác thế nào, ông ấy hơi lúng túng, vì không quen “làm tuyên truyền”. Rồi ông ấy chỉ xuống cây cầu biên giới, nối giữa Trung Quốc và Việt Nam, nói: Đấy, các cậu xem, bên mình xây dựng đâu có kém bên kia? Đời sống dân cũng khá hơn nhiều.

Khá hơn như thế nào, ông già này lại lúng túng. Nhưng cái khách sạn của ông mới xây vài năm nay, sừng sững, to đẹp chẳng khác gì ở Hà Nội hay Sài Gòn. Và ông kể: khách cũng được lắm, cả nhiều đoàn từ Sài Gòn, nhiều tỉnh xa ra đây cũng đến ở. Chuyện làm ăn, phát triển của riêng nhà ông phần nào cũng nói được cái chung. Ra chợ, vào cửa hàng, loanh quanh hỏi, mới thấy nhiều người ở các vùng khác tới làm ăn. Đất lành, chim đậu.

Chả cần dẫn ra những con số nặng nề để chứng minh cái sự phát triển. Cánh bướm cổ bên Bát Xát, vẫn in trên nền trời nhà thờ xưa, với những con phố yên lặng rợp bóng mát, đang trở thành khu buôn bán. Cánh bướm bên Mường Khương đang nhanh hiện đại hóa, phố xá tấp nập kẻ ô, đường thênh thang nối từ cửa khẩu về xuôi.

Đi xe máy trên quốc lộ 70 bây giờ đâm ra ngại. Vẫn những khúc quanh co, đèo dốc, nhưng cái mới là xe nườm nượp, xe tải kìn kịt nối đuôi thành một huyết mạch kinh tế quan trọng.

Tìm hiểu Lào Cai vào lúc tuổi tròn trăm năm, cũng có cái hay riêng. Một đoàn làm phim từ Tp.HCM đến khám phá Lào Cai theo một cách riêng: bằng xe máy, leo rừng lội suối đến với các bản làng, để kể về một miền biên cương với những con người chân thật và thú vị. Gần ba chục người trên 12 chiếc xe máy phân khối lớn, phần lớn là loại Yamaha, với sự tháp tùng của hai chiếc Uat, rong ruổi dọc theo bờ sông Hồng, ngược lên đầu nguồn.

Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, là một trong các chóp nhọn trên bản đồ. Đến để đón những con nước đầu tiên, để nghe tiếng nước reo, “tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây” trên hai bờ “chung một dòng sông, chung tình hữu nghị lớn như biển Đông”…

Càng đi càng thêm yêu Tổ quốc. Đoàn xe máy làm một vòng Bát Xát, qua Amusung, Lũng Pô, Y Tý, Mường Hum, băng những con đèo cheo leo sang Sa Pa, ngược lên Tả Van sát tới nóc nhà Đông Dương Phanxipang. Cuốn phim đang được gấp rút chuẩn bị để chiếu trên HTV 7 truyền hình Tp.HCM, giới thiệu với bà con miền Nam một vùng cao biên cương phía bắc trập trùng và đặc sắc. Kênh HTV 7 từng làm các phim Ký sự hỏa xa về du lịch bằng tầu hỏa qua nhiều nước, phim Mê Kông ký sự dọc sông Mê Kông qua nhiều nước láng giềng. Lần này, là du lịch bằng loại xe máy cào cào Yamaha vòng quanh đất Việt.

Chợ Mường Hum như một lễ hội đa sắc mầu của các sắc tộc. Mông, Dao, Tày, Giáy, Hà Nhì… lộng lẫy trong các bộ quần áo và trang sức truyền thống. Phần hội lớn hơn phần chợ. Mua bán ít thôi, gặp gỡ vui chơi là chính. Chợ vì thế đầy tiếng cười, tiếng loẻnh xoẻnh của các loại trang sức trên những gương mặt gặp nhau rạng rỡ.

Sa Pa ẩn hiện trong sương mù, ngày càng thu hút khách du lịch. Người ta đến Sa Pa vì mát, vì núi, vì cảnh đẹp người xinh, vì những cung đường chênh vênh mở ra những cảnh hùng vĩ. Sa Pa nay hút khách còn vì những tour mạo hiểm, hoang dã và cả những tour đi bộ vào bản, ăn ở ngủ nghỉ với dân địa phương. Đó là cách tìm hiểu, giao lưu gần gũi, thân mật và trực tiếp nhất. Chả thế, hàng đoàn khách nước ngoài, ba lô túi dết lầm lũi đi trên những con đường đất quanh co tỏa vào các bản.

Món thắng cố nổi tiếng nay đã được “xã hội hóa” một cách rộng rãi. Đặc sệt như cách làm truyền thống thì cũng hãi, vì nó là một nồi lẩu kiểu hầm bà làng sán cấu đủ thứ lôi thôi, nguyên xi từ xương đến lòng của con vật ăn cỏ. Chảo thắng cố xưa lều bều, đầy bọt, lục bục đủ thứ, khiến người lạ ham lắm cũng ngại.

Thắng cố bây giờ xuống núi, tràn phố phường. Nó được cải tiến và sáng tạo ra rất nhiều kiểu, nêm với những hương vị phổ biến, thậm chí làm như sốt vang rồi thêm tý lòng, gia giảm tý mùi, cũng gọi là thắng cố. Cái món này thời nay như một biểu tượng của sự “xích lại gần nhau” giữa du khách và chủ nhà trong thời thúc đẩy hội nhập.

Đoàn xe máy thử gọi món thắng cố trong một quán cơm phở ở Sa Pa. Có ngay. Đó là món súp thịt ngựa nấu sền sệt lõng bõng cả da, xương, bao tử, thịt, nhiều loại gia vị, hành tây và cả những gì không biết nữa. Chủ nhà thì cười bảo cứ mạnh dạn ăn và tự khám phá, chỉ bảo đảm điều duy nhất là an toàn vệ sinh. Tây ăn được thì ta cũng ăn được, thế thôi.

Sa Pa bí ẩn với những bãi đá cổ. Người ta bảo đó là di tích của những bộ tộc người cổ sống ở đó hơn 900 năm trước. Đó là thung lũng Mường Hoa, nơi có những tảng đá lớn có hình vạch tròn, hình nam nữ giao phối, những vạch kẻ song song...

Dấu ấn người xưa còn đó, bản sắc văn hóa vẫn được truyền đời. Trăm năm trên xứ Lào Cai, con người ngày nay vẫn đang tiếp nối ghi dấu ấn thời đại mới, đẩy nhanh vòng những bánh xe lịch sử.

Du Di – Trần Ngọc Quang
--------
Trên trang 1 báo giấy Hà Nội Mới ngày 30.11 là cái ảnh xe cào cào Yamaha này:


Còn chi tiết trong bài dẫn lời một bà bán cơm, là bà này:


Nhà bà ấy tòan là người đẹp của xứ Lào Cai từ thời xưa tới giờ. Cháu bà ấy là ca sĩ Uyên Trang hiện sống và hát tại Đồng Nai. Đằng sau lưng bà ấy là cái ảnh quảng cáo của cô ca sĩ , có in cả trang web. Bác nào thấy ưa mắt thì vào mà lồm quen, có chương trình tặng CD nữa (nhưng em quên xem thời hạn tặng quà đã hết chưa)

Bà ấy còn có một cô em gái út đẹp nhứt nhà, chưn dài eo thon, hiện sống tại Lào Cai (có ảnh treo tại quán cơm bình dân này, muốn coi thì phải lên tựn nơi).

Túm lại là người thực việc thật, chứ không phải em bịa ra, tuy không tiện nêu tên...

 Cầu Cốc Lếu như thế này:



Lề đi bộ:
Còn nhìn từ dưới lên như thế này:


Ngã ba s ông và cây cầu biên giới:


Buôn bán qua biên giới bi giờ tấp nập. Hàng hóa tràn ngập. Tòa nhà lớn bên sông là nơi làm thủ tục xuất nhập hàng.


Cửa khẩu thời WTO: bằng mọi phương tiện:


Xe nào cũng chồng chất. Bác Min Khù Khờ này phải kiễng chân ưỡn người chở hết công suất


Trong lúc đợi hàng, làm một ván:


Đêm xuống, đèn lên, biên giới vẫn tấp nập. Có lẽ một lúc nào đó Lào Cai sẽ trở thành một thành phố không ngủ…

Lào Cai vừa kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Xem trên TV thì thấy diễu binh tuần hành hòanh tráng. Còn lúc đòan cào cào đang ở đó thì mọi thứ đang tập dượt giai đọan cuối. Ắc ê:


A lê, sinh viên đi mốt hai mốt trên quảng trường chính của thành phố:


Quảng trường này cũng có các ô cỏ y như ở quảng trường Ba Đình. Đằng xa là tòa nhà UBND tỉnh, cũng giống như một lễ đài. Một cô sinh viên, gọi là tỉa tót chi tiết:



Đang tập dượt, lại có các bác dân tộc Dao đỏ đi qua, cứ như cũng đi tập:


Đội quân diễu binh có các bác bộ đội huấn luyện đàng hòang. Tập công khai giữa thanh thiên bạch nhật như thế trên quảng trường, nhưng giơ máy ảnh lên là có bác bộ đội ra quấy quả. Chả hiểu có bí mật quân sự giề. Hay chỉ là thói quen khóai ngăn cản người khác chụp ảnh.

Phủ! Kệ cái bác ấy. Làm gì có cái biển cấm chụp ảnh ở quảng trường này.


Giờ giải lao, bà con đành ngồi chơi, nhưng không được xơi nước:
Lâu lắm mới thấy sao vuông. Ngày xưa có bài hát của trẻ con: “Mũ bố có sao tròn, sao vuông mũ mẹ, mũ con sao gì…”.

Các cô này chưa làm mẹ, nhưng vẫn có sao vuông. Chỉ muốn chúc các cô ấy duyệt binh thành công.

Hôm qua xem TV mới thấy các cô ấy quả là duyệt binh “thành công tốt đẹp”.

Đương nhiên, vì có cái nào đã “thành công” mà không ô tô ma tích kèm theo tính từ “tốt đẹp” đâu.

Quay lại chuyến phượt phim bằng cào cào. Cung đường thứ hai bắt đầu từ Lào Cai. Những chiếc cào cào được đút lên tàu tại ga Hà Nội và lôi xuống tại ga Lào Cai như thế này. Các bác nhà tàu cũng cẩn thận lắm. Lại còn “8” ầm ỹ về những con xe cở “khủng bố” ít thấy.



Nhân xe rồi, dựng lên trước ga tàu hoả Lào Cai, trông cũng ngông ra phết:

Đó là ở trước cửa một tiệm bán xe Yamaha to vật vưỡng. Ông chủ tiệm, tên là Sơn có hàng râu con kiến, tự hào giới thiệu nó là đại lý xe Yamaha to nhất vùng tây bắc.

Hòanh tráng phết. Những con xe được xúc lên bệ bảo dưỡng, trong khi ở gian chính, em bán hàng tươi như hoa, thật thà như đếm, bi bô giới thiệu các lọai xe Yamaha:

Cào cào được bảo dưỡng, còn xe hơi hộ tống phải đi kiếm lọai chịu đựng được. Cung trước đi Hòa Bình, Sơn La có thể dùng Toyota, nhưng lên biên giới chỉ có Uat mới chịến được. Lặn lội đi kiếm xe Uat:


Rốt cuộc cũng tóm được hai chú Uat, để một chú mở đường, một chú khóa đuôi


Hai chú Uat khoe như trâu, nhưng đường khó kheng khiến một chú cũng đứt bóng, văng dây. May nhờ đồn biên phòng cứu giúp. Còn chiếc kia, cũng lại nhờ bộ đội biên phòng giúp đỡ, mới đủ khỏe.

Bác tài có quai hàm đàng hòang, lơ mơ đâu có được:

Đêm ở Sa Pa, bác này phải lộn lên lộn xuống núi cũng tóan tìm kiếm, vì tối sập lạnh lẽo rồi mà chưa thấy đòan xe về. Tưởng là đã phải đi “cứu hộ” rùi, hóa ra chỉ vì ham quay phim, cứ phỏng phỏng vấn vấn rùi lại hè nhau hát hò kiểu nì, đến đêm cũng chưa về nổi :


Đây là đồn biên phòng Y Tý. Buổi tối cả đòan ngủ tại đó. Các bác bộ đội biên phòng nhường giường, chăn cho đòan. Hỏi: nhường rồi, đi đâu ngủ giữa đêm đông rét mướt này? Trả lời: Chưa biết ngủ đâu nữa!

Đêm nhìn ra rừng núi tối như bưng. 2-4 người một giường thu lu trong chiếc chăn bông to xù, còn chòang thêm cả cái túi ngủ mang theo. Gió hun hút qua khe cửa. Ngủ một đêm thấy thương các bác bộ đội ngủ như vậy bao năn rùi, có bác gần cả hai chục năm.

Trước đó, ăn tối xong, xập xình ca múa nhạc giao lưu với các bác bộ đội biên phòng. Vui như Tết. Hai bên thi nhau hát hò, cười nói hỉ hả, vỗ tay đôm đốp:

Cái bác sĩ quan trẻ nì, người Mông, tên là Zìn, dịch ra tiếng Kinh là Thắng, đẹp zai cực, lại cười tươi như hoa, thổi sáo hay véo von. Rồi bác í ra vườn, ngắt một chiếc lá, cho vào mồm thổi tèn tén ten ra các bài hát trữ tình, cực hay:

Dân chúng há hốc mồm, hò reo. Nhiều kẻ tò mò xem cái lá ấy là lá gì. B ác Zìn bảo chỉ là cái lá cây cảnh trồng ngòai sân. Lá nào cũng được, nhưng thường người ta thổi bằng lá ổi.

Tối, uống rượu ngô đến khuya, theo đúng phong tục người Hà Nhì ở địa phương: uống hết ly rượu, phải bắt tay nhau, gọi là “Hết nước xờ tay”. Rồi xờ tay mà hết nước.

Mọi người cứ liên tục xờ tay nhau, người nọ xờ người kia, bắt chéo cánh sẻ, lung tung cả lên. Hoa mắt vì luôn phải xờ tay.

Gọi đúng cách thế thôi, các bác đừng hiểu sai mà mất lập trường. Chỉ là bắt tay nhau thôi, vui đáo để.

Một bác phượt ôn nghèo nhớ khổ rằng lần trước lên đây bị chính mấy bác bộ đội biên phòng ở cái đồn này “họanh” quá trời. Vì đi riêng lẻ, không có giấy tờ, ra vùng biên giới mà chụp chẹp lung tung, nhỡ làm gián đọp thì sao.

Thế mà bi giờ lại được chào đón trong đồn trên mức tình cảm, chảy cả nước mắt.

Có tổ chức cũng khác. Tổ chức đây là danh từ, không hẳn chỉ động từ.


Đòan làm phim cào cào từ Lào Cai men theo bờ sông Hồng, qua Trịnh Tường, Amusung, lên Lũng Pô, vòng xuống Mường Hum rồi về Sa Pa. Điểm nhấn cung này là Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.


Nơi biên cương có cột mốc như thế này:

Đón con nước đầu tiên chảy vào đất Việt bằng tất cả các tư thế: đứng bắn, ngồi bắn và cả nằm bắn nữa... Đúng mết-tốt các tư thế kinh điển được dạy!

Bác nào bác nấy bắn đì đùng. Tiếc là em chỉ kịp chộp cảnh này mà không kịp xoay góc để thấy hết nòng súng của các bác này thòi ra:


Bắn chác đã đời xong, leo đồi về. Ăn trưa dưới cây cao bóng cả trên gò cao ở trạm biên phòng Lũng Pô. Cơm hộp mang theo từ Lào Cai. Cơm rừng dưới tán cây rừng:


Ngắm con nước đầu nguồn sông Hồng này, hút theo nó về xuôi mà dạy tỏa những cảm hứng về Hồng Hà, Việt Trì, Sông Lô, Sông Thao…

Rời Lũng Pô vòng vèo lên đèo. Những con đèo có tên và không có tên. Đèo nào cũng cao, vòng vo và khấp khểnh:

Trên các mỏm cao, các cô gái ngồi thêu thùa. Chẳng hiểu tại sao không ngồi trong nhà, cứ phải ra đường, chọm mô cao mà đứng ngồi lổm nhổm:


Trên đèo nhìn xuống thì tòan cảnh ruộng bậc thang thế này:


Mùa này gặt rồi, ruộng bậc thang chỉ ánh lên vằn nước. Mỗi mùa mỗi cảnh, cũng đẹp, nhưng mười phưn mới vẹn được năm, nhẩy.
 Sa Pa trong mây lãng mạn cực:


Ở đó có một địa danh nghe cũng lãng mạn không kém: Giàng Tả Chải Mông. Em không dám bịa. Đây này, có cả trường học mang cái tên ấy:


Em zoom vào để các bác dễ đọc:


Từ cái chỗ Chải Mông này, lại quanh co lên đèo, rồi gặp 3-4 chỗ tắc đường. Các bác xe ủi đất, cần cẩu làm việc quài quại, nhưng chẳng “chải” được cái gì thêm.


Rồi có một bác cần cẩu già nua lăn quay ra hỏng, chắn hết cả đường. Ăn vạ vô thời hạn. Các bác tài thay nhau sửa mấy tiếng cũng chả ăn thua, bèn quay ra đi kiếm cơm, chuẩn bị ngủ đêm giữa đèo. Thế thì toi rồi, không sao qua được nữa:

Thế là Uat cũng chịu. Dừng lại và quay về. Chỉ có mấy chiếc cào cào lách qua được để đi tiếp. Cào cào lên được tới đỉnh, nơi có bản người Mông ở cao chót vót. 

Người Kinh đeo châu báu vàng bạc, có khi chỉ để khoe của. Bạc thì ít người đeo. Người nào đeo thường có lý do để tránh gió. Đeo bạc, gió vào đen xì là biết liền.

Người miền núi hay đeo bạc bạc hơn vàng có thể cũng vì lý do đó. Họ bảo để tránh ma tà. Trong các sách viết về chuyện đeo vòng bạc của người dân tộc, thấy rối rắm lắm.

Đại thể, đó là một phong tục và phải có những thủ tục kèm theo không đơn giản chút nào khi muốn đeo vòng cho một đứa bé. Đâu phải thích là cứ chòang đại vào cổ như nhưng thằng người Kinh hay người Tây lên xứ này.

Vàng bạc đeo đầy ngừời thế, nhưng người Mông ở Lào Cai chẳng hạn, hồi bé khi bố mẹ bắt đầu đeo cho, phải làm cỗ, xôi, gà rượu mấy mâm, có thầy cúng đến múa may quay cuồng, xì xụp một hồi, phải làm ba cái vòng tre tượng trưng để thầy nhảy tưng tưng như múa sạp, rồi đâm cái kiếm xuống đất như đâm giết tà ma.

Xong, thày xúc mũi kiếm hất nó ra phía ngòai cửa, rồi lại nhảy chồm chồm như ăn mừng chiến thắng. Mọi người tin là con ma đã bị xúc khỏi cái vòng tre tượng trưng. Và cái vòng bạc được tròng vào cổ đứa bé từ đó. Nó đóng chức năng như một cái bùa tránh ma quái.

Xem ra như thế, đâu phải dễ mà kiếm được chiếc vòng thật. Một bác Tây da trắng mũi lõ mua được cái vòng bạc, sáng ánh màu bạc như thật, dày dặn, có hoa văn khá tinh xảo. Giá 100.000 đồng. Bác này cười tít cả mắt như bắt được của.

Cô bé bán vòng này bảo với em: “Người Tây thì pán một trăm ngường tồng, người Kinh thì chỉ pán cho năm mươi ngường tồng thui, khôôn mắt tâu, mua nhìu đi. Khôôn mua thì cho cái tiềng đi. Chộp ảnh nhìu thì phải cho cái tiềng nhìu nhìu”.



Cái vòng bố mẹ cho thì không bán. Có thể đó là những cái vòng được đeo cùng với những thủ tục long trọng như trong câu chuyện trên, nên đừng hy vọng mua được:

Thế rồi cái bà này, như một cao tăng của nhóm, nói vài câu lòeng xòeng gì đó với chúng, thế là cô bé gỡ vòng khỏi tay, đồng ý bán. 


Tình cờ hôm sau gặp lại, lại thấy cô có cái vòng giống như thế. Hehe, lại là "của bố mẹ cho".
 Trên núi có bao nhiêu tổ đổi công chuyên bán vàng bạc như thế. Chúng giúp đỡ, bảo vệ nhau, trao đổi kinh nghiệm:
Tụ tập trên các mỏm đá, phóng tầm mắt bắt khách từ xa:

Rồi bao vây, đeo bám cả cây số, quyết không cho chúng nó thóat. Công bằng mà nói, tụi trẻ này rất dễ thương và cả tội nghiệp. Trời lạnh thế mà lọet quẹt dép lê, na nhau đi lên đèo xuống suối.


Các nhóm bán hàng này cứ bi bô bám đằng sau, không bấu víu, nhưng chèo kéo không kém. Cả những nụ cười rất… tiếp thị:

Một bài viết của mấy ông Tây balô trên mạng bảo rằng không nên trách những người này lắm. Dù sao họ cũng không đến nỗi hùng hổ, quyết liệt lăn xả vào như ở dưới xuôi, Sài Gòn hay Hà Nội. Người miền núi vẫn “đậm đà bản sắc dân tộc”, nhẹ nhàng, hiền lành thật thà của núi rừng.

Một lý do khác: bài của mấy ông Tây nhắc trách họ là gì khi thử nhìn cuộc sống của họ xem, nghèo xác nghèo xơ, chỉ biết trông vào khách du lịch thôi.

Thế nên cũng chẳng giận và buồn, chỉ là những kỷ niệm nho nhỏ, đôi khi còn tự nguyện giơ đầu cho chém.


Báo Lao Động Cuối tuần số 48 tuần này, vừa đăng bài 1,5 trang về chuyến phượt này. Lúc đó mới là cung Hòa Bình - Sơn La, qua rừng Xuân Nha.

Kèm theo bài này là 4 cái ảnh. Vì ảnh đen trắng hơi khó nhìn, nên em bốt lại dưới đây cho mầu mè dễ thấy hơn:

Bản người Mông Loỏng Luông trên đường 6, cách Hà Nội khỏang 160 km. Đây là bản định cư, nghe nói mất rất nhiều công của và tiền bạc của quốc tế nữa, mới mời được mấy bác người Mông dọn về ở, quần tụ quanh những mái nhà trắng nhờ dưới rặng núi:

Ở đó con người còn vất vả, nhưng chí ít không còn xa văn minh như ở tít trên những ngọn núi tai mèo cheo leo:


Đây là cây cầu phao bằng tre, từ ngã ba Co Lương trên đường 15, quặt xuống để đi vào rừng Xuân Nha. Cây cầu xi măng bên cạnh đã đổ, chỉ còn cầu phao này ở đầu nguồn sông Mã.

Đến dân bản xứ quen rồi cũng té xuống sông như chơi. Các thành viên đòan cào cào đang đợi qua sông, nhanh chóng xuống đỡ họ:


Rồi tiếp tục hành quân hòanh tráng qua con đường rừng hẹp dốc nguy hiểm, nhiều đọan chỉ lọt một bánh xe:


Những đọan đường khó nhất thường không có ảnh, vì ai nấy tóat mồ hôi ghì chặt ghi đông và căng người tập trung để bảo đảm an tòan. Những tay lái vào hàng cự phách nhất cũng đã phải chới với trên đọan đường này, không ít gã đành phải … đo núi.

Đến giờ này cũng chưa thấy báo Lao Động cuối tuần bốt bài lên mạng để có thể đọc được. Em bốt cái bài ấy để các bác coi trước.

Nhưng cái bài này không hòan tòan là bài trên báo. Nó là bản gốc, lúc rời máy tính của em thì nó như thế.

Sau đó qua nhiều cửa, nó trở thành cái bài đăng trên báo.

Có khác nhau đấy. Và cái khác nhất là (các) bác biên tập ấn vào mồm em các chữ “chúng tôi” với giọng khoe khoang trên tinh thần dạy dỗ: Chúng tôi thế này, chúng tôi thế kia, chúng tôi là thế nọ…Làm như xxx có mấy chữ ấy thì không ai biết là “chúng tôi” thế đó.

Em thì tòan chơi theo kiểu đánh trống không thôi, thể passive cho nó óach và ra cái chất phượt.

Thôi kệ mịa nó, không lói lữa, không thì nhều pác nhà báo hay có cái tính tự tôn, tự ái vặt về cái quyền thò bút chọc ngóay linh tinh, thể hiện “mít tờ Oai”. Giận là lần sau các bác í léo cho đăng nữa, thì tèo…

Dù sao, bài gốc của em là đíu có mấy cái chữ tự vỗ ngực “Chúng tôi…”. Nguyên văn lúc chưa bị cắt xén xáo trộn và viết thêm vào (cái gọi là biên tập), thì nó thế này:

Cào cào ký sự

Chiếc cầu xi măng già nua phía dưới ngã ba chợ Co Lương bay mất cả thân chỉ còn lại mấy cái trụ sứt sẹo chìa ra vài thanh sắt cong queo. Nó là nạn nhân của cơn bão số 5. Cảnh mới ấy được nhanh chóng đắp bằng một cảnh mới khác: một chiếc “cầu phao” lao ra, oằn mình đến sủi bọt, cố cản dòng nước tràn trôi về xa thẳm.

+ Tam giác Phượt

Núi đằng xa, rừng hai bên xoải ra đón nước, còn dòng nước cuộn lăn với sỏi đá. Sông Mã đấy, một khúc ruột từ thời Tây tiến xưa, đến nay vẫn quặn thế. Gọi là “cầu phao” mà không phao cũng không cầu. Nó chỉ là những cây tre, cây vầu đan kết với nhau rồi lao ra con ngầm dữ tợn. Mặt cầu được trải bằng những bao cát mỏng, trầy trượt xe qua. Một chiếc xe máy trượt trên những thanh tre, văng xuống suối. Khách qua cầu tự xúm lại giúp lôi lên. Cảnh ấy được nhìn thấy hôm ấy, hẳn là cảnh thường xuyên ở đó.

Từ Mai Châu lên Mộc Châu, nếu đằng thằng đi theo đường số 6 thì quá dễ dàng lại nhiều cảnh đẹp. Nào là những dốc cao hùng vĩ, đèo ngoằn ngoèo hoành tráng, con đường nhựa xuyên qua núi, băng qua những vườn đào với những làng dân tộc đầy sắc mầu…

Đẹp đấy, nhưng vẫn chưa đủ lôi cuốn dân du lịch thích khám phá ưa mạo hiểm. Đi hoài đến nhàm chán. Chán vì nó quá dễ đi. Những kẻ ham đi, ham vui và ham vượt qua thách thức tự gom lại thành một cộng đồng, tự gọi nhau là “phượt”, dù chính họ vẫn khó thống nhất một cách rạch ròi thế nào là phượt. Phượt vừa là danh từ chỉ người nhiều ham hố này, vừa là động từ chỉ hành động ngao du của dân phượt.

Đó là những người năng động, thích tự đi và hay đi khám phá, thích tự “hành xác”, đối mặt và vượt qua các thách thức để tự làm mới mình. Nôm na thì cũng là “thân lừa ưa nặng”.

Hôm 15.11 qua, một chuyến phượt nhiều tập của dân chơi xe cào cào lại bắt đầu những cung đường mạo hiểm mới. Lần này họ tham gia bộ phim truyền hình nhiều tập về du lịch văn hóa lịch sử xuyên Việt bằng xe máy. Phim dự định trình chiếu trên HTV (Tp.HCM) vào dịp sát Tết tới.

Trong chuyến phượt này, 12 chiếc xe cào cào cùng các phượt gia khởi quay tập đầu theo tuyến Hà Nội – Mai Châu, rồi lên Mộc Châu. Nhưng dân phượt không đi theo đường 6 thông thường, mà đi vòng bằng một con đường “song song” với đường 6, xuyên qua rừng Xuân Nha. Đó là một trong những cung đường khó nhất, trèo đèo lội suối, vòng qua Phú Lầu, Khò Hồng, Na Tân rồi ra đường 43 nối đường 6 với cửa khẩu Pa Háng sang Lào.

“Tam Giác Phượt” cái tên tự đặt này nghe đã thấy đầy tính “khó khăn khắc phục”. Đó là ngã ba giữa Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa. Những tỉnh này vốn đã là vùng sâu vùng xa, biên giới của tỉnh hẳn sâu xa cỡ nào. Chỉ có dân phượt mới khoái la cà vào vùng này. Cũng không phải phượt nào cũng dễ chơi, vì địa hình quá hiểm trở.

Một nhóm phượt, vào loại “dửng mỡ” và “hầm hố” có hạng, với những chiếc xe cào cào Yamaha phân khối lớn, gầm cao bánh bự, với “kính thưa các loại trang bị” tận răng, từ mũ đến bao khuỷu tay, đầu gối, ống quyển… mới có thể đương đầu với những hiểm nguy bất ngờ. Không kể các loại hậu cần tháp tùng sẵn sàng phục vụ, các khu vực biên giới không phải có thể ra vào vô tư…

Những con đường mòn xẻ rừng luồn lách quanh co bên vách núi bên vực sâu. Có những khúc rừng êm ả, rọi đốm nắng như hoa trắng vãi trên đường. Có những đoạn lọt một bánh xe, chệch một ly đi cả xe lẫn người. Có cả những đoạn đứng bên này núi nhìn bên kia núi mà ngại. Đèo dài, dốc đứng, lổm nhổm đá tròn phủ bụi dày. Bánh xe cao su chọi đá, dễ bị gạt phăng…

Mỏi tay vì phải ghì phanh lúc xuống, rồ ga giữ trớn lúc lên. Mỏi lưng vì cứ như bị nện, đấm bóp quá liều. Mỏi chân vì đạp phanh (thắng) và sang số. Nhiều đoạn đường ngập trong ngầm nước, lồi lõm đất lẫn đá lổn nhổn, lúc trơn tuột, lúc bụi mù mịt…Cào cào là loại xe địa hình cực khỏe, nhiều khi còn phải khựng phụt khói hay nóng giãy má phanh…Tự đặt mình vào những tình huống khó khăn như thế để rồi tự vượt qua. Thế mới thích và mới ra cái chất “phượt”.

Ra đến đường 43 mới thở phào. Từ ngã ba này, quẹo trái lên cửa khẩu Pa Háng, rồi chạy ngược lại 113 km xuống ngã ba Gia Phú, về Mộc Châu, một thảo nguyên sương mù kẹp giữa những cánh đồng cỏ với những bản định cư của người Mông ven chân núi. Từ núi rừng trở về thảo nguyên, thắng chính mình.

+ Mộc Châu ngày mới

Mộc Châu những ngày này, rợp cờ hoa kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng. Con phố với những nhà lầu có chóp nhọn, cửa hàng thời trang len lỏi lên phố cao. Bên trong, vẫn thấp thoáng những con đường đất dẫn lên núi, nhấp nhổm mấy chú ngựa thồ đóng yên gỗ, cọc cọc như mỗi ngày. Những cái máy dập gạch nằm lẫn với những cái máy gặt đạp liên hợp, trông rõ nét gân guốc tự tạo…

Ngày xưa, Mộc Châu như một điểm dừng trên lối rẽ của đường 6 mịt mờ đèo dốc. Rồi nó từng nổi tiếng với những nông trường bò sữa. Bò sữa bây giờ vẫn còn, còn nông trường thì không. Nó được chuyển hóa, khoán hộ, giao đất cho người sản xuất. Và vì thế sữa vẫn còn. Cửa hàng nào cũng đầy ắp sữa Thảo Nguyên, ngòn ngọt thanh vị hương hoa cao nguyên Tây Bắc.

Cái bản Loỏng Luông kẹp giữa quốc lộ 6 và dãy núi cao. Những mái nhà trăng trắng xếp theo hàng lối chen lẫn với vườn đào. Đào trái vụ đang cho nụ, chuẩn bị cho một mùa hoa Tết. Giáp Tết, khúc này bừng lên như một rừng đào lấp ló con đường đất len giữa các mái nhà.

Đó là bản định cư. Người Mông xưa sống tản mát trên những ngọn núi cao, nay bám sát quốc lộ, với quy hoạch ngay hàng thẳng lối. Nương rẫy ở sâu hơn. Cửa hàng với rau, thịt sát đường phục vụ cho cả làng. Những bó rau cải Mèo (tên loại rau này) xanh ngắt, to hơn cải ta, nhưng ngọt lịm, không cần bột ngọt hay xương hầm…

Ngược lại, ngô, củ dong được người Mông gùi và chở bằng xe máy ra bán. Người ta cứ việc tự đặt hàng lên cái cân, rồi tự giác báo số cân cho người mua hàng. Mọi việc làm ăn cứ như được sắp xếp đâu vào đó cả, không nhộn nhạo.

+ Con ngựa và con đường

Đường 6, hóa ra có đến 3 con đường 6. Đường 6 mới là con đường nhựa rộng rãi và ít ngoắt nghéo, nơi bây giờ xe bon bon. Nó được đưa vào sử dụng cách đây vài năm. “Đường 6 cũ” là con đường nhỏ hơn, bọc quanh co quanh Mộc Châu. Lại còn một con đường 6, cũ hơn nữa, cứ như phải gọi là “cũ kỹ”. Đó là con đường rải nhựa từ thời Pháp, nay chỉ còn lổn nhổn đất lẫn đá, lòng vòng men qua các sườn núi liên tiếp gối đầu vào nhau, khó có đoạn nào thẳng được đến trăm mét.

Hiểm trở như thế, nên ngày xưa con đường 6 cũ kỹ này từng là chiến trường nổi tiếng. Quân Pháp kéo lên Điện Biên Phủ qua đoạn này thường bị phục kích và anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng địch cũng trên đoạn đường này.

Bây giờ nó vẫn hoang vu. Từ sườn núi này nhìn thấy sườn núi kia, cứ tưởng vươn tay ném hòn đá đến được, hóa ra phải đi lòng vòng cả vài cây số. Những khúc quanh liên tục lặp lại là những ngọn lũ từ trên đỉnh núi bổ xuống, xẻ góc con đường, đổ bùn đất đá xuống thung lũng thăm thẳm.

Lũ quét không sợ bằng lũ ống. Một người dân sống lâu năm ở vùng này giải thích: lũ ống là do nước thấm vào núi, tích chứa trong đó như cái hồ. Đến lúc đầy ứ rồi, nó bục ra không có hiện tượng nào để dự báo trước. Cứ tưởng tượng cũng thấy kinh: cả cái hồ trên núi cao đổ ập xuống bất ngờ…

Núi sói lở, làm trơ ra đá như những cái răng sứt mẻ, trơ trụi bám víu một cách tuyệt vọng vào nền đất đã mềm oặt trong cơn say. Hầu hết các khúc cua gập vào lòng núi đều bị chém như vậy. Đường bị lấp, được ủi đi, còn hăng mùi cây. Bên vực, đất được gạt ra, bước chân còn lún. Bên núi, những vết nứt há miệng, chực lở tiếp hất cả con đường về phía vực…

Con “đường 6 cũ kỹ” từ ngã ba “đường 6 cũ” quẹo về Chiềng Yên đi được hơn chục cây số trong tình trạng như vậy. Xa hơn, cố đi vài cây số nữa, phải thay nhau vác xe qua khe, qua ngầm, qua đất lấp… Rốt cuộc, từ trên dốc dựng đứng, lao xuống, ngoặt đi vào… vách dựng đứng. Hết đường. Đúng ra tắc đường. Đường mất vì núi đổ.

Không còn cách nào khác, phải quay về. Con đường hơn chục cây số khúc khuỷu khoác thêm màn sương lạnh mù mịt. Đâu đó trên nương bậc thang, ai đó đốt lửa. Khói cuộn mà không bốc nổi sương, cứ thế quấn quýt vật vã.

Trên đỉnh đèo, bóng những chiếc xe win mới tinh nhô lên, in trên nền sương trăng mờ. Đó là những con ngựa thời nay của người Mông. Chàng trai áo đen đèo cô gái váy đỏ tốc lên trong gió. Đằng sau cô gái, bó cây ngô to ngang lưng lật phật reo. Con ngựa ngày xưa nay thay bằng cái xe, con đường gồ ghề nay trải nhựa phẳng lỳ.

Cảnh ấy nhiều và trở thành đặc thù. Nó khác với cảnh thường thấy cách nay không lâu: những bà già và cô gái, chân đất quấn xà cạp còng lưng gùi những bó ngô dướn người dấn từng bước trên dốc núi.

Rong ruổi trên những con đường, đây đó những cây cầu mới đang nối mạch. Và những đoàn xe mới đang tiếp nối…

Du Di

----

Đang kể lể đến đọan Sa Pa rồi, phải tạm dừng để múa minh họa cho cái bài đăng ở Lao Động cuối tuần. Bài dài dòng khô khan, có trợn mắt giương mục kỉnh để đọc cũng nặng cái con mũi.

Thì đây, câu chuyện được kể bằng hình ảnh, như bia phải kèm mồi. Nhưng không phải lọai ảnh nghệ thuật đâu nhá, chỉ gọi là có ảnh để à ê minh họa thui:

Ngã ba Co Lương từ đường 15, gần Mai Châu, rẽ xuống. Cây cầu xi măng này mất mặt vì lũ, chỉ còn lại mấy cái trụ. Một gái phượt lướt qua, ông già râu tóc bạc phơ cứ như cũng bị cuốn theo chiều phượt:

Người ta cho dựng tạm một câu cầu phao, bằng tre, vầu gì đó. Mặt “cầu phao” được đặt ván dọc, chứ không phải ngang. Thẻo nào dễ trượt:


Cả đòan phải tạm dừng lại, đi tới đi lui:


Nhìn lên mà thấy cũng ái ngại. Ngó nghiêng lầm bầm bàn tính mãi:


Đầu nguồn sông Mã nước reo, ngầm nhỏ hẹp, trơn trượt lại gập ghềnh. Vượt ngầm thế nào? Cào cào thì có thể qua, nhưng xe hơi hậu cần thì tịt:


Không có xe hậu cần thì lại phải tính chia đồ mang theo đề phòng cung đường khó khăn phía trước. Qua cầu ngả mũ bốc lửa trông cầu…


Rồi cũng đến lúc tùng tùng trống đánh ngũ liên, bước chân xuống cầu… từng chiếc một:


Cái cầu tí hon này mà bị đám cào cào làm cộng hưởng thì đứt gánh giữa đường. Thế nên cũng phải nắn nót một tý.

Qua sông, qua sông rồi ra chiến trường…

Một cộng đồng ham chơi, nhiều ham hố, khóai đối đầu với thách thức, tự tụ tập lại:


Nam phụ lẫo ấu có cả, với những bộ mặt như trong phim hình sự. Hay bịt mặt nhe răng như đám khủng bố. Với khăn rằn quàng cổ. Rồi đậy điệm nồi cơm điện. Chuẩn bị súng ống. Ai có quay dùng quay, ai có chộp dùng chộp. Không có chộp có quay thì dùng tay táy máy…

 Lên đường, đi trong núi và trong hòang hôn


Đến Bản Lát (Mai Châu, Hòa Bình) tấp xe vào sân. Rồi lên cái nhà sàn này:


Xơi các món dân tộc, từ lợn bản chấm với chẩm chéo (tiêu rừng + lá rừng + muối rừng…) và cả rượu cũng rừng luôn:


Khà khà… Ăn rồi kéo nhau ra đồng, đốt lửa uống rượu cần:


Mút lấy mút để:
Sàn diễn là đất, lấy xe cào cào làm phông màn, các màn ca múa nhạc tông giật (dân tộc) làm híp mắt:


Chụp lấy chụp để


Nhiều bác len vào đội hình của chị em, xí xọn múa may quay cuồng. Nhiều bác nằm lăn quay xuống đất để lấy các góc máy độc địa:


Xem xong rồi cùng nhau xòe, giao lưu, sướng, cười như mô kích:


“Béo” nhất là cái bác đến từ Scotland này. Chả mấy khi được gặp đám vui lại được mời vui chơi và uống rượu cần:


Tây tây rồi được cầm tay các em, hay là được các em dắt tay, nhảy như choi choi. Sòn sòn sòn đô sòn…


Các bác tây đầm nì, mới đến Bản Lát, tình cờ nghe trống dong cờ mở. múa hát vui tươi mà xán lại. Các bác í đi từ Đà Nẵng ra, cũng bằng xe máy, cơ mà là thuê mấy bác xe ôm chở.
Mấy bác xe ôm Đà Nẵng ngồi ngoài cũng phệt xuống mở rượu tưng bừng. Đỡ phải làm việc một buổi lại có công dẫn khách tới một sâu hoành cháng điên dại.

Hẳn là về nước, các bác tây nì sẽ kể cho pà kon đại khái là được vào rừng uống rượu nhảy nhót với bộ tộc man di nào đó cưỡi ngựa là cào cào, bắn chác toàn máy xịn...

Đang mơ màng lên hương, bỗng nghe tiếng ai đó hét lên vang động cả núi rừng. Bị sạp kẹp chân… Có cả nguyên nhân khách quan là đêx thuộc nhạc, cả nguyên nhân chủ quan là bị thằng bạn đểu cầm cây tre nó lừa, giả bộ sập vào không đúng nhịp…

Để bảo đảm an tòan, các em diễn viên bản xứ xinh như mộng kẹp tay dìu dắt cho mà nhảy đúng nhịp. Tay thì được cắp kéo, cũng máu lắm, nhưng mấy cái chưn vưỡn lòng thòng, gọi là lực bất tòng tâm. Hehe…

P/S: Cuối buổi em thấy mấy bác tây đầm hỏi han địa chỉ web và nhờ email cảnh. Bác nào giao niu vụ đó thì chỉ cho người ta cái chỗ này để mờ load ảnh. Tội nghiệp mấy ông tây bà đầm này, được bữa cỗ lại lỗ bữa ảnh ọt, vì ham vui nên không chụp được.
Hoa nắng rải trắng đường rừng:

Đó là cung đường xuyên rừng Xuân Nha, nơi “có những khúc rừng êm ả, rọi đốm nắng như hoa trắng vãi trên đường. Có cả những đoạn lọt một bánh xe, chệch một ly đi cả xe lẫn người”. 

Ra khỏi rừng, đến đường 43, quẹo trái lên cửa khẩu Pa Háng:

Và cửa khẩu:

Ngược về Mộc Châu, nơi lúc đó chăng đèn kết hoa mừng 55 năm giải phóng:

Từ chỗ này, đi ngược về phía Hà Nội một chút, đến Thảo Nguyên. Nó là tên riêng của huyện Thảo Nguyên, đúng là thảo nguyên thật. Đi qua chỗ này, cứ tưởng là đang đi ở Mông Cổ, vút lên bài hát Thảo nguyên bao la.

Hai bên mênh mông đồng cỏ, con đường nhựa xẻ đôi cả thảo nguyên mênh mông và cả cái dãy núi đằng trước. Xa xa, mấy cái chuồng bò lỏng chỏng, với những thanh gỗ rào chắn đã xệ xuống. Đó là nơi từng nổi tiếng với anh hùng Hồ Giáo, một người miền Nam tập kết làm nên cả một phong trào nuôi bò vĩ đại, theo mô hình nông trường quốc doanh kiểu nông trang.

Hồi ấy có cả bài hát “Ơi anh Hồ Giáo ơi…” để ca ngợi người anh hùng lao động quên mình vì những con bò …

Rồi đến thời có những chuyện tiếu lâm như thế này: Con bò ngáng đường con cào cào. Con cào cào bảo tránh ra cho ta đi! Con bò không chịu. Rồi một gã ghé tai nói thầm, con bò chạy mất dép. Hỏi làm thế nào? Gã bảo chỉ cần nói không tránh ra tao cho mày vào nông trường. Thế là chạy lòi.


HTX tan, ruộng chia về cho dân cày. Nông trường nuôi bò cũng tan, chuồng và đất chia về cho các hộ. Đi trên mảnh đất ấy, nghĩ về những gian truân một thời mới thấy thấm.

Luẩn quẩn vòng vo đâu đấy, hóa ra cũng chẳng xa. Mộc Châu, đi xuôi xuống chừng hai chục cây, hết “thảo nguyên Mông Cổ” là đến bản người Mông:


Gần xịt, chưa tới 160 km.

Hà Nội từng mở rộng địa giới tới Ba Vì, nên có cả người Mường… nay đang có tin Hà Nội sẽ mở rộng thêm, có thể gấp ba lần. Không biết các cô gái Mông này có cơ hội mang hộ khẩu thủ đô hay không?

 Ở đó, ngô vừa ra trái, đào vừa ra hoa. Tết này hẳn rực đỏ:


Cải vừa ra ngọn. Mà là rau Cải Mèo:


Đó là một lọai cải rừng cực mềm, thơm thơm và rất ngọt. Khi nấu không phải thêm bất cứ một thứ gì, từ thịt, xương đến mỳ chính… - người bán hàng bảo thế. Em đã xơi thử. Ngon, chỉ không bíết là bác đầu bếp người Kinh nấu ở cái quán đó có cho thêm cái gì không?

Trẻ con đi kiếm củ rừng, củ dong mang về bán. Họ có vẻ tin nhau lắm, cứ việc tự cân, tự đổ vào và tự tính tiền. Nhà chủ mua hàng cứ thế trả tiền, chả hỏi han hạch sách gì:


Tuổi thơ không còn ở trên núi cao, mà bẽn lẽn bên lề đường như thế này. Đường cũng dài rộng và thẳng như hy vọng tương lai. Một thóang cô đơn…


Và một thóang đợi chờ. Có kiểu ngồi chờ nào như bác tài “Hòn vọng du” này?


Chờ gì? Đôi khi còm cõi đi gần hết cả cuộc đời:


Mới gặp mấy gã cào cào dửng mỡ khóai tự hành xác.


Thế đấy! Cái khổ của người này có khi lại là giấc mơ của người khác. Ai bảo chăn cào cào là khổ??
-----
 bần tăng thấy thí chủ viết hay quá, nhân mùng 1 có thí chủ bày cho cách vào ternet nên bần tăng chơi dại vài tấm coi chơi, thí chủ thấy gì không hay xin mạo muội xá cho... mô phật,

thằng ni có biết lái xe mô, mi cậy to hiếp đáp tao à,

mày xem tao lái này, xí....xí

giang hồ giữa chợ,

xe hộ tống của Biên phòng Lào cai, ít ai biết dưới ghế chú Thiếu uý Lái xe này có khẩu AK báng gấp,

nghe danh thí chủ Hải ca...biết chết liền,
...chặng đường gian nan

Ui, thía thì dzui lém. Em cứ thấy đông là dzui rùi.

Cái câu hỏi của bác về nịch trình, em đã bẩm báo với bác nãnh đạo , cơ mà chưa nghe nãnh đạo giả nhời. Em thấy tình hình sao mà rấc giống với tình hình của kụ Pút Tờ-Re quá:

Tình hình nà rấc tình hình
Cho lên em phải đi trình cấp trên
Cấp trên nà chúa hay quên
Cho lên em phải nắm thêm tình hình...

Khi nào em nắm được cái con tình hình, em sẽ bá cáo để (các) bác nắm nuôn...

Hy vọng ngày càng đông vui!

Í, thì đó cũng chỉ nà trong lúc đi noanh quanh em nghe nỏm được bác đạo riễn "quán triệt" cái cô MC, theo tinh thần tình hình mới, nhiệm vụ mới với định hướng chin nghịp hoá...

Thế thì tốt thôi. Vứn đề không phải đang "nằm" mà nà đang "đứng" ở chỗ: vứn đề chưa phải nà vứn đề, một khi ló chưa thành vứn đề. Mà vứn đề nà ló chỉ có thể trở thành vứn đề một khi ló trở thành vứn đề.

Khè khè... (em cũng chả hiểu vứn đề giề)...

Em từng xui bác đạo riễn lấy Vàng Anh làm MC cho phim này, bảo đảm lại lổi lềnh bềnh trên TV.

Cơ mà cái bác đạo riễn nì thâm như củ cà, chẳng ừ hữ giè, bảo cứ riễn đại. Hehe, em tin bác í hẳn nà đã có sẵn miu kế rùi, phải để coi xong phim mới biết.

Còn cái cô MC, chả bít chin nghịp tới đâu, chỉ kỳ vọng là sẽ nói được chôi chảy như miệng quan...chôn chẻ.

Đây là ngã ba “đường 6 cũ” queo vào “đường 6 cũ kỹ” để sang Chiềng Yên:


Bây giờ hầu như không ai dùng đường này nữa cả. Ngay cả bác tài địa phương cũng bảo cả chục năm rồi không đi đường này nữa….


Đó là con đường làm từ thời Pháp thuộc, còn lại ít mảnh vỡ để có thể đóan nó từng được trải nhựa đường. Mông lung vẫn là hoang sơ, đồi và núi:


Với những khúc quanh như lối mòn của người chẽ rừng mà đi.  Dường như con người có mới nới cũ, bỏ hoang nó từ khi có các con đường mới. Không thấy những dấu tích phục hồi. Tất cả đều làm dở dang. Nương rẫy bỏ dở:


Mốc đo độ cao quốc gia được đúc xong rồi cũng để đấy:


Những cơn lũ quét, lũ ống để lại nhưng cảnh hoang tàn. Nên có vẻ chẳng ai màng đến việc đầu tư. Cô đơn trong chiều tàn, là cảnh cây này hay cảnh chung của con “đường 6 cũ kỹ” một thời lừng danh:


Đi chừng chục cây số, vòng vo vẫn là núi, nhưng đường hẹp và khó dần. Nhiều chỗ cây cối vươn ra bịt lối…

Đến mấy cái khúc quanh hỉểm trở, đang tưởng tượng thời chống Pháp, anh hùng Cù Chính Lan nấp đâu đó trong mấy chỗ này nhào ra tống lựu đạn vào xe tăng Pháp, bỗng bắt gặp một chiếc xe này:


Gặp nhau ở đường trường thì coi thường, trong núi gặp nhau thế này là mừng hú cứ như gặp được… xe tăng. Chí ít là cũng có người để mà hỏi tình hình đường sá sau những cơn lũ…

Cái bác nì là người Dao, em có ghi tên, địa chỉ mà quên rùi. Bác í cũng là một tay chơi của núi rừng, một mình lang thang trong rừng với chiếc xe chất ít khoai sắn. Con dao đeo lưng, khẩu súng kíp để trong xe, bác í đi săn ít đạm về cho mẹ con nó ở nhà.

Nhà ở xa lắm. Đi mấy ngày mới về, theo tinh thần “ra đi đã có lời thề, phải bắn được thú mới về quê hương”.

Nhưng bác ấy cũng không đi được nữa. Đường bị lấp rồi. Đang loay hoay chuẩn bị bữa cơm và ngủ lại trong rừng.
Móc ít thuốc súng đen xì trong cái túi nhỏ cùng với đạn chì trong cái sừng trâu trắng đeo ở bên hông, bác í nạp đạn…


Đùng Văn Đòanh! Bác í bắn một phát biểu riễn, long trời lở núi. Tiếng súng đập đi đập lại giữa những vách núi.

Xong, bác í lại lắp đạn, sóc sóc súng, vừa làm vừa giải thích quy trình: 1- cho thuốc súng vào. 2- nhét giấy để nó khỏi tuột ra, cho cục sắt vào sóc sóc nòng cho nó nén xuống. 3- cho đạn chì vào, rồi lại sóc súng, nhét giấy nữa cho mấy viên chì khỏi rơi ra.

Ngày xưa em cứ tưởng chà xát thuốc súng thế thì nó cháy nổ cho bỏ xừ, nên lúc bác này sóc súng có thuốc nổ bên trong, em định té cho chắc. Ai dè, như trong ảnh, bác ấy sóc nhoè cả tay, mà chả sao cả.

Rồi một, hai, ba…bắn đánh đòang một phát nữa cho mà xem.

Ngần ấy cái máy ảnh chụp choanh chóach, rốt cuộc cũng chỉ cho ra được cái hình gần giống nhau như thế này:

Chỉ thấy khói tỏa thôi. Hóa ra lúc đó một một bác khác dùng ĐT quay phim mới ghi lại được đọan clip dài 5 giây thấy có lửa đỏ nhân vàng, dài tới cả gang tay, khạc ra từ họng súng.

Thôi thì cũng biết thế nào là súng kíp, để mà tưởng tượng được ngày xưa ông cha mình đánh giặc trên đường 6 này như thế nào. Mất công đi cả ngày đường cũng học được một sàng khôn chứ bộ.

Thế nên cái lão người Kinh này mới ti toe muốn làm anh hùng đường 6:


Giống như trong câu hát ngày xưa, thời kháng chiến: “Súng kíp trong tay em đi làm cách mạng, em đi làm cách mạng, đê!...”

Chợ Mường Hum đầy mầu sắc và âm thanh. Màu của hàng hóa và quần áo.Âm thanh của những đồ trang sức trên người và cả những tiếng cười:


Mua bán thế thôi, gặp nhau vui là chính. Và thưởng thức món kem lạ lẫm:

Ngày xưa tòan gùi thôi. Bi giờ hiện đại hóa, có cả ba lô thay gùi:


Nhưng bản sắc vẫn giữ: Người Hà Nhì gùi bằng đầu chứ không phải bằng vai. Đầu cứng đá mềm:


Họ đi bộ rất dẻo dai, như truyền thống lâu nay vẫn vậy. Đến chợ đi cả chục cây số như không:


Nhưng họ cũng hội nhập nhanh. Các cô gái này không ngại ngùng tập chạy xe máy. Trồi lên trụt xuống không sao. Ngày xưa tập cưỡi ngựa cũng khó vậy chứ bộ. Hai người giữ và kéo xe. Hai giúp một chẳng thành công cũng thành nhân:


Em không chụp được cảnh cái thằng cha người Kinh này nhảy chồm lên xe, ngồi đằng sau ôm quàng qua cô này mà lái hự hự . Bác nào chụp được bốt lên cho pà kon coi nhờ…

 Thấy thí chủ bôn tẩu giang hồ một mình, bần tăng góp vui vài tấm, cho vui vầy...

Thung lũng thị trấn Mường Hum, nhìn toàn cảnh,

Cảnh làm nhà Trình tường của đồng bào dân tộc Hà Nhì, đây là nét đặc sắc trong kiến trúc của người dân tộc vùng cao nay..bần tăng xem mà chép miệng, đang dự định mời vài cao tăng làm nhà vùng này về làm chùa Trình tường... mô phật,


Các thiếu nữ Hà Nhì cầm chày gỗ giã cật lực, giã đến khi nào đất kết dính chắc đét lại với nhau, tháo khuôn ra mà không rơi lả tả thì được, nhà kiểu này Mùa đông ấm áp, còn mùa hè Mát mẻ....

Về lại Sa Pa, thấy một quả đám cưới như thế này, ngay tại sân nhà thờ trung tâm:


Giời lạnh thế mà cô râu đi chân đất, nhá. Lại còn phong phenh kiểu Tây khoe vai trần. Cái đôi này, diễn ngay trước nhà thờ trung tâm Sa Pa đầy tây đầm. Nhưng có vẻ không mấy ai quan tâm. Người ta đến đây là muốn coi cái “tông giật” (tức dân tộc), chứ kiểu Tây có mà đầy, chán phè.

Kệ thôi. Đi xơi quả thắng cố cho nó đậm đà bản sắc dân tộc. Thắng cố bi giờ có nhiều lọai, nhưng có 2 “lọai” cần hỏi kỹ là thắng cố “xưa” hay là “nay”.

Xưa, tức là nấu theo kiểu truyền thống. Đúng hàng của nó là cái chảo to đùng bằng cái thúng, đặt cạnh nơi xúc sinh. Xả con vật ra, đầu thừa đuôi thẹo quẳng vào hết, hầm bà làng sán cấu, không cần rửa ráy.

Chảo nước lèo này nổi bọt trắng xóa, còn nước lại đen ngòm, quyện sền sệt, lều bều cả ruột lẫn phân, da lẫn lông… Mùi của nó rất đặc trị, không lẫn vào đâu được…

Còn thắng cố nay, là lọai làm cho du khách thời nay, kiểu lướt qua hàng thịt, lấy tý mùi mà tưởng tượng là chính. Nấu kiểu cà ri tây rồi cho tý ruột lèo bèo vào, quậy quả lên…nay cũng được giới thiệu là thắng cố. Du khách chưa được xơi cái xưa, lấy gì mà so sánh?

Như cái bát này, là của “nhà làm”- bà chủ quán cơm đon đả giới thiệu thế để khách an tâm về vệ sinh dịch tễ. Nó có tý da, tý xương, tý tiết và quan trọng nhất là tý ruột ngựa. Tất cả lộn tùng phèo trong một mớ các lọai hành và làn nước đùng đục…

Nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn. Và mùi mẽ cũng bốc lên ngào ngạt:


Đầu tiên là các con mắt soi mói. Rồi đến các cánh mũi phập phồng đánh hơi. Cái mồm chu lại, cái lưỡi thè ra rụt rè nếm thử.

Chả biết nó có zìn choóng không, cơ mà thôi thế thì cũng xơi qua để biết.

Chỉ hơi thum thủm thôi.

Chứ thắng cố “rin” thì chắc chỉ có nước ngồi bịt mũi xua ruồi. Xực gì nổi!

Dzô! Dzô!

Và cơ quan giác quan cuối cùng được kích họat để dò đường là cái tai. Vâng, cái tai.

Nó nghiêng nghiêng lắng nghe trong đêm tiếng ùng ục của cái bao tử…

“Qua núi qua sông qua đồng lúa chín, tôi nghe xao xuyến tiếng gọi thiết tha…” là lời một bài hát trữ tình, có vẻ hạp với cảnh lãng du của đám phượt.

Em gải vờ làm đạo riễn, chọn cái bài này vào đây làm nhạc nền, cho cái vô lum văng vẳng, để tưởng tượng cảnh lũ phượt ôm nhau đi qua bao cảnh đẹp và cảnh đời, nhiều khi cũng còn sôi nước mắt:


Ở những vùng đang phát triển ấy vẫn còn những ngôi nhà xiêu vẹo với những đứa trẻ bơ vơ:



Và những bà mẹ trẻ tất tưởi thân cò kiếm sống cho cả nhà. Họ phải cõng hàng lên núi bằng những chiếc gùi gỗ như thế này. Tất cả mọi thứ đều chất lên lưng, từ mái tôn lợp nhà cho đến ngô khoai lương thực:

Cả những đứa trẻ cũng phải đi gùi hàng. Chúng chưa thể vượt qua được những hàng rào tự nhiên và những hàng rào của chính chúng:


Những chiếc hàng rào tre trông đơn sơ, nhưng còn quá lớn với tuổi thơ nơi rừng núi.

Trong những ngôi nhà chật hẹp, thấp tè, tối tăm và ám khói, những bà mẹ già với nồi cơm lõng bõng:


Le lói ánh sáng. Thức ăn cho cả nhà chỉ là vài con cá nhỏ bắt ở đầu suối, vài cọng rau rừng hái quanh nhà:

Và tương lai đang được trông chờ. Những ngôi nhà mới đang được dựng. Người ta đổi công giúp nhau như giúp chính mình:


Cả thế hệ sau cũng trông chờ như vậy, đứa mắt tròn, đứa mắt dẹt cõng nhau nhìn vào tương lai:


Xem trên sách báo, thấy toàn mô tả người Mông sống trên những vách núi đá tai mèo nhọn hoắt. Có lẽ ngày xưa như thế, chứ nay người Mông xuống núi rồi. Những chỗ này, cũng là cao, nhưng chưa tới vách đá tai mèo. Ở đó có những con đường mòn, thường là đất, và những cây cầu qua suối qua sông.


Cây cầu này, gọi là Cầu Mây, nhưng lại bằng sắt, thân xi măng. Cầu chỉ có một trụ cầu ở một bên, bên kia chỉ gá vào đất:

Nó cũng là một cây cầu mới, theo lối hiện đại. Nó được mọc lên để thay thế cho cây cầu bên cạnh, bằng gỗ, đã tróc chỉa theo thời gian, lủng lỗ chỗ, sẵn sàng gẫy đổ và lọt cả người:



Cái cây cầu treo mới, tuy có chỗ vịn tay bằng dây cáp, nhưng cũng rất bung biêng, mỏng mảnh. Đi trên đó như đi làm xiếc, bám vào dây mà đu đưa theo gió:


Cây cẩu trên để dân đi. Còn cây cầu dưới đây, chỉ dành cho du khách ngắm hoặc xí xọn ra chụp ảnh. Nó nằm trong một khu du lịch, không có tên, hoàn toàn bằng mây hoặc dây rừng:

Môt đầu có trụ bước lên cầu, còn đầu kia mắc vào… gốc cây như mắc võng. Đó là cách nhốt du khách, không cho thoát khỏi vòng cương toả.

Nó chỉ để chơi, tưởng tượng ra những cây cầu truyền thống làm bằng các loại dây, gỗ cuả cây rừng. Song, mây, gỗ kết nối bằng cách buộc lại với nhau, nhưng hở hoác ra, đung đưa. Đi không khéo là rớt xuống sông, nơi đá nổi lên lỏng chỏng.

Cây cầu treo dây văng bằng sắt này, không biết nặng bao nhiêu, nhưng người ta gọi nó là cầu 25 tấn. Trông cũng hiện đại phết:


Và cả nên thơ nữa:


Nó nằm ngay con đường vào các bản du lịch ở Tả Van. Sa Pa.

Sức nặng 25 tấn hay tải trọng chỉ cho xe 25 tấn, với những người dân loanh quanh bán hàng lưu niệm này không quan trọng. Họ chẳng cần biết. Đám trẻ con thì cứ bám theo lem lẻm: “chụp ảnh thì cho cái tiềng đi” hay là “Oong đô la oong pích chơ” (One dollard one picture)…

Giật mình khi chúng bỏ đi còn ném lại câu: No money no come back here!

Xem cảnh đẹp mãi chán rùi, hé tý người xinh cho tỉnh. Một số hình ảnh ở trên sẽ không có trên phim. Và các hình ảnh dưới đây, cũng sẽ không có trong các tập phim đang chiếu. Đơn giản chỉ là lúc đó các ông quay phim đi đâu hết! Hìhị. Chứ cảnh này không quay cũng thiếu vitamin.

Thiếu nữ này là người Mông đấy, ngạc nhiên chưa:


Rõ là có cái nét dịu dàng pha lẫn trầm tư. Vẻ đoan trang hiện trên nét ngài nở nang. Ánh hoàng hôn làm ửng đôi má hồng rám rét…

Cô ấy vừa xuất hiện là đám trai Kinh xán ngay vào, lượn lờ và vo ve. Không biết múa khèn, chúng nhảy lò cò chung quanh, thả lời ong bướm:


Chúng bàn tán cứ như hội đồng nghệ thuật trong buổi casting không bằng. Còn cô gái thản nhiên như không.

Cái bà già bạn hàng này, cứ như là người giám hộ cho cô gái mới lớn. Em cố ghi nhớ cái tên cuả bà ấy, phòng khi có lúc cần tìm, nhưng quả thật không nhớ nổi, đại khái là Giàng Thị Lưu hay Lìu gì đó.


Bà này cười tóet, bảo rằng cô bé đã đến lúc lấy chồng rồi và đang tìm tấm chồng. Người dân tộc sống không thọ, nên lấy sớm, 14-15 tuổi lấy chồng rồi, chả cần biết pháp luật là gì.

Rồi bà ấy nhe hàm răng cải mả ra cười, hỏi:

- Mày có muốn lấy nó làm vợ không? (Trời, ai cũng tưởng nghe nhầm vì đó là một trong những câu nói muốn nghe nhất, êm tai nhất. Đẹp thế, ai chả muốn). Muốn à, dắt đến ba con trâu thôi.

- Ba con đắt lắm, hai con thôi.

- Không được đâu, phải ba con đó.

Vòng vo tam quốc có lẽ đến nửa giờ sau, bà Lìu này đồng ý: Thôi, hai con cũng được!

Cô bé này thì nhớ ngay, tuổi 14, tên Giàng Thị Mai. Cô ấy đang giục toáy lên về nhà vì trời sắp tối mà đường còn xa. Phải tranh thủ hỏi thử ý kiến cô ta chứ:

- Mày có muốn lấy tao không?

- Không lấy đâu, không lấy thằng người Kinh đâu!

- Sao vậy, thằng người Kinh này tốt như con trâu đó!

- Không đâu, lấy thằng người Kinh để nó bán sang Trung Quốc à!? Không lấy đâu. Lấy thằng người Mông thôi. Thằng người Mông mới là con trâu tốt cuả bản lớ!

Toàn là chuyện tán gẫu lăng nhăng xí cuội, cho vui thế thôi.

Nhưng nó cũng có cái vị nhần nhận, đăng đắng…, nhỉ.
=====
Chúc mừng Năm mới! (2008)

Vì từ năm cũ bi giờ mới gặp lại. Đoàn cào cào đã hoàn thành cung Apachai, chinh phục mốc số 0, nhiều bác đã về vài hôm nay, nhưng đêm qua em mới về tới nhà.

Rốt cuộc, miền cực Tây cũng đã hoàn thành, cho vào bộ sưu tập làm zai cho đáng nên zai. Năm Căn ở Cà Mau cực Nam, ngọn đèn biển ở Vũng Rô hoặc là Mũi Ngọc ở Trà Cổ Móng Cái, cực Đông, cột cờ Lũng Cú ở cực Bắc… nay thêm nốt cột số 0 Apachai cực Tây, cũng là thoả mãn bần cố nông, hoành tý tá tràng:

Trên cao ấy, lúc sương mù, lúc nắng chói, ngồi đó mà ngó “đỉnh cao muôn trượng” nhìn ra ba mặt Việt- Trung – Lào. Nó cao 1864 mét, theo cái GPS này:
Cả Việt Nam mình chỉ có 2 chỗ như thế, một là ngã ba này, Apachai, hai là ngã ba Đông Dương, Việt- Cam-Lào ở Kontum. Đặc biệt thế, nên cột mốc cũng khác thường: tam giác ba mặt, mặt nước nào nhìn về nước ấy, với quốc huy và tên nước:
Cứ theo thống kê không chính thức, trước đoàn cào cào này cũng có nhiều đòan leo lên cột mốc này rồi và có 8 tay nhà báo đã lên tới nơi, nhưng chưa có đoàn quay phim nào lên được. Vì thế, cứ tự vỗ ngực là đoàn quay phim đầu tiên quay được cột mốc số 0, cho nó tăng thêm phần oai oách:
Thấy gì thì quay nấy, có tang chứng vật chứng cụ thể, chứ nghe mấy tay nhà báo là chúa ăn tục nói phét, thành thần. Chả hạn, mấy tay ấy cứ bốc phét mô tả là “con gà gáy ba nước nghe thấy”. Không sai. Chả cứ con gà, con gì gáy ba nước đều nghe…

Nhưng làm chó gì có con gà nào leo lên được đó. Muốn lên được đó phải leo qua ba đồi gianh, qua một cánh rừng già âm u. Ở đồi gianh thì thấy có phân bò phân trâu, tức trâu bò leo lên được, chứ trên cao mây phủ tối tăm mặt mày cây mục trộn đất mềm như mùn cưa, chả có phân con nào khác…

Thật ra không cao và xa lắm. Mấy bài viết trước, đám nhà báo tưởng tượng phải leo 8-10 cây số, nhưng theo cái máy GPS mang theo, nó chỉ có 3,2 km. Khó khăn, hiểm trở của con đường núi cheo leo, khiến người ta tưởng nó dài và cao hơn nhiều.

Chỉ có con người lên được và làm các động tác của con người.

Và chúng cũng để lại nhiều dấu vết. Trên ấy có rác, rác của người Tàu và rác cuả người Việt, những người đã leo tới nơi. Những bịch nion, chai nước nhựa, những vỏ đồ hộp, giấy báo… kể cho biết điều này. Phía bên Lào, dốc dựng đứng, dường như chẳng ai đến thăm mốc.

Một bệ vuông 36 m2, lát đá mầu nhờ nhờ đỏ, ở giữa có hình bát giác bằng đá đen. Tâm của bệ là cột mốc ba mặt. Phía Trung Quốc xây bậc dài, có tay vịn bằng sắt, kèm theo nhiều bảng đá chữ loằng ngoằng. Phía Việt Nam chỉ có ba bậc tam cấp, còn phía Lào không có gì.

Tại sao khác nhau vậy? Chuyện kể rằng, mốc chung thì phải cùng xây, cùng chi. Tổng chi tốn 120.000 USD, “căm pu chia” ra, mỗi bên phải 40.000 USD. VN đóng đủ, xây đủ. Lào không có tiền, Trung Quốc “bao” luôn, khỏi xây thêm cái gì. Trung Quốc bỏ tiền thêm xây cầu thang, đường đi, bảng biểu phía đất họ…

Có mốc cho dễ đoàn kết. Phần ai nấy giữ, mốc chung ai cũng có thể thăm. Ngắm cảnh, thăm đất, ngả cơm nắm muối vừng ra xơi:


Nhưng cho đến nay chưa gặp trường hợp các đoàn khách các bên gặp nhau. Mà gặp, chắc cũng vui như Tết. Mấy tay hăng hái còn đang rủ làm một chuyến mang túi ngủ lên ngủ trên mốc số 0 một đêm. Có gì đâu, đất phần mình mình ngủ, trời cao, gió lộng, mây lang thang. Lãng mạn phết.

Mỗi một cái ngại: đường leo cực quá. Lại nữa, leo tới nơi mặt mày trắng bệch, chuột rút. Lên đó, tiểu nhờ sang đất cuả nhau vài bãi còn được, huống hồ nằm nhờ chút ít để xoa bóp.


Lúc đi lên hăng hái lắm, theo tinh thần còn cái lai quần cũng leo. Lúc đi xuống mới cực, trẹo cả chân, còn cái lai quần cũng muốn cởi nốt ra.

Thế mà vẫn phải ba lô lặn lội trong rừng già đổ ập tối. Quờ quạng, lạc lối. Lạnh lẽo, ẩm ướt.


Té ngã, chân phải chuồi đất, tay túm đại vào mớ cây rừng nào túm được thì túm. Và hai cái bánh chè đầu gối muốn rụng ra. Những chỗ dốc cao ngút đầu, chỉ có cách ngồi xuống như chị em, rồi tụt… Những chỗ dốc vừa, đi giật lùi, tay chống gậy, tay bấu cỏ.

Cuối cùng cũng ra được bìa rừng, phờ râu ông cụ:


Ngước nhìn lại, không hiểu tại sao leo lên được, cũng không hiểu tại sao tụt xuống được.

Đứt hơi con nòng nọc, tưởng là an bài tại chỗ. Ai dè, nghỉ chút rồi phải đi bộ đường núi vài cây số nữa

----
Em xin giả nhời một số thứ các bác nêu:

+ Bác CVN: “Xem ra thì trong đoàn có bạn gái lại là kẻ "mạnh" nhất! ”

- Bác tinh thật. Cô ta vừa dẻo vừa dai đủ thứ. Trông mặt là thấy cái hình dong liền.

+ Bác Black: “1. GPS của bác bẩu 3.2km là đường chim bay hay chim đi bộ ợ???”

+ Bác Hoangbquang: “Hé...Hé... GPS của tớ nó chỉ 6,8km đường đi bộ cào cào nhá. Còn mốc 0 à! Nó đẹp và cao 1871m nếu đứng và cầm GPS trên tay”.

- Ở đoạn trên em có ghi rõ là “theo cái GPS NÀY”, tức là không phải là theo cái GPS KIA. Cái máy nó bẩu thế thì em biết thế.

Lại cũng không phải máy của em nữa, hehe. Em đang định chụp ảnh, chủ nhân chiếc GPS là bác Hắc Điểu đứng cạnh xướng lên độ cao và đường xa, thế là em tóm ngay tay gã đang cầm GPS kéo vào ống kính và chộp cho nó … xác định.

Bác Hắc Điểu ới, bác cũng là chim đen như em mờ, còm phom đê!

- Các bác bộ đội biên phòng thì bẩu đoạn đường leo lên mốc 0 là khoảng 4 km, độ cao là 1864 m. Chả biết họ đo bằng gì và đo từ khúc nào, theo đường chim bay hay cò leo.

Cơ mà cái ông thiếu úy tên là Nghi cho biết con số này cũng là người trước đây từng phải tranh cãi thường xuyên với đối tác TQ… nên em nghĩ đó cũng là con số tin được.

- Chả may, trời có cao thêm chút ít, đất có dày thêm vài mét, đường chân trâu có lòng vòng thêm tý, thì chắc cũng đại khái như vậy…, vẫn là đất mình, hề hề.

+ Bác Mihtua: “cột mốc này Trung Kủa xây hết, bên VN không biết gì, đến khi xây xong thì nó báo VN mang quốc huy lên gắn buồn nhở .”

- Theo em nghe được thì đúng là cột mốc số 0 do TQ xây hết, nhưng ta tranh đấu và giám sát từng ly để xây cho đúng ranh giới.

Trên các cột mốc, dễ thấy nhất là ở mốc số 3, trên đỉnh còn có dấu chữ thập như để đánh quả rọi cho chính xác từng ly.

Mốc số 2 chẳng hạn, hai bên cãi nhau chán chê không phân thắng bại, phải đưa lên cấp chính phủ giải quyết mới đi đến thống nhất.

Khó khăn thế, chắc không có chuyện nó xây xong thì mình mang quốc huy đến gắn. Vả lại, các dòng chữ tên nước và quốc huy cũng phải làm bằng nhau, cùng một lò.

+ Bác Black: “2. Chả biết đoạn đường xa mốc phía Lào ra sao chứ đoạn liền kề thì làm gì có dốc nào, bằng chằn chặn à, đây, nói có sách mách có chứng, có anh đang đi xè đây hà hà”

- Đúng rùi, khúc này bằng phẳng lắm, từ mặt quốc huy VN chiếu ra bậc tam cấp phía VN. Lối mòn này, đoạn phẳng không dài lắm, là ranh giới giữa VN và Lào.

Chúng em đã tận dụng đoạn bằng phẳng ngắn ngủi này để quay một đoạn phim các bác biên phòng đi tuần tra. Quay có 2 đúp nhưng chính em phải đi thử, sắp đội hình và diễn cùng nữa, nên đi lại khúc đường phẳng này mấy lần.

Bác thử nhìn sang bên phải theo cái ảnh này, là dốc dựng đứng xuống phía dưới. Phía đó là đất Lào.

+ Bác Black: “3. Đoạn tả cái lai quần nghe giống mấy nhà báo quá há há ”

- Hehe, giả vờ thôi bác ợ. Cho nó oách xà lách một tý. Nhưng đúng là lúc xuống núi muốn vứt hết mọi thứ. Có hai cái máy quay phim, một đống máy ảnh, chúng nó cứ lừa cho nhau cầm, mặt nhăn như bị.

- Cái lai quần mà vứt được, chắc cũng vứt luôn cho nhẹ người. Đi xuống, cứ như bị ma đẩy, chân quýu lại, xoắn như cái quẩy...

Thôi, em chả thèm tả cảnh tả tình nữa, kẻo bác lại bẩu em giống mấy tay nhà báo đã thối mồm lại còn hay nhắng nhít.

- Nói lại cho nó toại cái nòng nhau thôi, chứ em không biết rỗi đâu nhé. Các bác ném đá mạnh tay lên! Càng ném nhiều càng qúy hoá quá!
------

Lải nhải thêm một chút về chuyến leo mốc số 0. Vì đó cũng là một ngày đặc biệt, với những chuyện khác biệt: Ngày cuối năm, 31-12-2007. Sau này nghĩ lại, mới thấy một số vất vả cũng xuất phát từ cái nguyên nhân đặc biệt này.

Hôm trước, trên đường vào Apachai, các bác biên phòng ở chốt chặn gần cuối con đường nhựa, sau khi xem giấy tờ, hỏi han để xác định cái đoàn xe hùng hổ này thật ra là “người tốt việc tốt” đã ân cần dặn dò: hết đường nhựa nhớ đổ xăng đấy nhé!

Đó là thị trấn Mường Nhé, đỏ quặch bụi đất nhuốm vàng khuộm nắng chiều. Con đường rộng và thẳng tắp, như một công trường đang xây dựng, chỉ có một cây xăng. Mất điện, mấy nhân viên cây xăng hè nhau bơm bằng tay. Nhưng hóa ra gần hết xăng. Bà con đang xúm đen xúm đỏ chờ mua xăng, lại phải gánh thêm cả cái đoàn cào cào với cái Uaz ăn xăng như tầu há mồm.

Thông cảm lắm, nhà xăng cũng chỉ dành cho cả đoàn được 30 lít thôi, cứ như là thời phân phối vậy. Cả huyện Mường Nhé hết sạch xăng là tin truyền râm ran về đến tận các xã trong hai ngày cuối năm, kèm theo cái tin đang điều cấp tốc vài xe xăng từ Điện Biên đến cứu.

Chẳng có phương án nào để so đo cả, chỉ có tiến lên, vào Apachải. Ngày hôm sau, mọi người leo cột mốc số 0, một người lại phải cùng chiếc Uaz lộn lại Mường Nhé, vừa sửa xe, vừa xếp cục gạch để mua xăng, nếu không những chiếc cào cào sẽ biến thành cục sắt vô dụng nơi biên thùy.

Xăng cứ phải lo, đoàn người cứ phải tiến. Còn ít xăng đủ dùng trong ngày, chở nhau đến chân núi. Leo lên một đồi gianh:

Hổn hển rồi. Nhưng sau cuộc khởi động này, hơi thở quen dần, lại lên một đồi gianh nữa, và lên nữa:
Không có đường, chỉ có những lối mòn chưa hẳn thành hình. Đó là những vết chân trâu, chân bò vô lối. Đôi khi phải vừa đi vừa vạch gianh ra mà đi như thế này. Gianh sắc, quẹt qua là ngứa máu như chơi.

Ba quả đồi gianh nâng chân lên một quả núi con lổn nhổn đá. Bắt đầu vào mây. Cỏ cây chen lá, đá chen mây. Có cả rác của các đoàn đi trước:
Có cả một loài hoa ven đường:

Và cả nhiều loài hoa khác. Cái cô MC này chim bay bướm lượn, lượm những bông hoa định giấu trong chiếc khăn tay để mang đến lại mang về, hề hề:


Mây mù mịt trong mây. Càng lên cao càng đậm đà bản sắc mây, quay kéo thế này có nhìn thấy gì, lờ mờ như nhau cả:

Vào đến khu rừng già như tranh thuỷ mặc, mờ mờ ảo ảo, thực thực hư hư. Âm u với tiếng chim kêu vượn hót:


Chỉ có ngước lên trời mới thấy có tý ánh sáng. Đèn đóm phải nhoay nhoáy lắm mới chụp được lờ mờ:

 Mây đậm đặc, vón lại thành cục rồi rớt xuống. Mưa. Tiếng mưa rừng lộp bộp. Những hột mây vô tư vô tình xà xuống, đập rung rinh những chiếc lá, vỗ vào những thân cây đã mục rữa ngổn ngang…

Độp, độp, đều đều và cả lỡ nhịp. Tiếng rừng đấy. Mưa rừng từ mây rừng.

Chợt nhớ mà nhại theo câu thơ nổi tiếng của Lưu Trọng Lư:

Em có nghe mùa đông
Tiếng rừng mưa lộp bộp
Con dê già ngơ ngác
Đạp lên giọt sương rơi

Em bảo cô MC này lấy máy ghi âm ra ghi tiếng rừng. Cô ấy ngồi chồm hỗm, gí cái máy vào lá rừng chờ sương rơi.
Cái đoạn phim này, giá mà để một khoảng lặng, lặng thật lặng, chỉ có tiếng mưa rừng lộp khộp.

Kệ cho người xem có thể bảo là lồng tiếng giả, miễn là lòng mình thanh thản vì lồng tiếng rừng thật.

Tiếng rừng tưng tưng...
Lên đến mốc 0, có lúc được hưởng nắng chói chang. Lại có lúc những đàn mây ào ào kéo đến như những đàn sếu trắng bay rợp trời. Mây luồn qua người, mơn trớn cái mặt mát lạnh.

Chiều đến, khúc rừng già thêm âm u. Cách nhau vài mét chỉ còn thấy lờ mờ. Cây rừng, lá rừng nhằng nhịt, cuốn lối đi:


Lúc đi xuống, ma lực đẩy thõng cả chân, không muốn cũng bị đẩy đi. Thế là lạc. Chỉ còn liên lạc được với nhau bằng tiếng hú. Những tiếng hú xa dần và yếu dần, vọng vang vang trong rừng thẳm. Trời cứ như tối ập xuống…

- Lạc rồi, vòng lại đi…- Ai đó hô lên, dường như nói với em, nhưng tiếng xa xa.

Bọn này chơi đểu đây. Em nghĩ bụng. Nó thấy mình đi nhanh, nên giả bộ bảo lạc để mình phải quay lên dốc. Lên ngược lại ấy à, rồi chúng nó phá lên cười hả ha cho mà coi. Nghĩ mà ức, nên em cứ đi, trong đầu ong ong bài hát xưa theo một làn điệu dân ca dân tộc nào đó:

“Chân em đi, rừng là rừng lắm lố_ối…
Này này a,
Chân em chọn lối này, chân em chọn lối nà_ày, thôi!”

Thế là em cứ đi cái lối chân em đi… Thi thoảng hú lên vài tiếng canh chừng, để báo tin cho đồng bọn, mặc kệ những tiếng la lối của chúng đòi em trở về “đầu thú”.

Đang là lá la, bỗng em thấy sao đường là lạ. Không giống với đường lúc lên. Hơi nghi nghi, chựng lại, hú vài tiếng. Thấy tiếng đáp xa quá và nhát gừng, yếu hẳn.

Đồng bọn vẫn bảo em lạc đường, kêu gọi trở về với đường lối chính nghĩa. Em hú hỏi lại chúng 2-3 lần rằng có thật là lạc không, nếu lừa, ông lộn ngược lại ông đấm cho bỏ mịa… thì chúng lại chẳng đáp…Tiếng khan tiếng đục lại xa thêm…

Rồi bỗng em thấy một cái hang thú vị. Hehe, ông vào đây nấp, nghỉ ngơi, đợi chúng mày tới cho khoẻ.

Đang hý hửng, chợt giật mình thấy cái hang sao lạ quá, lúc đi không qua cái hang nào cơ mà.

Lạc?! Trong rừng âm u một mình?! Chết kụ nó rùi!

Tóc gáy dựng lên, tia sét ở đâu xoẹt dọc sống lưng. Rùng mình. Sẽ đói và rét trong đêm rừng mông lung?

Đói và rét, sợ. Hổ báo, cọp beo, rắn rết..., sợ. Gặp chúng là hết đường. Leo cây mình cũng không bằng nó, chui xuống đất cũng không bằng nó. Một ý nghĩ loé trong đầu: Ta sẽ trở thành những vị sư Lào hay Myanmar đứng yên tay bắt quyết giơ về phía chúng. Biết đâu chúng lại ngoan ngoãn tuân phục như trong phim. Nếu không được, bị chúng ăn thịt đi nữa, thì chí ít cũng trong tư thế không bỏ chạy.

Tự dưng thấy tủi tủi. Em cứ nghĩ mai mốt nếu phải lìa bỏ cõi đời này, thì ít nhất trong giây phút ấy cũng mong được nắm tay một người. Chả nhẽ bi giờ bị gấu tát hổ vồ, lại chẳng được nắm tay ai…

Nghĩ đến thú dữ đã thấy kinh, chợt nghĩ đến người lại thấy kinh hơn. Vã mồ hôi. Đầu óc quay cuồng, em lại chợt nghĩ sẽ bị bọn mẹ mìn tay dao tay kiếm ập đến bắt.

Em căng mắt chộp ngay bất cứ cái gì động đậy trong sương mờ. Một cái bóng vật vờ đảo nghiêng. Hóa ra chỉ là một vạt lá đung đưa. Một tiếng “cách” nhẹ, rồi “roạt”, “oạch”… hóa ra chỉ là một cành cây rớt…

Nếu bị bọn mẹ mìn bắt, em quyết không sợ bị nó tọng cho uống thuốc lú hay bịt mồm bằng giẻ pha thuốc mê, hay là quạt cho thuốc ngủ… Hèhè, nhất định thế. Vì đang mệt mà lại được ngủ thì “thướng” quá rùi. Mình mà xỉu thì nó lại phải khiêng mình xuống núi. Thế thì mình được làm bố nó. Cũng được, kệ mịe tình hình, muốn ra sao thì ra, hồi sau tính tiếp…

Cơ mà quả là thấy thất kinh khi chợt nghĩ cái bọn mẹ mìn này (nếu xuất hiện), có khi nó sẽ làm ngược lại, là sẽ tọng cho mình vài viên thuốc bổ loại tăng lực, như Viagra chẳng hạn, rồi bắt mình cõng nó xuống núi…Thế thì có mà chết, thà em cắn lưỡi còn hơn phải cõng các mẹ (mìn).

Tả thì lâu, nhưng các ý nghĩ ấy chỉ phọt qua cực lẹ.

Giống như con vật, khi bị dồn vào thế thách thức sống còn, phải vùng lên. Có lẽ con người nhanh hơn con vật ở chỗ triển khai các ý nghĩ thành hành động cụ thể trong cuộc sống

Thoắt cái, sức ở đâu ra mà trở nên phi thường như Phù Đổng. Phải tự kíu mình trước khi trời kíu, em ngạc nhiên khám phá ra chính mình thoăn thoắt như hoẵng con tìm mẹ, phăm phăm leo ngược dốc dài không mệt mỏi tý nào.

Bình thường, ngược dốc như thế chắc phải thở ra cả hai tai. Nhưng em không còn cảm thấy hơi thở, vì vừa “đóng” dốc vừa phải la liên tu bất tật. La gì không biết, ú ớ, miễn là tung lên giời một thứ âm thanh nào đó để hy vọng liên lạc với đồng bọn.

Có vẻ mọi người đều cảm thấy mối nguy thật sự. Mấy bác biên phòng toả đi tìm…Kết quả là có bác biên phòng cũng lại… lạc tiếp luôn.

Tối hôm trước, khi được giao nhiệm vụ dẫn đoàn lên mốc 0, bác sĩ quan tên Nghi đứng nghiêm nhận lệnh trước các thủ trưởng đồn bằng giọng quả quyết đầy trách nhiệm: không để ai lạc, bảo đảm an toàn và tới nơi tới chốn…

Bác í còn bá cáo các phương án đội hình, đặt các gỉa thuyết gặp nạn, lạc, châm cứu xoa bóp, cứu thương…Trong ngần ấy thứ, chỉ có một phương án đặt ra mà chưa phải làm. Đó là hô hấp nhân tạo.

Thật tình, đêm trước nhiều người lo cho cái cô MC còm cõi khi leo núi rất có thể ngất trên cây quất. Bấm huyệt, xoa bóp mà không tỉnh thì bất đắc dĩ sẽ đành phải hy sinh ít nước bọt mà dùng đến thuốc thần là hô hấp nhân tạo cái cô này:
Phương án được lên kế hoạch sẵn, có cả phần triển khai và dự kiến nhân sự thực hiện đàng hoàng…

Ấy là chu đáo thế thôi, giầu trí tưởng bở cũng đành chèm chẹp. Cái anh họ Chu tên Đáo cũng thất nghiệp, chưa được vinh dự làm cái nhiệm vụ lắm khó kheng nhìu phức tẹp ấy.

Tiếng đục tiếng khan lại vẳng lên í ơí xa gần... 

Một hồi tất tả ngược xuôi, đôi mắt hút dán vào bóng người lờ mờ vừa xuất hiện. Nhưng trong cơn lạc ở nơi rừng sâu núi cao, mây mịt mù này, thấy một cái bóng vật vờ chuyển động như ma rừng, mừng đấy mà lại sờ sợ.

Chắc ăn, em nép người vào bụi, im lặng giương mắt theo dõi và từ từ áp sát…

- Ai?! …Ai đấy? – Bác biên phòng hô vang như quát, hỏi theo phong cách quân sự, như hỏi mật khẩu.

Lẳng lẳng tiến sát nữa, thấy mặt, thấy rõ cả tia mắt cảnh giác của cái bác Nghi này, xác định đúng người của mình rồi, em mới xồ ra, reo lên nhận.

Em mừng quá, còn mấy bác biên phòng chưa hết tái mét mặt.

Thì ra em đã lạc khoảng vài trăm mét gì đó, chẳng biết theo hướng nào. Tối tăm thế, cách mấy mét còn chả nhìn thấy nhau, xa cỡ đó trong rừng núi chắc là cũng xa lắm.

Các bác biên phòng không rời em quá nửa bước nữa, theo nghĩa đen, áp giải em như tù binh hay là như một gã binh nhì ngơ ngác vừa được giải cứu.

Năm cùng tháng tận, thách thức đeo bám đến tận cuối. May, mọi chuyện kết thúc có hậu trong một chiều cuối năm đóng lại quá khứ…

Xuống đến chân núi, ngả ngốn một lúc lâu cho nhớt hồi về đầu gối củ lạc. Một đám phờ phạc chợt trở lại với thực tế của mình: về đồn bằng gì?

Đồi núi chập chùng, những con đường đất mới mở đỏ au, vắt vẻo quanh co. Yên lặng đến tĩnh mịch. Không câu trả lời.

Chiếc xe Uaz lúc sáng chở mọi người tới chân núi đã vội quay ra huyện để kiếm xăng cho cả đoàn. Chiếc cào cào còn lại đến được chân núi, đã nhường cho bác quay phim vất vả được về đồn sớm. Cả bọn còn lại lếch thếch kéo ghệt. Cứ lóc cóc đi về phía bản Tá Miếu, để ngược về đồn 317, dù chả biết sẽ kéo được đến đâu.

Nghĩ cũng chả được, đoán cũng chả được, thôi thì cứ túc tắc tự kíu mình. Lững thững đi, tay súng tay hoa, trên con đường không phải trong làng lúa làng hoa:

Vòng qua mấy quả đồi, thấy bản Tá Miếu hiện ra xa xa bên chân núi mà đắn đo. Đường về xa xăm. Trên cái ảnh này, bên phải, khúc giữa, có chừng hai chục cái chấm trăng trắng nhỏ li ti, không biết lên mạng có nhìn rõ hơn không. Đó là những nóc nhà dân ở bản Tá Miếu:

Đường còn xa, nhưng nhìn thấy được nó đã là mừng rồi. Bản (hoặc đồn) là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt- cái khẩu hiệu ấy tưởng là chỉ để hô, nhưng sống trong cảnh ấy mới thấy nó thật và gần gũi:


Đi theo đường to thì vòng vo tam quốc, không biết đến bao giờ, nhưng có khả năng được xe đến đón. Đi theo đường tắt, lối mòn qua núi qua khe thì gần hơn, nhưng nếu xe đến thì cũng chịu.

Chấp nhận đi tắt là chấp nhận đi hết quãng đường và bất quá cũng chỉ về đến được bản Tá Miếu, cái bản có người gần đường biên nhất. Về được đến đấy, chắc cũng là tối mịt, phải nghỉ lại và ăn Tết tây luôn.

Phân vân chọn lối, vì phải phụ thuộc một yếu tố lúc đó không ai biết. Liệu chiếc xe Uaz về huyện có lấy được xăng không? Liệu cả huyện Mường Nhé đã có xăng chưa để mà mua? Nếu xe không có xăng để đến đón được thì chỉ còn cách đi bộ…

Mới từ mốc số 0 xuống, cái mệt đã qua, cái ngại cũng không tới được. Chỉ ức là không có thông tin để quyết định đi hay chờ và đi đường nào. Tất cả các máy bộ đàm trong đoàn cũng thành vật trang sức bất đắc dĩ, vật vã lủng lẳng trên cổ.


Đào rừng đã nở. Phàm là cái gì của rừng cũng đẹp và ngon hơn đồ nhà. Cây đào rừng này được các bác công nhân làm đường đánh từ rừng về cắm tại lán trại của mình. Nó to cao như cây khế và hoa cực đẹp:

Xin một nắm đào rừng, vui với nó trên con đường bất tận.

 Kẻ thẫn thờ đi, người nằm vật, phó mặc cho hoàn cảnh. Chả còn gì để sốt ruột nữa, mốc số 0 đã chinh phục được, bây giờ “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”. Bụi là chấp nhận bụi toàn phần…

Bỗng có tiếng “tin tin” yếu ớt từ góc núi nào xa lắm vọng lại. Những đôi mắt đang thẫn thờ bỗng dướn lên, ném những cái nhìn cầu vồng qua núi. Chả thấy gì, chỉ thi thoảng vẫn nghe văng vẳng tiếng tin tin, to từ từ.

Mọi người cả đoán rằng bác Khoa (Nguyễn Đăng Khoa, người sĩ quan biên phòng lái xe Uaz quả cảm, tận tụy và chu đáo hiếm thấy) muốn bắn tin cho anh em yên lòng bằng cách thi thoảng nhấn kèn tin tin.

Không sai. Và chiếc xe quen thuộc xuất hiện, bé như con kiến leo cành đào, lọ mọ nghiêng ngả trèo lên vệt dốc như dải lụa đào uốn quanh những ngọn núi và rồi trồi lên giữa khe núi:

Nỗi mừng vui không chỉ là sẽ về được đến đồn biên phòng 317 trong đêm giao thừa, mà xe đến nghĩa là có xăng rồi, những con cào cào sẽ lại được khừng khực chạy…


Về đến bản Tá Miếu thì trời lặng nắng:
Có xăng rùi, chả sợ gì nữa, lại la cà vào bản Tá Miếu chơi. Lúc ra khỏi bản thì chỉ còn nhìn thấy chiếc xe...

Về đến đồn, trời xầm xập tối (chả biết tại sao ở Tá Miếu thì tối thế, về đến đồn chỉ cách vài cây số lại sang sáng ra, mây trời đúng là đổi theo phút giây), tặng lại nhành đào rừng cho các bác biên phòng cũng đang vừa mừng trút được một nỗi lo:


Bữa cơm tất niên đã được dọn sẵn từ lúc nào. Cái rét băng gía của đợt gió mùa lạnh trùm lên biên cương bị phá tan. Rừng núi âm vang lên tiếng hô: “Hai ba nào!”

(Tiện đây em xin nói rõ thêm một chút: trong vài bài trước đây một số bác viết là khi uống rượu ở vùng này người ta hô “Hãy bắt đầu”. Mới đầu em cũng nghe thấy giông giống như vậy, nhưng nghe mãi mới thấy khác. Rồi đi hỏi mấy lần cho rõ nguồn cơn, mới hay không phải “Hãy bắt đầu”, mà là “Hai ba nào!”.

Người hô thường là có vai vế một chút, như là nhạc trưởng, có giọng cổ họng, đầy hơi, giõng dạc, lại phải khàn khàn, nhừa nhựa lái sang như là “Hây Be Nìu!”. Giống như bộ đội hô: Nghiêm, nghỉ, hay buổi sáng tập thể dục hô Rèn luyện thân thể nhưng nghe chả rõ ra là gì…)

Thôi thì, Hây Be Nìu!

Và nhớ phải hô ba lần, giữa những tiếng đồng thanh tương ứng đáp lại như sóng trào: Dzô!!!
 ---
Bác Dudi nói đoạn Hây Be Nìu rất tinh tế và chính xác , có một tốp đi sau nhóm chúng em về luôn miệng nói "Hãy bắt đầu", em cũng thắc mắc ko hiểu sao lại khác nhau như thế!

Nhưng cái câu "hết nước sờ tay, sờ tay ra nước" thì chắc đoàn nào cũng đúng nhỉ ? 
 ---
Uống cạn ly, mọi người bắt tay nhau, chằng chéo, theo tục lệ người Hà Nhì, gọi là hết nước xờ tay, xờ tay ra nước…

Mọi người chúc nhau đủ vòng, trên dưới, dưới trên, ngang hàng…mỗi lần chúc là một lần cạn chén, bắt tay…

“Cù ly cù la”, tiếng Hà Nhì, nghĩa là có qua có lại. Đó là cái đuôi cuả thủ tục này. Được chúc một tuần rượu, nghỉ một tý rồi chọn lúc thuận lợi, phải rót rượu chúc lại và bắt tay người chúc rượu mình.

Được chúc rượu nhiều mà không chúc lại, e không phải phép lắm. Các bác biên phòng thường chân tình thông cảm cho khách chưa quen phong tục, nhiều khi chỉ biết uống rượu mà ngớ người ra khi nhìn thấy tay người chúc rượu đang chìa ra chờ bắt.

Dường như không có khái niệm “nhậu”, chỉ có khái niệm vui, vui thiệt tình và chân tình.

Bữa tất niên này cũng coi là bữa liên hoan mừng đồn 317 vào tuổi thôi nôi, nên niềm vui tăng gấp đôi…

Trong bữa tiệc cuối năm này, một chuyện tình được tình cờ nghe lại. Đó là có một cô nhà báo, trong một đoàn lên đó, gặp một anh biên phòng. Kết quả: vài tháng sau họ nên vợ nên chồng, vài tháng sau nữa, họ chuyển về Hà Nội…

Chuyện do bác Khoa, người sĩ quan lái xe Uaz quen thân với tất cả các đồn, kể. Theo bác Khoa này, sau khi hai người quen nhau, đều dùng cách tỏ tình thông qua bác í (viết thư, điện thoại…, để nhờ bác í oánh tín hiệu chuyển tiếp…hì).

Hây Be Nìu!

Chuyện có đủ tên tuổi địa chỉ, các chi tiết, rôm rả, nhưng lúc í do cả ngày leo núi, đi bộ… cơ thể khát nước, nốc vài cái Hây Be Nìu là đã choáng, nên em không nghe và nhớ hết được các chi tiết, chỉ nhớ bác Khoa bẩu về Hà Nội hỏi là có người biết…

Có bác nào ở Hà Nội biết chuyện tình này và kể tiếp không ạ? Nghe nói cũng cỡ Rô Méo – Duy Lét lắm…

Hây Be Nìu, em xỉn củ tỉn. Lơ mơ tỉnh thì thấy “tiệc” đã tan, mọi người loạch xoạch dọn dẹp. Nghĩ đến giao thừa sắp đến lại lọ mọ dậy, rủ rê nhau rửa ráy, thay quần áo sạch, sức dầu thơm rồi… để đấy. Hít hà không khí giao thừa cho khoẻ thêm một tuổi.

Chui vào tấm chăn dày cộp mà các bác biên phòng nhường cho, định ngủ tiếp cho rồi. Một bác chỉ huy lúc đó mới có thời gian rảnh, vào trò chuyện “gặp nhau cuối năm”. Dưới ánh đèn lờ mờ chạy bằng thủy điện tự tạo, người chỉ huy hằng ngày oai phong trước hàng quân, đêm giao thừa trở về người thường bình dị, với miên man những câu chuyện đời lính biên phòng gian nan và thú vị.

Năm mới 2008 ập đến lúc nào không biết…

Đêm khuya khoắt, tiếng rừng rì rào, tiếng côn trùng trầm bổng như dàn hợp xướng, thi thoảng một chú thuộc loài gì đó rít lên lĩnh xướng bất chừng. Em đánh cái quần đùi lồng lộng ra đứng giữa sân cho hai ống sậy giỡn chơi với sương gió biên thùy. “Lái” một cái, đánh dấu hoành cháng…

Lạnh sun vòi và sưng cả mũi. Sương dày đặc phả như khói thuốc lào, quấn quít reo quanh. Gió rít qua khe cửa. Cái cửa gỗ vênh vênh lập cập với gió, thi thoảng kẽo kẹt, khẽ đong đưa.

Đêm giao thừa nơi biên thùy, khi nào mới lại có một dịp như thế…

 Sáng mồng 1 Tết (Tây, 2008)…Xuất hành từ đồn 317. Buổi tiễn đưa lưu luyến. Những chiếc khăn rằn miền Nam choàng vào cổ các chiến sĩ biên phòng, gửi nắng cho anh, gửi ấm cho anh…

Tiếng nhạc reo lên trong đầu, theo giai điệu của bài Tiểu đoàn 307: “Buối (dấu sắc, không phải dấu hỏi) xuất quân cào cào năm mới, đoàn cào cào thề dưới sao vàng, người phượt sĩ xá gì gian truân…”.

Năm mới xuất quân, tinh thần rất hăng. Tạm biệt các bác biên phòng đầy tình cảm, mang theo quyết tâm không quản ngại khó khăn. Khí thế lên vùn vụt, xe đủ xăng, thì đèo nào cũng chơi, suối nào cũng băng. Quyết chí càn lướt mọi trở ngại, đạp bằng mọi ngọn sóng …lăn tăn.

Oạch… Gian truân ập đến mau lẹ, chả phải đợi thách thức nhều

Mới đến suối đầu bản Tả Kố Khừ một chiếc xe nghiêng mình trầm trọn trong suối. Rồi nó lăn quay ra, không chịu khóc nữa, làm như đột ngột mắc bệnh tả, có kố đẩy mãi vẫn khặc khừ.


 Các loại thầy lang xúm xít thay nhau bắt mạch kê đơn: nào ướt bu gi, nào hỏng đề, nào ắc quy tịt… Bà con xí xọn móc đít.

Được cái năm sớm nên tinh thần vẫn cao vun vút, vẫn cười hớn hở ngực nở đầy rôm.

Chả ai chuyên trị sửa xe, lại chẳng mang theo đồ sửa chữa. Đến một cái túyp mở bu gi cũng không có, phải chặn đường, năn nỉ mượn khách qua đường lâu lâu mới có một người đi qua:

Chịu, vì không vừa… Xe nào tuýp nấy. Cào cào to thì bu gi cũng phải to cỡ cào cào.

Chỉ còn cách đẩy, đẩy vãi cả các thứ. Nào máy ảnh, nào bộ đàm, nào kính mũ bút máy… cái gì văng được thì văng hết. Lên dốc, đẩy, xuống dốc chia nhau mà tranh thủ đẩy…

Vô vọng. Những bộ mặt méo dần…

Bữa sáng đầu năm xơi tại đồn 317 là mỳ gói và cơm lam chấm muối vừng trôi tuồn tuột. Ngay cả những thành viên khỏe và lạc quan nhất cũng lặng lẽ cúi đầu nhắm mắt xuôi tay:

Ơ, có con trâu trắng này! Bác kia bảo: sic, tưởng gì, trâu trắng em xơi hòai chứ gì.
Hè hị, cơ mà ngày xưa các cụ bẩu: gặp trâu trắng là mất mùa. Chả biết, nhưng khi gặp được con trâu trắng này, chợt nảy ra ý tưởng mới… Hì…
Thành viên tích cực này của đoàn bỗng bất ngờ cởi phăng quần…

Sệch xì sô! nhân năm mới phục vụ bà con miễn phí? Rõ là vậy, hắn chả buồn quan tâm tới ai, cứ một mình tự cởi nút tung tóe:
Hắn định làm gì vậy? Thu hút sự chú ý của bà con dân tộc để nhờ vả?

Chời, nếu muốn câu kéo kiểu đó thì cũng là sáng kiến không tồi, nhưng cái màn trình diễn nì lại gây ra một hậu quả lọng cọng. Chả ai dám đến gần, chị em dân tộc lại còn bị một phen khiếp vía, vất vả quay mặt, cuống cuồng chạy đứt cả dép:
Nhẽ ra phải lập tức phê và tự phê nghiêm túc, khẩn trương rút kinh nghiệm, ai dè lại thêm một gã điển zai nữa a dua a tòng, tụt béng quần ra giữa đường, khoe chân dài trắng nõn.

Zai Kinh đúng là kinh thật. Dường như chúng còn giúp đỡ lẫn nhau bỉu riễn cái màn này nữa chứ. Khiếp, cứ như PĐ ấy:

Hầy dà, đến nước này căng à nha. Bệnh đua đòi này mà lan ra cả đoàn thì chỉ còn một người phải …tức nhau tiếng gáy.

Chúng định làm giè? Có âm mươu đen tối giè?

Liệu chúng có tỉnh ngộ, kịp thời thôi làm “động tác lạ”, kiềm chế bốc đồng để giữ lại lớp nội y cuối cùng…?
Bác duybis đúng một phần, là cái phần lóe lên ý tưởng. Tại sao mình phải kéo cày thay châu, cực khổ đẩy xe lòi cả dom, nổ cả đom đóm mắt, trong khi cái con châu này quá thong dong kéo một khúc gỗ cùi?
Sau một hồi tập trung chí tuệ thời đại trong buổi sáng đầu năm, mọi người nhất chí phải đi tắt đón đầu, lấy sức châu thay sức người. Dưng mà cái con châu và thằng bé chăn châu cứ ứ ừ. Xư nó, bi giờ mới thấm thía cái câu “Ai bẩu chăn châu là khổ”. Nó đã xướng, lại còn khệnh…

Lại tập trung chí tuệ lần nữa mới phát hiện ra rằng mình cũng có châu, là cái con Uaz đó, lại có cả dây dù nữa, xỏ mũi vào mà vắt vắt, diệt diệt… hờ hờ.

Thực thi liền, năm mới không bàn nhiều í ới, dễ quẩn. Một bác nhẩy lên làm tài, một bác ngồi sau làm lơ. Bác lơ nắm cái dây dù để cho Uaz kéo, nếu có động tĩnh gì thì thả cái dây ra mà né cho lẹ… Cám ơn con châu đã đem lại ý tưởng, nhưng quên mày đi nhé, châu này còn lẹ hơn…

Mới vắt diệt được chục mét, cả bác tài lẫn bác lơ hô hóan ầm ỹ: Họ, họ! Con châu sắt khựng gấp lại, hốt hoảng ngoái nhìn. Bác lơ mặt tái dại, phẩy tay liên hồi. Đau quá, chịu không nổi.

Chí tuệ tập thể tuy xáng xuốt, vẫn không nghĩ ra: cái con kào kào này nặng cả chăm ký chứ có nhẹ đâu, cái dây dù nó xiết cái tay bác lơ muốn lìa cả khớp.

Thua, không bằng con châu! Lại phải học nó: xỏ dây vào mà buộc trực tiếp, không cần kinh qua cái tay cái chân gì cả. Và như thế lại còn tiết kiệm được nhân lực, giảm thiểu rủi ro…

Một lần nữa, cái bác này (có nick là ruou&hoa hay là hoa&ruou em không nhớ chính xác, nhóm Linh Cẩu bên TTVN) lại chở thành anh hùng khi xung phong nhận lãnh thêm chức năng làm cascadeur. Đó là một công việc nguy hiểm như đóng phim hành động. Ngồi lên con kào kào ngật ngưỡng, để cái xe Uaz kéo đi bằng một sợi dây dù ngắn, trên con đường đất đá lởm chởm, vừa đèo cao dốc đứng, vừa ngoặt nghẹo bất ngờ…

Tiễn một người ra trận, mọi người dồn hết những gì tốt nhất có được cho bác í, không ngại phải sệch xì sô giữa đường để đổi đồ. Trang bị tận răng, chỉ mỗi ngực là không đeo giáp sắt:


Mọi người xúm xít dặn dò thừa thãi, bác Rượu Hoa từng vào xinh ra tử nhiều phen, cũng bảo quả này hơi bị mới lạ. Bác í gật gù, lầm lỳ lên xe, tay cầm cái dây giật giật: Vắt, diệt nìu!

Về sau, bác Rượu Hoa mới hé cho biết kinh nghiệm: ngoài chuyện phải giữ căng dây, chăm chú theo dõi xe kéo, lườm sẵn chỗ sẵn sàng nhảy ra… còn một động tác kỹ thuật khác là phải cài số (3). Để số mo mà bon bon có khi húc phải xe nhà mà mo phí luôn.

Trên xe Uaz, một không khí căng thẳng không kém, đôi lúc ngột ngạt. Không ai nói câu nào, mọi người cùng căng các lỗ cảnh giác, lỗ mắt nhìn, lỗ tai nghe, lỗ mũi ngửi, lỗ mồm sẵn sàng la…

Bác tài chăm chăm nhìn vào gương hậu, lò dò chạy:

Hai bên hông, cửa bung sẵn, hai người thò đầu ngoái canh chừng. Từ từ, thấy ôn ổn rồi, bác Rượu Hoa ra hiệu: OK, chạy đi, lẹ lên chút:

Hơi thở từ lồng ngực nhẹ trở ra trong khi những sợi thần kinh vẫn giật tóc từng từng. Yên lặng trôi đi, trôi nhè nhẹ…

- Ngã rồi! Ngã rồi!...

Tiếng hét giật như điện toáng lên trong xe, thất thanh quặt xuống nghẹn. Chiếc xe Uaz khựng két lại, xổ tung bụi mù. Cảm giác choáng cả cánh rừng yên ả. Từ 4 cửa xe, mọi người bổ nhào xuống, lao ngược lại phía sau còn tối tăm mờ mịt vì bụi…

Chiếc xe trắng nhờ hiện dần ra, nằm lăn quay sau vệt đất cày với chiếc thòng lọng vắt ngang. Cách đó vài mét, bác Rượu Hoa lồm cồm ngóc dậy, dướn cái đầu lên làn khói bụi lờ mờ.

Em sờ nắn bác í một số chỗ, thấy chỗ nào cũng cưng cứng mà lấy làm mừng thầm. Sợ nhất là bỗng thấy chỗ nào mềm mềm, lụn sụn… Là sợ gãy xương, tước thịt.

Bác í đáng bậc siêu nhân, kịp phi thân bay qua một bên khi chiếc thòng lọng quấn cổ con xe bỗng chùng xuống quấn xiết lấy bánh xe, quật nó ngã lăn long lóc và lôi đi xềnh xệch.

Xá gì gian truân! Lời thề dưới cờ lúc sáng còn tươi mờ. Lại lên đường, lướt trong cơn lốc mầu đất đỏ:


Nhưng chịu khó mất công một chút cho an toàn. Mỗi lần xuống dốc đều ngừng lại tháo dây, thả trôi, lúc lên lại buộc dây kéo... Lần hồi dìu dắt nhau. Về được đến con suối đầu đồn 405 thì sức dường như kiệt. Lấy hơi một lúc mới đẩy tiếp được xe qua suối, leo dốc, rồi dựng đại trên bãi đất trước cửa đồn.

Trưa nắng ong ong. Chó mèo lợn gà thấy cái xe lạ ngơ ngác đến. Nhưng chúng chỉ khịt khịt mũi ngó nghiêng rồi bỏ đi.

Một đoàn công nhân làm đường nghỉ trưa đi qua, xúm vào chỉ chỏ bi bô, cười hô hố, có vẻ khoái hơn cái xe lu nặng nề của họ.


Đồn 405 yên ắng trong giấc trưa. Tránh làm phiền, chỉ vào xin hai ấm nước sôi. Vác cái thùng mỳ ly (cốc, mỳ ăn liền để sẵn trong cốc nhựa) ra, đổ nước sôi vào mà múc.


Một mâm giữa đàng không bằng một sàng xó bếp. Xực cật lực. Người ỏn ẻn cũng xơi được 2 ly, vô địch là bác Rượu Hoa, húp một phát trôi 7 cốc. Nội cái này cũng nói lên cái sự cực nhọc tới cỡ nào. Bữa trưa đầu tiên của năm mới ngon xùm sụp.

Mới tính nghỉ ngơi một chút, ra bờ suối rửa ráy, làm thơ…


Thì bỗng lại xảy ra chuyện đáng lo ngại khác. Cái ông Già Mà Ham này từ lúc đến đồn cứ ngồi ỳ thần xác trong xe, đợi cơm bưng nước rót, bỗng lên cơn “thèm đất thích nghe kèn”.

Người run như cầy sấy, lạnh toát. Bao nhiêu quần áo váy sống của mọi người dã dơ dáy mấy ngày nay, gã quào quáo vơ hết, úp lên người, chùm lên đầu lên mặt mà hít hà…

Mặt mày thiểu não, mắt trợn ngược trắng dã, môi mím chặt thâm xì, lầm lỳ chả nói được. Gã rõ là không làm chủ được tập thể rồi, nhưng bắt đầu không làm chủ được bản thân. Đầu nghẹo dần, nước bọt sật sùi, một dòng nước đặc xuất hiện, róc rách luồn qua khe mép:

Nói ra thì bảo dại miệng, nhưng cái công việc đang làm buộc phải nghĩ xa hơn, cả những tình huống xấu nhất.

Không nghĩ cũng không được. Gã dường như đang chuyển sang giai đoạn chót: người nhũn như bột nhão, tay bắt chuồn chuồn, thở dốc ra phì phì… 

Ở Tây Bắc có món lợn cắp nách ngon đáo để. Còn phải cắp nách cái bác Già Mà Ham này leo lên những bậc thang dốc vào đồn 405 khó khăn phết. Dặt dẹo dìu được bác í vào bệnh xá của đồn, các thày thuốc biên phòng đè nghiến ra, tẩn cho một trận, tọng thuốc đầy mồm…

Các bác biên phòng quả có tài chữa bệnh. Con ma nhập vào người bà con dân tộc ở bản xa còn phải sợ biên phòng mà chạy tháo thân, huống hồ nhập vào cái lão Già Ma Ham ngay cửa đồn. Dưới tay ấn của thày thuốc biên phòng, bác í ngáp ngáp, thở hắt ra, tưởng là “đi”, hóa ra lại hồi sinh…

Một trận đấu vật khác diễn ra: xuống hết hàng để giải phóng xe Uaz làm xe cứu thương cho kk.


Cái bài vần như đồng dao, hát nheo nhẻo hồi bé đến giờ vẫn nhớ:

Bố Tý làm công nhân
Ở bến tầu khuân vác
Vừa làm lại vừa hát
Trong buổi sáng mùa xuân…

Nghe phơi phới, nhẩy. Dưng mà cái buổi trưa mồng một Tết tây ấy óc nhọc rùi, uể oải thảy đồ đạc xuống rồi xúm nhau bợ đầu bê đít cái con kk lên xe bông. Bế thốc nó lên:

Rồi đè nó xuống:

Trói gô nó lại:


Hết đường láo, về đồn!

Chiều đầu năm, chia tay làm hai, một tốp cắp nách con xe về huyện để kịp sửa, nhập với tốp đi đầu, tốp sau ở lại đồn Lengsusin.

Xe vừa chạy khuất bóng, bỗng nghe éc một tiếng xa xăm…

Thôi rồi! Lại gì nữa đây!? … 

É…éc … xẹc! Rồi im ắng…

Nghe y như cái bánh xe to bị xịt lốp, như quả bóng xịt hơi ra rồi lịm. Cái xe Uaz chở con kk với ngần ấy người mà xịt lốp thì lôi thôi to.

Cung thứ ba bi tráng không nhẽ tới hồi bi đến vậy.

Éc, ặc… hóa ra chỉ là một chú ỉn bị thịt cái oạch ở ngay cái bếp đầu đồn để chuẩn bị cho bữa tối nay liên hoan năm mới. Mấy bác nhà bếp ra tay là gạo xay ra cám. Nhoằng một cái A nào đã ra A đó, xương ra xương, thịt ra thịt, một đống lù lù giữa bàn…

Xong vài séc bóng chuyền, ào ào rửa chân tay đã kẻng lên bàn, đúng tác phong quân sự khẩn trương. Nhưng mới thò mặt vào phòng ăn đã thấy khác mọi khi: nhiều giống cái và không khí nhẹ tâng của bữa ăn tối đầu năm, chào mừng 2008.

Có vẻ các bác biên phòng đã quen không có Tết. Có người hai chục năm Tết xa nhà, có người từng bật khóc khi đón cái Tết đầu tiên trên biên thùy… bây giờ như chai cả rồi.

Lý do chính thức được tuyên bố trong buổi tối vui vẻ ấy lại là mừng hai bác sĩ quan vừa được về phép và bữa nay trở lại đơn vị, chia sẻ với anh em… Có vẻ cho đến khi chúng em cụng ly hô vuốt đuôi: “Chúc mừng năm mới!” mọi người mới sực nhớ là năm mới đã đến và ý nghĩa của nó mới được chính thức chêm vào.

Bữa ăn tối đầu năm có cả một số gia đình quân nhân, vợ con và cả “người yêu” đến thăm. Vợ trẻ, con thơ thì ngơ ngác. “Bạn bè” thì e thẹn. Vợ chồng thì… biết rồi!

Tất cả chỉ có nhiêu đó, chung vui mâm đại táo. Hay Be Nìu! Dzô rồi vỗ tay.

Hây Be Nìu! Dzô rồi múa hát. Chỉ có nhiêu đó làm vui. Và Hây Be Nìu với đoàn cào cào:


  Em nhớ là các bác ý hát vui lắm, bằng tất cả trái tim. Nào đơn ca, song ca, nào giao lưu nối bài…

Một bác đứng lên hô: “Một!”. Cả làng hát bài “Một con vịt thò ra hai cái cánh…”. Bác í lại hô: “Hai!” (em chả nhớ hát bài giè), rồi “Ba!”, cả làng hát bài “Ba thương con vì con giống mẹ…”… “Năm!” Năm anh em trên một chiếc xe tăng…Sáu, Bảy… Mười…

Choáng. Hoa cả mắt vì Hây Be Nìu liên tục được chêm vào giữa các bài hát. Người nọ chỉ định người kia lên hát. Inh lả ơi, Inh lả ời, Dô tá dô tà, cho đến Chiến thắng miền Tây Bắc… Nắm tay mà nối sơn hà…

Cái cô miền Tây Cửu Long này uống dữ quá, làm cái bác Việt đồn phó miền Tây Bắc này thèn thẹn. Dzô thì dzô, nhưng mà phải dzô có kiểng, cũng phải đáp lại Hây Be Nìu:


Tết rồi, ông Công, ông Táo. Giờ này trên ấy, các bác biên phòng chắc gói bánh ăn Tết sớm, để ngày Tết lại chia nhau khoác balô về từng bản ăn Tết với bà con dân tộc.

Các bác í cùng ăn, cùng làm, cùng sống với bản làng… năm nào cũng thế, ngày Tết lại cùng chia sẻ niềm vui xuân với từng bản cheo leo trên núi.

“Rừng ơi, ta đã về đây…”

3 nhận xét:

  1. Bác Dudi làm em nhớ chuyến đi phát khóc, ước gì chuyến đi ấy là ngày mai...

    Trả lờiXóa
  2. hay quá..ước gì em được 1 chuyến đi như anh chị :)

    Trả lờiXóa
  3. tây bắc việt nam thật sự là 1 địa điểm du lịch tuyệt vời cho phượt thủ và vietnam motorbike tour Loop Bike Tours là 1 dịch vụ thuê xe tuyệt vời ở đây

    Trả lờiXóa