Trang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Cuba- một tìn iu bao la!


Em bí mật thò cái máy ảnh bé xíu xuống dưới, chụp chộm quả này. Ý định chụp cả hai cô gái ngồi cạnh không thành, chỉ thấy cái bụng bự của mình, may mà dính được một cô xinh đẹp kề bên:




Đẹp đấy chứ, mấy cô nữ sinh Cuba. Dù sao cũng là hàng chọn, dẫu chưa phải là hàng “tuyển”.

Ở Cuba có luật: Tất cả các xe công đều phải cho dân chúng đi nhờ xe, nếu đi cùng tuyến đường. Miễn phí!

Ai cũng có quyền làm thượng đế vì xe “biển xanh” phải phục vụ nhân dân. Nếu từ chối, sẽ bị ghi số và sẽ có người tới “làm việc”.

Các bác tài cứ phải nhẫn nại làm thôi, dù gặp người đẹp hay bà béo phị hôi mù. Nhưng các bác ý luôn ý thức được tinh thần lấy của công phục vụ nhân dân. Chưa thấy ai càu nhàu về chuyện này.

Nhưng xe tư nhân biển trắng và các loại xe biển vàng, biển đỏ biển đen khác (công an, bộ đội, nước ngoài…) không nhất thiết phải cho đi nhờ.

Cái này với họ là tùy hỉ, và đã tùy hỉ thì có quyền kén cá chọn canh.

Hôm ý em đi xe biển tư nhân, nên chạy chầm chậm chọn mãi, thấy mấy cô này đèm đẹp, bèn de xe lại, mời lên… cho đi nhờ, haha…

Hơi ngại ngần một lúc, rồi các cô ý cũng lên…

Nhưng chả được tích gì, tiếng Tây Bán Nhà thì ú ớ, hỏi một thì các cô này vô tư giả nhời mười, líu lo mà nhanh như bắn súng, rốt cuộc, chỉ nhe răng ra làm hàng.

Đã mất công cho đi nhờ lại phải mất công nghe nhạc hiệu đoán chương trình, nhe răng ra cho phù hợp tìn huống.

Đi chứng hai chục cây, các cô ấy xuống.

- Gở Rát Xì À (Cám ơn)- các cô ý nói khi bước xuống.

Em luống cuống, cũng: Gờ Rát Xòa.

Chỉ là phản xạ, nhưng cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài vài câu học lỏm. Các cô ý nhoẻn cười, rất tươi. Cho đi nhờ, lúc xuống lại cám ơn, chắc là thoát một cái gì nặng nề lém.

Phương tiện giao thông công cộng không nhiều. Những chiếc xe bus như những con quái vật to đùng, cũ kỹ, chạy bằng dầu, xả khói mù mịt.

Chả ai quan tâm vì đã quen. Người ta xếp hàng dài, nhưng trật tự, nhanh chóng lên xuống xe theo cửa. Xe chạy ra ngoại thành thì cũng bình thường, không khói mấy khi chạy nhanh:


Nhưng trong trung tâm thì nhiều lúc cũng kinh thật.


Taxi thì rất vui mắt, trông như con bọ dừa màu vàng ươm. Ba bánh, ba chỗ, lái ngồi trước, hai ghế khách ngồi sau. Taxi tư nhân, kiểu như HTX, mời chào cũng vui.

- Cây Già Đít Xệ, Xinh Nho Rít Ta (Đường 16, thưa cô) – Em phang câu tiếng bồi đã học thuộc lòng để gọi taxi đến khu có nhiều người Việt.


Cái cô tài xế sáng mắt lên, cười nói bi vô, nói to và dài, dù khách chả hiểu gì. Người Cuba cực nhiệt tình, đặc biệt nếu biết khách là VN. Họ có tình cảm rất đặc biệt, rất quý…

Chạy phành phạch một hồi nghiêng ngả (giảm sóc băng lò so, nên nghiêng như xe LaDalat ở mình), lạng lách ra phết, bỗng xe khự lại, tịt.

Cô này bảo bọn em xuống, móc dưới ghế xe lên một chai nước suối, nước vàng vàng: Xăng! Cổ ấy nói loằng ngoằng gì đó, chắc là thanh minh, rồi đạp nổ cái xoẹt, lại vi vu ngay…

Xe lôi, một thứ xích lô rất phổ biến ở các đô thị Cuba, rất nhiều tại trung tâm La Habana:


Cái này tiện, đỗ cả bến như bến xích lô ở mình, gác chân chờ khách. Cái khó là không biết tiếng, nên khó dùng.

Cao cấp là loại xe ngựa, có nhiều ở trung tâm. Xe rất đẹp, đi rất oai, nhất là những khu vực đông xe.


Phần lớn dân chúng dùng “taxi mù”, loại xe cổ, cũ, nổ to, khói nhiều, chở bao nhiêu người cũng được, chen chúc nhiều khi hơn nêm.

Loại này đi theo lộ trình, đồng giá mỗi lúc quẹo :


Tức là lên xe cứ chạy thẳng là một giá. Nếu xe quẹo vào đường nào (theo lộ trình) là bắt đầu tính giá lên một lần. Nhưng giá cũng khả rẻ, chỉ khoảng vài peso cho mỗi lẫn quẹo…

Ở mỗi ngã tư, có rất nhiều người đứng chờ xe. Xe được chờ nhất là xe “biển xanh”, cứ việc ra hỏi về đâu, nếu cùng đường với mình là nhảy lên chễm chệ. Nếu không thì chờ xe bus, taxi mù…

Cuba là thiên đường của xe cổ và xe cũ. Không ở đâu nhiều như vậy và cổ như vậy. Nhưng người ta có vẻ không bận tâm “độ” mấy, mà chỉ tận dụng những chức năng còn lại của nó.

Những chiếc xe cổ cong đuôi làm taxi:


Hay để trong vườn nhà như một vật bảo tồn bảo tàng:


Những chiếc Zil ba cầu thời Liên Xô cũ nay được dùng như xe chở du khách dạo chơi trong rừng:


Của này hiếm, mấy chú du khách phương Tây cực khoái, lượn lờ xem chán chê, lật cả capô ra ngắm nghía. Còn ngồi trên xe thì khoái chí hò hét liên tục:


Những con đường rừng được giữ nguyên, lầy lội, nghiêng ngả, tạo ra cảm giác mạnh cho du khách:


Xe cũ thì hay hỏng. Bất kể chỗ nào cũng có thể “ngả bàn đèn” ra sửa, kể cả ngay giữa đường, trong khu trung tâm, nơi đông du khách. Dầu mỡ toé loe, đục đẽo rầm rầm. Vô tư đê:


Cái lạ là cái thú. Du khách tại khu trung tâm cũng được xem các cảnh sinh hoạt thật:


Ở trung tâm thì có cái nhà Capitolio này:


Ở khu phố cổ thì có cái nhà thờ này, to và cổ kính nhất La Habana:


Nó có vẻ được làm theo kiểu Tây Bán Nhà. Mặt xiền thì thế thôi, chỉ là làm hàng, theo kiểu õng ẹo lượn lờ. Hai cái tháp hai bên không giống nhau, dù thoạt nhỉn có vẻ rất giống.

Kiểu Tây Bán Nhà là quảng trường cứ phải là quây kín như cái sân, chứ không làm theo kiểu Ý Đại Lợi là mở ra ít nhất một phía.

Mà kiểu Tây là phải có hành lang rộng, với hàng cột, mái hiên, che nắng cho nó mát:


Phố cổ là những con đường hẹp với những dãy nhà cũ, không cây cối gì cả, nắng vỡ đẩu lúc trưa. Bóng mát chỉ đổ từ các toà nhà:


Khu nhà này nằm trên đại lộ chính của khu phố cổ, trông giống như thời thực dân mới đổ bộ:


Trinidad, một thành phố cổ trên núi, ở miền trung Cuba có cái nhà thờ được coi là cổ nhất:


Và những tháp chuông có lẽ có từ thời trung cổ cũng nên:


Em viết tiếp, để cám ơn Sư Phò nhất tự vi sư, cám ơn phượt.com cho thày trò gặp nhau tại đây, chia sẻ với các bác về Cuba… và còn vì một lý do nữa:

Đúng vào dịp 50 năm Quốc khánh Cuba 1.1.2009 tới, EU sẽ qua mặt Mỹ tháo cấm vận với Cuba. Hòn đảo này sẽ chuyển mạnh hơn sang kinh tế thị trường và bộ mặt xã hội sẽ theo đó mà thay đổi, giống như VN trước đây từng kinh qua…

Những gì nhìn thấy hôm nay rồi sẽ chỉ là kỷ niệm, như các con tem phiếu ở VN trước kia nay chỉ còn thấy trong bảo tàng.

Đây là một cửa hàng Mậu dịch quốc doanh, loại hoành cháng nhất thủ đô:


Vì nó có nhiều hàng hóa nhất, là một bộ mặt của thương nghiệp quốc doanh. Ti nhiên, hàng để đó, nhưng muốn mua vẫn phải có tem phiếu.

Còn đây là cửa hàng kiểu HTX của phường, phục vụ đời sống bà con trong khu phố:


Người Cuba rất nhẫn nại và lạc quan. Ở đâu cũng sẵn sàng ca hát vui tươi, hết mình, cho nó sướng chính mình chứ chả cần phải phục vụ ai cả. Ngồi chờ xe bên lề đường cũng tranh thủ làm một bản:


Cứ có nhạc là rung rinh, nhào ra ngoáy tít mù, cả ở những thôn quê hẻo lánh. Các quán như kiểu quán cafe ở mình, luôn có nhạc sống, phục vụ vô tư, theo yếu cầu hẳn hoi.

Vừa vào quán, người ta thường mời một ly cốc -tay, gọi là cho đỡ mệt khi từ xa tới. Cái ly như thế này:


Uồng nó chua chua, lại hơi hơi ngọt và có chút mùi rượu rum. Đủ loại cốc-tay, mỗi quán mỗi kiểu, nhưng vị nổi nhất là chua. Không phải ngẫu nhiên người ta làm chua, nó rất lợi ở xứ nóng, nắng.

Khách uống gì thì uống, không uống gì mà chỉ dùng miễn phí một ly ấy cũng không sao, ban nhạc vẫn cực nhiệt tình, chu đáo:


Thỉnh thoảng có quán mời mua đĩa CD của chính ban nhạc này, nhưng rất lịch sự, không nài ép. Nhạc hay, vừa nghe sống, lại vừa mua đĩa của họ mang về cũng thích.

Ăn thì nó thế này ạ:


Đơn giản thôi. Thức ăn chính là gạo tẻ nấu với đỗ đen và mỳ (sắn) luộc, một ít thì bò hầm, chanh… Không phải thiếu, mà là món ăn của người ta như vậy.

Quán này là quán xịn xịn. Còn quán cơm bình dân, sinh viên cũng món như vậy, nhưng chất thì kém hơn và chỉ như cơm hộp thôi.


Nhậu thì có 2 loại bia chính, lon. Cristal mầu xanh (như Heineken) là loại cao cấp, nhưng loãng toẹt.
Thông dụng hơn, đậm và thơm hơn là Bocanero, lon, mầu nâu đỏ, rẻ hơn một chút, như SG đỏ vậy.

Nhưng có vẻ ít người uống bia. Phần nhiều người ta uống cốc tai pha rum, rượu quốc lủi… Uống lấy hứng, chỉ cần năm xu rượu là tưng bừng rồi, vì con người vốn lúc nào cũng đã sẵn sàng nhảy nhót.

Nếu đi Cuba, nên đi vào tháng 6. Đó là tháng ăn chơi. Cả một con đường bãi biển bao quanh như Vũng Tàu trở thành một sàn nhảy ngoài trời với đủ các trò ca nhạc nhảy nhót vui tươi, suốt một tháng.

“Đường đi lối lại” mà bác hỏi, em không hiểu lắm ý là gì, nên cứ trả lời đại: Có nhiều đường đến Cuba, có thể từ châu Âu, Pháp, Đức…bay thẳng, hãng Condom (quên, Condor chỉ khoảng 200 US)

Từ Mỹ, Gia Nã Đại… phải qua một nước thứ ba, do không có đường bay thẳng và tránh bị Mỹ cho là “cố ý làm trái”, vào nước đang bị cấm vận. Thường là qua Mexico, Panama, Venezuela, Grenada…

Người có hộ chiếu VN vẫn phải cần visa. Người Mỹ và các nước cấm vận Cuba cũng phải có, nhưng đều là visa rời, không đóng dấu vào hộ chiếu, khi ra thu lại…để giúp xóa dấu vết cho khách.

“Đường đi lối lại” tại La Habana thì không khó lắm, chỉ khó là nói tên đường xong, người ta sẽ hỏi là “nằm giữa đoạn nào?” vì đường dài lại một chiều.

Trên cạc của các doanh nhân ghi địa chỉ và cũng thêm một dòng giải thích “nằm giữa…” như thế.

Cuba giống như hình một con cá sấu đang nhỏm ngồi dậy. Mắt của nó là thủ đô La Habana, nhìn chếch, ngước sang Mỹ. Hôm nào thời tiết tốt có thể nhìn thấy tầu Mỹ ngoài khơi.

La Habana như hai bàn tay xoè ra, một bên phố cổ, bên kia phố mới, nối với nhau bằng một đường hầm qua biển, bên trên là đường bờ biển bọc bê tông, có tên là Malecon (đường bờ biển)

Cuối đường này bên phố cổ là pháo đài chặn ngang:


Trên đó như một bảo tàng về lịch sử thành phố này. Cứ đúng 9h tối mỗi ngày người ta lại cử hành một cái lễ truyền thống: bắn một phát thần công.

Thủ tục rất vui. Có một đội quân ăn mặc kiểu Tây Bán Nhà xưa, người cưỡi ngựa, người chạy huỳnh huỵch, hô hoán, cầm súng, gươm, khiêng đạn, thổi kèn tò te…

Đi diễu một vòng xong, hô ắc ê chán chê, rồi từng động tác theo khẩu lệnh: thông nòng, nạp đạn, đốt lửa, châm đuốc… dài dòng văn tự rồi mới bắn.

Từ pháo đài, thần công chĩa xuống về hướng thành phố, bắn ra một cục đạn giấy, nhưng lửa phụt đến vài mét và kêu to giật mình điếc tai.

Rất đông ngừơi xem mỗi ngày, xong rồi mới đi chơi trên pháo đài, ngắm thành phố trong đêm…

Nguyên gốc của cái thủ tục là thế này: Ngày xưa vùng biển này do các băng cướp biển thống trị. Các băng đảng này đánh nhau vì lợi ích, nhưng phải đoàn kết nhau trong việc cướp các tàu buôn qua đường biển trọng yếu này.

Đâm chém nhau chán, chúng phải tiến tới một thỏa hiệp: băng nào cướp đâu thì cướp, nhưng tối về phải chia chung như công đoàn.

Một thủ tục để báo tin việc chia của bắt đầu, băng nào không đến thì thiệt ráng chịu, chính là việc bắn một phát thần công to đùng, bảo đảm đang ở đâu trong thành phố cũng nghe thấy, không thể cãi là không báo.

Bao nhiêu thế kỷ đi qua, bao nhiêu cái bỏ đi, nhưng cái lệ bắn thần công vẫn giữ. Nhưng nó chẳng còn báo hiệu sẽ chia chác cho cái gì, chỉ là báo vui cho du khách tò mò và dụ lên pháo đài chơi, mua đồ lưu niệm, xem bảo tàng…

Đầy chất Nghệ như Sư Phò thì lồm cái này thế nào được ạ. Em bit nhỉu trường hợp khôn như Sư Phò tính, rốt cuộc dở khóc dở cười. Thay vì giả nhời vứn đề Sư Phò đặt ra, em kể chiện của em, để Sư Phò có cơ tính tiếp:
“Một sáng sớm mai chúng em cùng đi chơi phố…” (lời một bài hát thời trẻ con), bỗng em thấy sao người ta xếp hàng dài quá chừng. Mà chả thấy vẻ sốt ruột, dù đang mặc đồng phục công ty, thậm chí các loại quân phục. Hàng rồng rắn dài phải đến mấy trăm mét.

Hỏi ra mới biết họ xếp hàng mua kem.

Cây kem bé xíu, cái đen thui, cái xanh xanh đỏ đỏ, ngọt lịm kiểu đường hoá học (là sau này em mới nếm thử).

Đi một đoạn nữa, lại thấy xếp hàng chen chúc đông đúc. Cứ nghĩ mình mà chui vào đó, hẳn sẽ được thưởng thức nhiều thứ mùi mẫn:


Hỏi ra mới biết họ xếp hàng mua vé xem phim, mà từ giữa trưa nắng để coi suất buổi tối.

Cái đầu óc “con buôn” của em bỗng nảy ra tà ý: Về rủ bà con sang đây đầu tư! Gì chứ làm cái xe đẩy với ô dù, tủ kem, chắc cũng kiếm ăn qua ngày được.

Biết đâu, lại có ông bạn nào máu, đấu thầu cái rạp chiếu phim, rồi quảng cáo, PR ỳ xèo lên, chả mấy mà thành Vua Xi nê, hốt bạc như bỡn…

Em tin là đầu óc kinh doanh nhanh nhạy như mình thế này, mài mãi, hẳn cũng có ngày nên kim. Hehe, nhìn là thấy ngay mới là thiên tài có mác TT.

Em quay ngoắt ra hỏi các thổ địa, cứ như là một nhà đầu tư tư bản kếch xù:

- Tôi sẽ mua máy làm kem, xây nhà máy kem vĩ đại, tổ chức hệ thống bán lẻ và hệ thống đại lý bán buôn khắp hòn đảo này… được chứ??

- Oh, được, được…

- Thế tôi sẽ thầu rạp xi-nê… OK? Toàn những nhu cầu thiết yếu cả

- Oh, cũng được, tại sao không!

Em mừng quá. Tự dưng thấy mình thông minh đột xuất. Hehe, đang từ một tay du lịch bụi, tác phong đi đứng của em bỗng oai nghiêm lên hẳn, chân bước như duyệt binh, tay thi thoảng chém gió phần phật…

Phen này ông quyết đi buôn kem, không thì làm chủ rạp xi-nê, mặc kệ ai cứ việc lên vũ trụ…

Em bắt đầu đi hỏi han các chi tiết chung quanh dự án đầu tư nước ngoài của mình, từ việc 100% vốn nước ngoài đến các hình thức liên doanh… thậm chí còn nghĩ đến BOT, hốt bạc rồi phượt tiếp.

- Được, nhưng ông phải liên doanh và chỉ được giữ tối đa 49%, phía Cuba sẽ giữ 51%.

Hơi ngần ngừ tý, rồi em cũng “quyết” luôn, theo tinh thần nhanh gọn, làm ăn là phải “quyết” mới là tay cừ.
- Thế ông định đầu tư bao nhiêu?

- Ah, cái này để bàn thêm, vứn đề là xem xét khả năng của đối tác, điều nghiên thị trường…

Là em nói thế thôi, chứ cũng tính cả. Mấy cái thùng kem thì bi nhiêu đâu, về rủ mấy ông cỡ SónTT hay CVN… bán mấy con máy ảnh, ô tô hùn vào cũng đủ… Hoà vốn, có tý lãi sẽ đem tiền đi phượt tiếp…
Nghĩ đến đó, em chợt nhớ ra và hỏi:
- Thế chuyển lãi về nước tôi thế nào?
- Ừm, ừm… đổi ra CUC (loại tiền chuyển đổi) rồi… tuỳ ông, mang đi đâu thì mang.
Nghĩ đến đây em bèn không dám nghĩ nữa và chột luôn ý tưởng đầu tư đang hừng hực.
Cuba có 2 loại tiền. Peso là loại tiền cỏ, trông xâu xấu như đồng riên của Campuchia, chỉ để mua rau, đi bus hoặc mấy thứ lặt vặt đợpc thôi. CUC là loại tiền đo đỏ, đèm đẹp hơn, gọi là tiền chuyển đổi. Nhưng trên thực tế nó chẳng chuyển được đi đâu.

Lãi giả sử kiếm được, sẽ chỉ lòng vòng quay trên hòn đảo, không đổi được và có mang ra ngoài cũng chỉ như đồ kỷ niệm, như một tờ giấy in đèm đẹp.

Mục tiêu phấn đấu của nhà đầu tư bị thui chột ngay từ đầu.

- Này, các ông cứ vui chơi đi, còn làm ăn nửa mùa thì đừng nghĩ làm gì- Một anh bạn thổ địa nói- Đã từng có các Soái ở Nga (kể ra một loạt tên, Nguyễn Gì Ấy, Trần Gì Đó…. em chả nhớ) đến trước lâu rồi, đến nhìều lần rồi, nghiên cứu chán rồi, lắc đầu rồi, về mất dép rồi. Các ông là cái quái gì…

Những khu đất đắc địa mơ không thấy, những khu villa bỏ hoang phế, rêu phong, những bãi biển đẹp thôi rồi Lượm ơi, nhưng chẳng thấy bóng dịch vụ nào khai thác.

Những khu phố cổ rộng lớn, kẻ ô bàn cờ, chưa thấy bóng đầu tư và bàn tay chăm sóc, cứ sắc sắc không không thế này:


Chả phải của mình cũng thấy sót ruột cho bạn Cuba.

Các bác thợ ảnh ở trung tâm thành phố:


Bác thợ thủ công trong xưởng gốm nhỏ:


Bác nông dân ở ngoại thành:


Bác công nhân xưởng in với công nghệ chắc có từ những năm 40 thế kỷ trước:


Họ nhẫn nại, bình dị và hạnh phúc với niềm vui của mình như cô dâu trước lúc về nhà chồng:


Có thể với sự chuẩn bị còn lúng túng.
Nhưng hẳn đều là niềm vui chung:


Cuba có hệ thống giáo dục, y tế, giao thông, dịch vụ công cộng được thừa nhận vào loại ưu việt và được nhà nước bao cấp. Dân chả phải lo, cũng chả phải nghĩ làm gì cho mệt, cứ vui thôi.

Cứ thử gạt được những nỗi lo ấy, con người cũng nhẹ bẫng đi ấy chứ.

Hịhị, Sư Phò vưỡn chỉ là Sư Phò chộp ảnh thui, chưa chộp được nhà đâu. Chộm được thì nhìu thằng đã chộp dồi.

Em giả nhời nhanh cho Sư Phò nè: Nếu Sư Phò lấy cô vợ Cuba, chánh quyền sẽ giúp ngay và ô tô ma tích sau một thời gian ngắn sẽ cấp cho vợ chồng chẻ của Sư Phò một tổ ấm để mà hý hoáy hưởng hạnh phúc…
Đã chưa, cấp nhé, không mất xiền ạ.

Đó sẽ là một căn hộ nào đó, hai phòng nhỏ chả hạn, trong một khu chung cư hộp nào đó, thường là thiết kế theo kiểu Liên Xô cũ, với tiêu chuẩn chất lượng GOST những năm 70, ở trên tầng cao thứ bao nhiêu nào đó…

Không sao.

Nhưng Sư Phò sẽ chỉ có quyền sử dụng thui, không phải quyền sở hữu.

Không sao.

Nhưng Sư Phò sẽ không có quyền bán (sang, nhượng…) nó như kiểu VN, nhà chao cháo múc lấy xiền bỏ túi.

Nếu thich ở chỗ khác cho nó đàng hoàng hơn to đẹp hơn, Sư Phò phải đi tìm được chỗ đó, thỏa thuận được với chủ nhà đó, rồi tay trong tay cùng dắt díu nhau ra chính quyền xin… đổi.

Tức nhiên Sư Phò phải các thêm xiền để ra chỗ rộng hơn chả hạn, nhưng chánh thức trên giấy tờ là đổi ngang. Còn cái xiền “cạc” thêm kia phải tự biết campuchia sao đó cho nó ổn.

Vì ai cũng có quyền có nhà, và trên thực tế có nhà hoặc sẽ có nhà như vợ chồng chẻ của Sư Phò, nên không ai mua nhà làm gì.

Mà xiền ở đâu ra để mua nhà hử? (câu hỏi này mới khó giả nhời à nha).

Rất nhiều nhà bỏ hoang tàn, nhưng đó là nhà của những ngưồi đã ra đi làm Cu Kiều vạn dặm ở đâu đó zồi.
Nhà hoang, cứ khóa cửa để đấy, chục năm sau về thăm, khóa rỉ rơi ra cũng vậy, bụi có cả lớp, mạng nhện có giăng kín cũng không ai đụng tới. Chánh quyền cũng không có nhu cầu “mượn” làm gì cả.

Không được mua bán nhà cửa đất đai, nên nhà có cũng như không. Cô vợ chẻ bản xứ của Sư Phò đứng tên giấy tờ nhà còn chả có quyền này thì làm sao Sư Phò, như một công dân hạng hai ăn theo vợ (hờ hờ), lại dễ dàng có được?

Nếu được mua bán thì có khi chả còn cái nào cho Sư Phò ngắm như bi giờ đâu ạ

Thôi thì, trong cái rủi cũng còn có cái may. Ít nhất cũng còn cái để trầm ngâm ngắm nghía!

Thời gian là tiền bạc, và còn hơn cả như thế. Một lúc nào đó, sống đến 70-80 rồi chả hạn, xiền bạc quanh người sẽ chả có ý nghĩa gì. Lúc ấy, con người có thể chỉ mong đổi xiền lấy thời gian, để quay lại lúc 30-40 tuổi…
Đó có thể là lý do khiến người ta cứ nhao lên vũ trụ với vận tốc lớn theo thuyết tương đối của Einstein để cho người nó chẻ lại, hay là, phượt lung tung để làm mới lại mình.

Đó cũng là một lý do nhiều người muốn đến Cuba, để sống lại với cái thời gian không bao giờ trở lại, một thời gian khó và bình lặng, sống trong những nghịch lý và thuận lý của thời bao cấp, trôi đi mà không cần lo toan, bươn chải…

Người ngòai, nhất là người chưa qua thời bao cấp nhìn vào Cuba thấy là lạ, ngồ ngộ, tò mò. Những người Việt đã kinh qua thời bao cấp, phần hiểu được và thông cảm, phần thích thú nhìn lại và so sánh cảnh của chính mình, nên có cái thú riêng.

Còn người Cuba nhìn những cái mới từ một góc nhỉn hẹp và cổ kính:


Kiến trúc Cuba từng là một trường phái lạ và mạnh, có nhiều nét riêng và cách giải quyết rất độc đáo. Khách sạn Thắng Lợi bên Hồ Tây ở Hà Nội do Cuba giúp xây là một trong những thí dụ kinh điển ấy, từng gây thú vị sửng sốt.

Còn đây là cung đại hội ở La Habana, tương tự như hội trường Ba Đình của ta, nơi diễn ra hầu hết các sự kiện quan trọng của đất nước:


Nó được thiết kế theo giải pháp rất khéo, vừa âm vừa dương, lối dẫn dắt bằng ngôn ngữ kiến trúc rất khéo, lại rất hài hòa với cảnh quan một cách có lý.

Đài tưởng niệm Hose Marti trên quảng trường chính, cũng là lễ đài chào đón các cuộc duyệt binh, mít tinh tuần hành lớn:


Những công trình mang đậm nét riêng của Cuba như vậy khá ít. Chủ yếu là các kiến trúc cổ từ thời Tây:


hay là các kiến trúc mang đậm nét của thời Liên Xô:

hoặc như vầy:


Tượng đài Che ở tỉnh Santa Clara, nơi cách nay vài năm hài cốt ông được đưa về Cuba, để trong nhà tưởng niệm dưới chân tượng đài này:



Có thể nhận thấy tính hoành cháng, tính trọng thể… những đặc trưng của nền điêu khắc và kiến trúc quy hoạch tượng đài rất … LX.

Sự pha trộn, được coi là những nỗ lực vùng vẫy trong cái thế chắp vá hơn là sáng tạo. Có thể hiểu hậu trường của nó: những khó khăn về kinh tế và kỹ thuật cản trở kiến trúc như thế nào:


Cái mới, có thể là sự đục đẽo tận dụng cảnh quan, mầu mè…, không mấy tốn kém. Tại một khu du lịch về “dân tộc học”, người ta đẽo núi để tạo ra hình ảnh ấn tượng mời gọi từ xa:


Nhưng ở đó, chỉ có vài cái kios bán vài cái hàng lưu niệm.

Kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc Cuba lúc này mới chỉ dừng lại ở những nỗ lực, mong muốn bứt phá của con người, chứ chưa tạo ra một môi trường sống, môi trường nghệ thuật cho như bản chất phải có cuả các ngành nghệ thuật này.

Một xã hội bị bao vây, tách với thế giới bên ngoài hàng vài chục năm nay, đương nhiên có nhiều điều lạ lẫm. ĐTDD ở VN bi giờ như đồ chơi, còn ở Cuba vài tháng trước mới bắt đầu cho phép “dùng thí điểm”, làm dân chúng nổi cơn sốt xôn xao, xếp hàng ngắm nghía…

Internet vẫn còn là loại hàng xa xỉ, không phải ai cũng được dùng. Ngoài các cơ quan quan trọng, một số thành phần được phép, trong đó có bác sĩ, được quyền dùng. Lý do bác sĩ được ưu tiên là để nghiên cứu chữa bệnh…

Những cái bình thường thì qúy, những đồ qúy hiếm lại thấy bình thường. Chiếc xe này, nghe nói hãng Ford định mua lại giá nào cũng chơi, nhưng ớ thèm bán. Nó vào loại cổ bà cố luôn:


Máy tay kỹ sư xe hơi Ý Đại Lợi trong đoàn du khách rên xiết xuýt xoa, sấn vào chỉ chỏ vào những bộ phận, những cái mác… nói rằng nó là đồ của thế kỷ bao nhiêu ấy lựng. Em chả hỉu gì về xe với cộ, chỉ biết vậy.
Cái đàn piano này, mấy bà rành đồ cổ người Pháp cứ lăn ra mà soi, chặc lưỡi chành chạch như thạch thùng lên cơn suyễn.

Em chả bit gì về nhạc nhõi, chỉ quan tâm cái bà yểu điệu bôi nước hoa ngạt ngào, hắc khìn khịt, đánh dàn cà tưng chào khách trong căn nhà cổ, nghe nói từ thế kỷ xyz:


Đồ cổ, em cũng ngố như mấy bác Cu. Còn cái này thì em biết, vì nó giống như ở VN thôi:


Trên đường phố, không có bóng quảng cáo, như một tín hiệu cho thấy nền kinh tế không phải là hàng hóa.
Nhưng khắp nơi lại thừa các khẩu hiệu. Và cả những pano đầy khí thế. Thôi, đằng nào bác Ô cũng đã lên, bác Bush sắp về vườn, em “dậu đổ bìm leo” tý, chụp cái pano bên giơ đấm bên rạch mặt này:


Chả mấy ai quan tâm. Cái quan tâm trên đường phố lại là các động tác lạ, bôi son trát phấn làm đẹp cho nhau ngay giữa nơi quan trên trông xuống người ta trông vào:


Vô tư là nét duyên. Nhưng các cô ấy lại không biết đang khơi lên các loại vọng vọng, làm ối người như bị điện giật giật.

Điện, bác Công Tờ Điện nhà ta đừng có mờ nổi máu quen điên tờ tờ:


Sư Phò Uộc Cờ đã giới thiệu sơ Varadero rồi, một nơi ai cũng khuyên đi. Nó là một bãi biển “sân sau” của thủ đô La Habana, có vai trò tương tự như Đồ Sơn đối với Hà Nội hay Vũng Tàu đối với Sài Gòn vậy.

Nếu Cuba là một con cá voi, La Habana là con mắt, thì Varadero là cái tia nước mảnh mai phụt trên đầu cá voi, một tín hiệu vui sống.

Đó là một dải đất rất hẹp và dài, ngóc chéo lên, vươn ra biển:


Chiều rộng của nó, có lẽ chỉ bằng 2-3 con phố, với một con đường như cột sống và những con hẻm xương cá rộng và thoáng.

Trừ một vài khách sạn gần đất liền còn cao, hầu hết chỉ là những cửa hàng 1-2 tầng bán đồ lưu niệm.
Ở đó có một cửa hàng nhỏ mang tên Hà Nội, bán sách và văn phòng phẩm, các cửa hàng khác bán móc khóa, áo phông…

Có cả những mũ bêrê đen kiểu như Chê vẫn đội. Lật ra bên trong, một cái mác nhỏ màu tráng, thô, sơ sài ghi: Made in Vietnam.

Biển cũng giống như ở Phú Quốc hay Bataya ở Thái: cát trắng, mịn. Bờ biển không thoải,mà hơi hụt như ở Nha Trang. Nước hơi mặn và không lạnh lắm, như Cửa Lò.

Nhưng khác ở chỗ biển màu xanh thẫm chen những vệt mầu xanh ngọc, cẩm thạch, màu rỉ đồng… rất thơ mộng:


Bọn em ở cái khách sạn này: Cuatro Palmas (Bốn cây cọ). Giống như các khách sạn khác ở đây, chỉ có khách nước ngoài.


Nhận phòng, người ta đeo vào tay một cái vòng nhựa và mọi thứ trong ấy, cứ việc chìa cái tay ấy ra là … xơi.

Trọn gói: $ 35 /ngày/người, bao gồm:


+ Phòng 3* nhưng các khách sạn 4-5* cũng không hơn như thế. Sạch sẽ thơm tho. Làm phòng sạch đến mức không chỉ lau nhà bằng nước thơm mà còn lật cả giường lên lau gậm giường.

Thật tình em khuyên bà dọn phòng không cần thiết phải như vậy, nhưng bà ấy không nghe, cứ dỡ hết giường ra lau bóng loáng rồi lại xếp giường lại, mà cái đệm thì nặng cực vì rất dày và êm, mọi thứ trắng toát, ủi (là) thẳng đơ…

+ Ăn ba bữa, búp-phê no xôi chán chè, cả rượu vang lẫn bia:


+ Tắm các loại, biển, hồ, bơi đủ kiểu:


+ Vườn mát nhạc hay, đánh cờ uống rượu cả ngày:


+ 2 show diễn thời trang ca nhạc, các em chân dài múa may quay cuồng, xem mỏi mắt. Nhảy vô tư. Được dạy Salsa tận tình (có lớp học, thày cô dạy hẳn hoi).

+ Bar uống 24/24, kính thưa các loại rượu Cuba. Cocktail có cả trăm loại và sẵn sàng làm theo ý khách.
Cái này với em là đáng kinh ngạc nhất và khoái nhất. Cứ việc ngồi uống tỳ tỳ, huýt sáo là có người pha, mang đến tận nơi.

Em còn bày trò bắt pha theo kiểu của mình. Chẳng hạn, lấy rum pha với Coca, nước ngọt địa phương, chanh, cam, đá… sóc tung lên. Cứ chỉ thôi, không cần hiểu, không thích thì mình nhào vào tự làm lấy cho khoái.

Tại bàn có ghế ngồi ngả ngốn, lại có một bác ảo thuật gia phục vụ tận bàn mua vui. Bác này phải nói là đại tài, có thể làm rất nhiều trò đáng phục ngay trước mắt, tại bàn mình.
Cuối cùng, bác ấy bảo:

- One dollard.

Hơi ngơ ngác một tý, em hiểu là bác ấy bảo bo $1, bèn móc ra đưa. Bác ý xua tay xin lỗi rối rít, ra hiệu tới lui. Em phẩy tay, bảo bác ấy lui. Hóa ra bác ý chỉ mượn thôi.

Và trò ấy là xé toạc tờ $1, vo vo rồi xòe ra lại còn nguyên. Em bảo bác ý làm lại. Bác ý đưa cho em 1 cái như cái đũa, ra hiệu rạch. Thì rạch, thế mà nhoằng một cái thế nào, lại còn nguyên.

Bác ý cúi rập đầu chào để đi bàn khác, trả lại $1. Em lại phẩy tay, bảo bo luôn, cười và vỗ tay khen bác ý. Thấy bác ý cũng có vẻ hài lòng ra mặt.

Cái ảnh phòng ăn em bốt ở trên, xin các bác nhìn lại một tý: phòng ăn có cả một ban nhạc sống hẳn hoi, oánh những bản êm dịu, rất … khai vị.


Họ hát rất hay, nhiều khách khoái đến mức nhiều khi ngưng ăn để tập trung nghe nhìn.

Bọn em nổi máu rang hồ, nhờ người hỏi xem sau khi ăn trưa xong, muốn nghe ban nhạc này biểu diễn riêng có được không?

Trả lời: được.

- Nhưng đem ra bãi biển, chỉ đánh riêng cho bọn tôi thôi, không cho khách nào xem ké, được không?

- Được.

- Giá bi nhiêu?

- Tuỳ!

- Tuỳ là tuỳ thế nào?

- Chúng tôi có 8 người, đánh bao lâu cũng được, các ông muốn nghe bài gì đánh bài đó…

- OK. Nhưng sau đó sẽ đưa cho các ông bao nhiêu tiền?

- Thì tuỳ, thông thường … mỗi người $1.

- Hả, $1 cho mỗi người? Đúng không? Tức là 8 người $8 ??

- Đúng rồi!

- Thôi…À…

- Thôi hả?

- Thôi, $10 cho cả nhóm, OK? Cho nó chẵn!

Thế là cả nhóm tươi cười vác đàn luần quần đi theo bọn em. Lòng vòng một lúc, cốt để tìm chỗ riêng cho hai khán giả, nhưng lại muốn gần sát biển cho nó có cả tiếng sóng biển.

Rồi em chỉ đại một mái hiên rộng, kê cái bàn với 2 cái ghế xa lông, đặt chân máy ảnh với cả video, ngả ngốn ra rồi búng tay cái tách:

- Bề Da Mề Mút Chô, pls!


Cả ban nhạc đánh dập dìu, trầm bổng, bè pha hơi bị chuẩn. Giọng cực hay.

(Không biết phượt có cho bốt video clip không thì em bốt cho bà con nghe mấy cái giọng này để thấy cái chất giọng cigar nó hay hơn thuốc lào nhiều).


- Oăn Ta Ra Mê Ra, pls!

Các bác ý nhún nhẩy bập bùng, say sưa như đang bỉu riễn trên Nhà hát Nhớn ý. Còn bọn em, hai thằng, lim dim, gật gù, ra cái điều cũng biết thưởng thức lém.

Nghĩ ra bài nào thì xướng lên bài ý. Rồi cũng tịt vì hết bài để nói cho người ta hiểu, bèn bảo qua một người thông dịch:

- Thôi, các ông thích hát bài nào thì hát, hát đại đi cho nó vui!

- Dân ca Cuba nhé?

- OK, rất tốt – (thế mà mình không nghĩ ra, tệ thật)

Thế là tưng bừng tiếp, sòn sòn sòn đô sòn… cà tưng, cà tưng…Rồi hai khán giả nhảy lên hát chung với ban nhạc, hát lại liên khúc quen thuộc từ Oăn Ta Mê Ra tới Bê Da Mê Mút Chô…

Chơi vui một hồi, em thấy tội các bác này quá, bèn bảo ngưng, thế đủ rồi. Trả tiền, mình thấy hài lòng vì chơi vui, rồi lại thấy thương thương, trong khi các bác nhạc công thấy hả dạ…

$10 đó là số tiền tiêu thêm trong khách sạn này, ngoài số tiền trọn gói ăn ở ngủ nghỉ đã trả.


Có lẽ đó là $10 xứng đáng nhất đã chi từ trước tới nay cho mục đích “nâng cao chất lượng cuộc sống”.

- Oăn Ta Ra Mê Ra, pls!

1 nhận xét:

  1. chắc ai cũng biết đến đường òn hồ chí minh huyền thoại rồi nhỉ
    vietnam motorcycle tour Loop Bike Tours có những tua phượt đến đấy cực kỳ thú vị luôn

    Trả lờiXóa