Trang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Theo dấu chân Yersin

Trước khi cung cấp các thông tin tuyến đường mà Yersin đã đi qua, em giơ tay xung phong kể lược qua thân thế sự nghiệp của Yersin, theo cái chí nhớ và góc nhìn của em ạ Vì em cũng nghiên kíu cái vụ này nhiều nhiều, nên lọan tài liệu, bi giờ chỉ kể theo chí nhớ:

Ông ấy là người Thụy Sĩ gốc Pháp, sinh ngày mấy ở đâu quên gồi . Gặp thời bị vua Pháp đàn áp, cả nhà ông ấy di tản sang Thụy Sĩ, làm Pháp Kiều yêu nước.


Sau này, khi chính quyền Pháp đổi mới, có các chính sách thóang cho Kiều, ông ấy trở lại quốc tịch Pháp, hoặc là làm luôn 2 quốc tịch gì đó. Vì thế, các tài trợ cho các công trình Yersin tại VN sau này đều được Pháp hăng hái giúp.



Học hành xong, ông ấy vào làm cơ quan nhà nước, tại Viện vệ sinh dịch tễ gì đó ở Paris, trở thành chuyên viên vi trùng học, học trò của Pasteur và đồng môn của nhiều nhà bác học danh tiếng khác.



Tuy da ông là hàng thịt, trong vỏ một công chức ngoan hiền, nhưng hồn ông lại là Trương Ba, cuộn máu phượt thứ thiệt.



Bỗng một ngày đẹp giời, ông bỏ cơ quan nhà nước cái tẹt, từ Paris xuống Marseille, một thành phố cảng ở miền Nam, sát với châu Phi.



Không biết ông đi đâu, muốn gì, người ta chỉ tiếc vì coi sự nghiệp tinh vi vi trùng của ông cứ như là gặp phải lối tịt, và cái cơ quan nhà nước nằm giữa thủ đô Paris không phải ai xin vào cũng được, cái biên chế của ông không phải ai xin vào cũng được.



Ngơ ngáo ở Marseille một hồi, ông bỗng lên tàu xuất dương. Ông đăng tên tuyển dụng vào chân y tá trên một con tàu viễn dương của cái công ty hàng hải gi gì quên rồi. Ông ý là bác sĩ xịn, nhưng tàu chỉ có chân y tá, vì vài chục mạng trên tàu chỉ cần thăm khám sơ sơ, cấp mấy viên Xuyên Tâm Liên là đủ.



Chức năng quan trọng nhất mà người ta sợ là ông có quyền cấp giấy đủ sức khỏe để đi tàu viễn dương. Đổi lại, ông được phượt miễn phí.



Và ông sang VN như là tình cờ, vì công ty tàu ấy nó chạy cái tuyến ấy: Marseille – Hải Phòng.



Lên Hải Phòng, ông chuyển sang chạy tuyến Hải Phòng – Malina (Philippines). Nhưng chỉ được vài tháng (hình như 6), tuyến này bị ngưng, do không có hiệu quả kinh tế gì đó.



Ông bèn chuyển qua công ty Volga gì đó (em nhớ cái tên công ty này vì nó giống cái tên con sông Volga ở Nga La Tư), chạy tàu biển tuyến Hải Phòng – Sài Gòn.



Nhưng hồi ấy, không có tàu chạy thẳng như tàu Hoa Sen như bây giờ, mà tòan tàu chợ, ghé lung tung, Thái Bình, Vinh hay là gì đó quên kụ nó gồi. Vì điều quan trọng là nó ghé Nha Trang, Quy Nhơn…



Ở đó, ông nhìn thấy núi Trường Sơn và trong đầu lóe lên khát vọng: không phải phượt đường biển hay đường bộ theo quốc lộ 1A bây giờ, mà phải phượt đường khó, đường núi.



Ông lên âm miu chạy cung này: Từ Nha Trang vào núi Trường Sơn, rồi từ đó tìm đường về Sài Gòn theo hướng tây nam. Thời đó, người ta đi đường biển là chủ yếu, nên phượt đường núi mới là óach.



Một hôm, tàu đến Nha Trang. Ông xin thuyền trưởng nghỉ phép hay gì đó, để đi phượt. Chuyến ấy, con tàu đi tiếp vào Sài Gòn và quay lại Nha Trang trong 10 ngày mà không có bác sĩ.



Trong 10 ngày ngắn ngủi này, ông làm chuyến phượt đầu tiên tại Việt Nam, từ Nha Trang lên Di Linh.



Ông rời tàu với vài hộp thịt bò, mấy thứ đồ khô xin từ thuyền trưởng, và đi Phan Rang theo lời khuyên của ông thuyền trưởng này.



Tại Phan Rang, ông cà kê gặp một cố đạo người Pháp, người mấy năm trước từng phải chạy trốn các cuộc đàn áp của nhà Nguyễn.

Nhưng ông cố đạo này, không còn nhớ cái lúc lên rừng chạy lọan ấy, đã chạy về đâu, nấp ở đâu để cố vấn chỉ đường cho Yersin. Ông khuyên Yersin đi Phan Rí.


Tại đó, một viên chức người Pháp đã giúp ông, cung cấp lương thực, người Việt dẫn đường, ngựa nghẽo và các thứ cần thiết khác…



Sở dĩ ông không đi tiếp được nữa là vì hết phép, phải quay về tàu. Chuyến đi, được coi là thất bại so với khát vọng, nhưng lại là tiền đề qúy báu cho các chuyến sau.



Tổng cộng trong thời gian làm phượt tử tại Việt Nam, Yersin phượt 5 chuyến, theo những tài liệu mà em biết.



Chủ yếu các chuyến này đều nhằm lên Tây Nguyên và xuyên Đông Dương.



Có một số chuyến khác được Yersin ghi lại, nhưng không có bằng chứng rõ ràng là có sự tham gia trực tiếp của ông hay không. 



Những chuyến này, theo Phượt Luật, nhà em không tính điểm.

5 chuyến phượt của Yersin, em tạm đặt tên là “Yersin phượt 1-2-3…” để khỏi lẫn với các rắc rối cung, chặng…


Có rất nhiều chi tiết hay của các chuyến đi. Nhưng đó là phần Hồi ức. Tại đây, em chỉ lược gọn, cốt cùng mọi người đối chiếu các cung đường, tìm ra con đường thật.



1- “Yersin phượt 1”: Nha Trang- Phan Rang- Phan Ri, theo quốc lộ.



Từ Phan Rí theo đường mòn từ làng Kalon ở chân núi qua Ta Ly đến Ta La (vùng phụ cận Djiring, tức Di Linh ngày nay).



Hành trình này gần giống theo bài đăng ở Tuổi Trẻ.



Không còn thời gian đi tiếp, từ Di Linh quay về Phan Thiết, từ đó về Nha Trang bằng ghe và lên tàu đi Quy Nhơn.



Chuyến này xuất phát hôm Chủ nhật 3.8.1891.



2- “Yersin phượt 2”: Từ 28.3.1892 đến 9.6.1892, Yersin từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Daklak đến Stung Treng (Campuchia).



Nghi vấn: Có thể chuyến này Yersin đi theo đường Hòn Giao, lên Hòn Bà, quẹo loanh quanh đâu đó rồi lên Buôn Ma Thuột, Bản Đôn rồi sang Cam ???



3- “Yersin phượt 3”: Đây là chuyến đi dài nhất, hay nhất, quan trọng nhất và có kết quả nhất của Yersin.



Năm 1893: Cuộc khám phá Tây Nguyên kéo dài 7 tháng, với đòan lúc đông nhất lên đến 80 người, đủ ngựa nghẽo và cả voi tháp tùng. Nhiều chi tiết hay được viết trong hồi ức “Bảy tháng nơi xứ Thượng”.



Chuyến này chia làm nhiều chặng:



a) Chặng 1: Ngày 24.2.1893 Yersin rời Sài Gòn đi Biên Hoà, Tân Uyên bằng xe hơi, sau đó thuê thuyền độc mộc đến Trị An, qua Trà Cú.



Từ Trà Cú đi Tánh Linh, đi bộ trong rừng ba giờ. Từ Tánh Linh đi Phan Thiết vòng qua phía Nam rặng núi Ông, đi bộ một ngày rưỡi.

Từ Phan Thiết, đi Nha Trang bằng đường cái quan, sau đó trở lại Phan Rí.


b) Chặng 2: Ngày 8.4.1893, rời Phan Rí đi Tánh Linh, qua làng Kalon-Madai, một làng Chăm nằm ở chân núi, vốn là một địa điểm giao lưu quan trọng giữa vùng núi và vùng xuôi.



Từ Kalon, trèo dốc liên tục đến làng Lao Gouan (một ngày đường).

Ngày 14.4 đoàn rời Lao Gouan tiến về phía Bắc, vượt dòng Da Gnine (tức Da Nhim) đến làng Rioung, nằm gần nhánh thứ hai của sông Đồng Nai là Da Dong (tức Da Dung).


Rioung (có thể là làng Riong Bolieng ngày nay) là một làng Thượng chuyên về nghề rèn,



Ngày 25.4 Yersin đến Ta La, vùng phụ cận Djiring (Di Linh). Cạnh đó là dòng Da Riame, một chi lưu của sông La Ngà.


Đi qua làng Yane xuống thung lũng sông La Ngà, đến làng Droum (có lẽ là làng Kondroum ngày nay).


Men theo hữu ngạn sông La Ngà, vượt sông một lần nữa ở gần Barth Nui (Bác Nui) trở về Tánh Linh.



Trước khi thực hiện chặng ba, từ ngày 22.5 đến 28.5 Yersin khảo sát vùng hữu ngạn sông La Ngà từ Bác Nui đến Cao Cang.



c) Chặng 3:



Ngày 30.5.1893: từ Tánh Linh đi Phan Rang.



Men theo tả ngạn sông La Ngà trở lại Droum. Từ đây, vượt sông La Ngà qua bờ bên phải, đi qua một loạt các làng đều mang tên Tô La, đến Tia Lao, hướng đến núi Tadoum (tức Tadoung).



Ngày 11.6, đến Bross, thung lũng sông Đồng Nai, phía Bắc là ngọn núi Tadoung. “Ngọn núi này nhìn từ xa tựa như một chiếc mũ lớn nhọn đầu đặt trên cao nguyên”.



Từ Tadoung, xuống núi trở lại Rioung. Từ đây đi đến bờ sông Da N’Tâme (tức Da Tam), một chi lưu của sông Da Nhim.



Ngược dòng Da Tam, đến các làng Kréan (gần núi Mnil), Brenne (tức Prenn, gần thác Prenn); sau đó đi về phía Tây-Bắc, bắt đầu leo núi.



Sau gần một giờ leo núi, ra khỏi rừng thông và phát hiện ra cao nguyên Lang Bian.



Lúc này là 15g30 ngày 21.6.1893. Trong nhật ký hành trình, Yersin ghi vắn tắt “3h30: grand plateau dénudé mamelonné” (3g30: cao nguyên lớn trơ trụi, nhấp nhô gò đồi).



Yersin chỉ nghỉ ở đó 15 phút. Lúc 15g45, ông vượt suối Cam Ly đi về phía Tây – Bắc, đến làng Deung vào lúc 17g55.



Sau đó vượt dòng Da Dong (tức Da Dung) và đến 18g15 thì đến làng Dan Dia (Dan Ya) hay Lang Ia (Lang Ya).



Nghỉ đêm tại Dankia, sáng hôm sau Yersin vượt dòng Da Dung trở lại Deũng, đến làng Ankroët.



Rời Lang Bian trở lại Rioung. Từ Rioung qua thung lũng Da Nhim trở về Phan Rang.



Đó là đọan đường Yersin gặp nhiều trục trặc. Lúc đó Yersin mới 30 tuổi, đang phượt mà gặp cướp cũng bỏ phượt đuổi theo chúng cả ngày để đánh nhau với hy vọng bắt sống tên đầu sỏ.



Kết quả: Yersin bị vỡ xương mác chân phải, ngực bị đâm một mũi giáo, nửa ngón cái của bàn tay trái bị chặt đứt.



7 giờ sáng hôm sau, đòan của ông lại lọt vào giữa một đàn voi rừng hung dữ. Yersin suýt bị voi dẵm, trong khi các thành viên khác đã bỏ chạy, còn ông đang bị thương nặng, không chạy được.



Nhưng may thay, vào phút chót, con voi đầu đàn lại bỏ đi.



Ngày 26.6 Yersin được cáng về Phan Rang máu me đầy mình.

Ra Nha Trang chữa trị và nghỉ xả hơi.


d) Chặng 4:



Ngày 8.9 Yersin rời Nha Trang, theo đường cái quan trở lại Phan Rang, trở lại Tánh Linh.



Từ Tánh Linh, ông về Biên Hoà, từ đó về Sài Gòn, kết thúc chuyến phượt quan trọng nhất trong đời, kéo dài bảy tháng.



4- “Yersin Phượt 4”: Từ Nha Trang lên Tây Nguyên, qua Hạ Lào vòng về Đà Nẵng (từ ngày 12.2. đến 7.5.1894).



Từ Nha Trang lên Diom – một làng trên cao nguyên Dran (Đơn Dương).



Từ Diom, đến Dankia, có lẽ theo đường mòn Prenn.


Từ Dankia băng qua cao nguyên Daklak, đi Kontum (có lẽ xuất cảnh qua cửa khẩu Bờ Y ngày nay) đến Attopeu (Hạ Lào)


Từ Attopeu quay lại Việt Nam và kết thúc tại Tourane (Đà Nẵng).

Nghi vấn: Cung này có lẽ phải đi Pakse, Savanakhet rồi mới vòng về Lao Bảo rồi từ đó quay lại Đà Nẵng chăng?


Nếu không, từ Attopeu phải cắt rừng và núi cao, trong đọan khó nhất của Trường Sơn, liệu có khả thi?



5- “Yersin Phượt 5”: Trở lại Lang Biang cùng toàn quyền Doumer tháng 3.1899 và quyết định thành lập Đà Lạt.



Sau khi các chuyến phượt thám hiểm của Yersin được báo cáo, toàn quyền Doumer, dù bận trăm công nghìn việc, vẫn muốn đích thân cùng Yersin phượt một chuyến.



Doumer đi từ Hà Nội đến cửa Nại (Phan Rang) bằng soái hạm Kersaint, Yersin từ Nha Trang dùng ngựa vào Phan Rang tập kết.

Từ điểm tập kết, chuyến phượt này như sau:


Ngày 1: Phan Rang- Krong Pha (đèo Song Pha?). Phương tiện: ngựa. Thành viên: Doumer (và sĩ quan tùy tùng là Langlois), viên công sứ Nha Trang, Yersin và một người Việt dẫn đường.

Nghỉ đêm tại Krong Pha.


Ngày 2: vượt đèo Ngoạn Mục (Bellevue) đến Dran vào khoảng 10 giờ sáng.



Sau đó, đi theo đường đỉnh nối Dran và Đà Lạt (đường này chắc bây giờ là đường đến ngã ba Dran, quẹo phải qua rừng thông Trại Mát về Đà Lạt?), đến nơi vào lúc 10 giờ đêm. Nghỉ đêm tại Đà Lạt.

Ngày 3: Đi Đankia, vùng ngọai ô, cách Đà Lạt chừng 15 km.


Ngày 4: Trở lại Phan Rang. Nghỉ đêm ngay trên bãi biển Ba Ngòi.



Ngày 5: Từ Phan Rang, Doumer trở về Hà Nội bằng đường biển, trên soái hạm Kersaint, còn Yersin trở lại Nha Trang bằng đường bộ.



Chuyến đi này, Doumer muốn đích thân kiểm tra mọi thứ trước khi ra văn bản (Nghị định ngày 1.11.1899) thành lập Đà Lạt.



Doumer mà không đi chuyến này, cứ ngồi văn phòng mà quan liêu ra văn bản thì trạm nghỉ dưỡng đầu tiên chắc là đặt ở Dankia chứ không phải Đà Lạt, dù hai nơi chỉ cách nhau 15 km.



Hẹhẹ, cái ni là phải nhứt trí quan điểm cho nó rõ . Cũng giống như xưa nay tranh cãi rằng phượt vị nghệ thuật phượt hay phượt vị nhân sinh



Bằng chứng:



1- Ông tự đi, ai giúp đến đâu được thì giúp.



2- Khi đến Lang Biang, ông có vẻ hờ hững, ghi vài dòng khô khan, không thấy gì hứng thú. Ông chỉ nghỉ chân ở đó 15 phút, đủ để “ấy” một tý rồi đi ngay.



Sau này, khi Doumer nói cần tìm một nơi đặt trạm nghỉ dưỡng, Yersin mới nhớ lại Lang Biang có đủ các tiêu chuẩn và trình sớ tiến cử.



Tức nhiên, ông cũng có thể tiến cử nhiều chỗ khác đủ tiêu chuẩn ấy (vùng Di Linh, Đức Trọng, Dran…) nhưng Yersin đã tiến cử Đà Lạt.



Trong chuyến phượt 5 tháp tùng Doumer, mọi người cùng phân tích khí hậu thổ nhưỡng, các điều kiện tự nhiên khác, xem xét thêm Dankia… cuối cùng Doumer quyết chọn Đà Lạt.



Túm lại là khi phượt chuyến 1, Yersin không hề có ý định đi tìm cái gì, chỉ đi tìm cảm giác thích thú cho mình, gọi là cái máu.



Các chuyến sau của Yersin có tài trợ và có kèm thêm mục đích là tìm nơi có thể mở đường lên sứ thượng nhằm khai thác tài nguyên.



Trong các sớ tâu bẩm về sau, Yersin khẳng định không thể làm đường dọc theo các triền sông, vì nền đất rất mềm. Nơi được chọn mở đường này là quốc lộ 20 ngày nay.


Yersin lúc đầu 100% “phượt vị nghệ thuật”, vì máu me. Sau này, thể theo yêu cầu của nhà tài chợ, ông mới “phượt vị dân sinh”.


Thế nên, các bác cứ phượt vị nghệ thuật đi, và viết các ghi chép trên này. Biết đâu sau này nhà nước cần quy hoạch chỗ nào đó để làm cái gì đó, các bác có thể sực nhớ ra chỗ nào đó để tiến cử…



Và lịch sử sẽ ghi công các bác, dù cái chỗ ấy, có khi chả muốn đâu, nhưng không thể không dừng lại, dù chỉ 15 phút, để lái một cái hay là ấy một cái mà thui,



Passport của Yersin:


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 932×648.

Nhà của Yersin tại Đà Lạt:

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 864×497.

Nhà của Yersin tại Nha Trang:





Hihị, bác kiểm tra thêm cái lộ trình này nữa nhé. Chí ít ở đây có mấy cái địa danh giống như trong bài.

1 nhận xét:

  1. có ai đa được trãi nghiệm dịch vụ du lịch của vietnam motorbike tour Loop Bike Tours

    Trả lờiXóa